logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/12/2014 lúc 10:58:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ảnh: Christine Jade

Giải Grammy của Mỹ được biết đến là giải thưởng danh giá nhất trong ngành công nghiệp thu âm, tương đương với giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh, giải Emmy trong lĩnh vực truyền hình, và giải Tony trong lĩnh vực sân khấu. Vào tháng 9 năm 2014, một nghệ sĩ đàn tranh của Việt Nam đã được mời trở thành thành viên của hội đồng vòng loại giải Grammy bao gồm 15 nghệ sĩ có chuyên môn về lĩnh vực âm nhạc thế giới và đã hoạt động trong lĩnh vực này nhiều năm. Người nghệ sĩ Việt Nam này không ai khác mà chính là nghệ sĩ Võ Vân Ánh (Vanessa Vo) và VOA Tiếng Việt đã có dịp trò chuyện cùng chị trước đây.


Tải để nghe nghệ sĩ đàn tranh Võ Vân Ánh viết tác phẩm ca ngợi sức mạnh tinh thần người Việt
http://av.voanews.com/cl...496a99b91e1_original.mp3

Quay trở lại với VOA lần này, bên cạnh những buổi biểu diễn thông thường của một nghệ sĩ đàn tranh, nghệ sĩ Vân Ánh cho biết chị đã bắt đầu các chuyến đi giảng dạy về âm nhạc truyền thống Việt Nam tại nhiều trường đại học ở khắp Mỹ như Western Michigan, UC Santa Cruz cùng những buổi hội thảo ở các tiểu bang như Washingon, Massachusetts, Texas, Ohio, Indiana v..v… Chia sẻ về công việc mới giảng dạy của mình, chị nói:

"Khi nói dạy ở các trường đại học thì mọi người sẽ hỏi là chị sẽ dạy gì vì chị làm về nhạc dân tộc Việt Nam mà các cây nhạc cụ dân tộc Việt Nam thì các trường đại học ở Mỹ là không có. Âm nhạc là một phương tiện chị nghĩ rất mạnh để hiểu văn hóa nước khác. Công việc chính của chị giảng dạy ở trường đại học là dạy cho nhạc sĩ tương lai, những sinh viên học sáng tác nhạc nhưng phải sáng tác cho những cây đàn không phải của phương Tây. Khi mình đem cây đàn của mình sang nhạc phương Tây thì mình phải học và hiểu nhạc phương Tây như thế nào, truyền thống lề lối của họ như thế nào để tránh việc râu ông nọ cắm cằm bà kia. Những residency của chị rất vui làm cái đó vì những cái bước nhỏ này thôi, những bạn sinh viên học ở trường đại học, họ có cơ hội làm quen với âm nhạc và văn hóa của người Việt mình, thì mai kia khi tỏa đi khắp nơi, họ đã có chút gì đó thật sự đem văn hóa người Việt mình và chia sẻ với cộng đồng khác khi họ đi.”
UserPostedImage
Nghệ sĩ Vân Ánh biểu diễn trong Liên hoan Đàn tranh Quốc gia. Ảnh: Nguyễn A

Âm nhạc và những nét văn hóa Việt Nam đó đã được nghệ sĩ Vân Ánh truyền tải lại cho các bạn sinh viên một cách chân thực và sâu sắc, bao gồm thế mạnh, thế yếu của cây đàn dân tộc, và thậm chí cả những điều mà theo chị, ngay cả người Việt nhiều khi cũng chưa hiểu hết:

"Chị giới thiệu thể loại âm nhạc khác nhau của VN, từ Bắc Trung Nam, như làn điệu chèo, dân ca quan họ Bắc Ninh, cho đến hò Huế, lý miền Nam, hay tài tử miền nam, nhạc cải lương. Nhưng nếu họ chỉ nghe nhạc không thôi họ sẽ bị mất đi hẳn một phần quan trọng là cái âm nhạc đấy được dùng với mục đích gì, như thế nào. Như bài Trống Cơm rất đơn giản, trống mà lại có cơm, thật chẳng liên quan. Nhưng Trống cơm của người miền Bắc, khi chơi nhạc thì mình phải có thỏa thuận nào đó ở tông giọng nào đó, không phải mạnh ai nấy chơi. Các cụ ngày xưa chẳng bao giờ có ý thức phải lên dây, cũng có ý thức phải thay đổi nhưng không dùng từ lên dây như phương Tây. Nên khi đó nghĩ ra việc nhai cơm cho mềm ra, dính như kẹo cao su, lấy ra một cục gắn vào hai đầu trống, nếu cục cơm to thì tiếng trống trầm xuống, nếu cục nhỏ thì tiếng cao. Cứ thử rồi thêm bớt sao cho vừa giọng người hát thì sẽ xong. Từ đó mới gọi Trống cơm là vì thế. Hay những bài Lý Con Sáo miền nam, lời nhắn nhủ của bài đó không đơn giản là ai mang con sáo sang sông để cho con sáo sổ lồng bay đi. Không phải thế. Lời nhắn nhủ sâu sắc hơn là nếu bạn có gì quý báu trong tay thì phải biết giữ chứ mất rồi ngồi khóc chẳng làm được gì. Đó là nét văn hóa của người Việt mình, nói thì không nói thẳng mà rất sâu. Nếu những điều đó mình không có giải thích thì ngay cả người Việt không để ý không biết được chứ không nói người phương Tây."
UserPostedImage
Ảnh: Jason Lew

Âm nhạc truyền thống của Việt Nam không chỉ vang lên trong những khu giảng đường trước những nhạc sĩ tương lai của một nền âm nhạc phương Tây mà nó còn được tái hiện trên nhiều sân khấu trong các buổi biểu diễn chuyên nghiệp trên khắp Mỹ của nghệ sĩ Vân Ánh. Sau những lần biểu diễn như vậy, chị nói đã có những lần giao lưu với khán giả để lại cho chị nhiều ấn tượng và khiến chị không khỏi xúc động. Một trong những lần như vậy là trong chuyến lưu diễn của chị ở Chicago hồi tháng 9 vừa rồi. Nghệ sĩ Vân Ánh kể lại câu chuyện mà chị được nghe từ một vị khán giả đã nhẫn nại chờ chị nửa tiếng sau buổi biểu diễn và khi các khán giả đã về hết:

"Năm 1968, lúc đó ở bên Mỹ là chính phủ Mỹ cần phải tuyển nhập ngũ, trên 18 tuổi. Những người Mỹ da đen không những thường xuyện được chọn mà còn bắt phải vào quân ngũ tại khi đó cuộc chiến tranh rất tệ rồi. Chồng của cô (vị khán giả nói trên) bị bắt vào quân ngũ. Trước khi đi họ làm đám cưới thì không biết như thế nào. Làm đám cưới xong, trao nhẫn xong, rồi lúc đi thì đến năm 1972 chồng cô tử trận ở Việt Nam nhưng không thấy xác, họ chỉ đem biển tên về thôi."

Nghệ sĩ Vân Ánh nói rằng, người phụ nữ này đã cắt đứt mọi mối liên hệ với Việt Nam sau khi nhận được tin về cái chết của người chồng, ví dụ như từ chối đến nhà hàng hay các tiệm làm móng của người Việt Nam tại Mỹ. Tuy nhiên, sau khoảng 40 năm, người ta lại thấy cô xuất hiện tại một buổi hòa nhạc của một nghệ sĩ Việt Nam:

"Lý do cô đến buổi concert là nhìn thấy trên báo Chicago Tribune là chị sẽ đến và cô ấy muốn thử và xem đó có phải là cách để hàn gắn vết thương không. Đến lúc cô ấy nghe chị giải thích về bài Qua cầu gió bay, cô ấy thấy giống câu chuyện của cô ấy."
UserPostedImage
Ảnh: Jason Lew

Chính nhờ những làn điệu và hiểu được nội dung của ca khúc Qua cầu gió bay rất đỗi Việt Nam đó mà theo lời kể của nghệ sĩ Vân Ánh, vị khán giả này cuối cùng cũng có can đảm đến nói chuyện với chị và thậm chí cám ơn chị. Nghệ sĩ Vân Ánh nói rằng trong những lần biểu diễn ở Mỹ, chị đã gặp nhiều cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam và có rất nhiều người trong số họ đã tới gặp và cám ơn chị, nhưng đây là lần đầu tiên chị nhận được lời cám ơn từ vợ của một cựu chiến binh. Người nghệ sĩ này chia sẻ rằng bởi lẽ thông qua bức thư của chồng cô ấy và âm nhạc của chị, người góa phụ ấy đã có thể hình dung ra cuộc sống của chồng mình ở Việt Nam như thế nào trước khi chết. Nghệ sĩ Vân Ánh nói rằng nhiều khi chị cảm thấy có những điều chị làm rất nhỏ nhưng cũng có thể giúp cả hai bên thấu hiểu nhau hơn.

Trong khi âm nhạc truyền thống của Việt Nam do nghệ sĩ Vân Ánh đem tới cho những khán giả ở Mỹ có thể phần nào hàn gắn vết thương mà người thân của những binh sĩ Mỹ đã tử trận trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam phải chịu, thì cùng lúc đó, với số tiền 40.000 đôla mà tổ chức Asian American for Community Involvements trao tặng, nghệ sĩ Vân Ánh cho biết dự án The Odyssey-từ Việt Nam đến Mỹ (From Vietnam to America), một tác phẩm được viết để ca ngợi sức mạnh tinh thần của người Việt, sẽ được trình diễn vào cuối năm 2015 ở San Francisco. Tác phẩm này của nghệ sĩ Vân Ánh biểu diễn cùng hai nghệ sĩ Mỹ Alex Kelly và PC Munoz, là hai thành viên trong nhóm VA’V Trio mới của chị, sau đó sẽ cũng đến với khán giả ở New York, Houston, và Kennedy Center vào năm 2016. Chia sẻ thêm về dự án này, nghệ sĩ Vân Anh nói:

"Đối với những người dân thường như chúng ta thì cuộc chiến tranh nào đi chăng nữa cũng đem lại những mất mát, tổn thương cho dân thường chứ không có gì tốt đẹp. Chương trình The Odyssey From Vietnam To America thì chị viết về âm nhạc để ca ngợi sức mạnh tinh thần của người Việt mình. Chị rất tự hào sức sống của người Việt mình mạnh như tre. Tại sao nhiều người cũng ví người Việt mình, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam, như cây tre? Tại vì đây là một thứ cây không bao giờ hủy diệt được, có chặt đến tận gốc, đào, cho dù còn sót một chút nó sẽ nhảy sang chỗ khác vẫn mọc lại được. Nó tổn thương cỡ nào đi nữa, gần như sắp chết, mọi người nghĩ nó chết rồi, nhưng mà nó vẫn có hy vọng, sức mạnh nào đó để sống trở lại. Chị thấy sức mạnh của người Việt mình mạnh như thế."

Nghệ sĩ Vân Ánh cho biết thêm rằng nguồn cảm hứng để viết tác phẩm này của chị đó chính là từ chuyến vượt biển của những người Việt Nam:

"The Odyssey From Vietnam to America chủ yếu ca ngợi tinh thần sức mạnh của con người nhưng niềm cảm hứng là câu chuyện từ chuyến vượt biển của những người Việt Nam, làm sao họ có thể tìm được sức mạnh để vượt qua khó khăn, chị nghĩ là khó nhất trong cuộc đời người ta. Khi làm tác phẩm này, chị phải làm rất nhiều nghiên cứu và phỏng vấn nhiều người thì điều chị tìm được để khẳng định suy nghĩ của chị, chị rất vui là: sự yêu thương rất con người của người Việt mình, đó là cái lý do tại sao giúp những người rơi vào trường hợp như thế có thể vượt lên được."

Thành công hiện giờ của nghệ sĩ Vân Ánh có được có lẽ nhờ vào sự ủng hộ từ khán giả, gia đình, và đồng nghiệp. Tiếng đàn của người nghệ sĩ này cũng đã và đang đi vào lòng của nhiều khán giả của mọi lứa tuổi và mọi sắc tộc. Nhưng mục tiêu lớn nhất mà nghệ sĩ Vân Ánh hy vọng làm được đó là:

"Mình muốn làm sao để mai kia người Việt Nam mình đi đâu hay âm thanh của âm nhạc dân tộc Việt Nam cất lên, không quan trọng bạn là ai. Bạn là người Việt thì bạn có thể nói là ôi đó là nhạc cụ, âm nhạc của đất nước tôi, còn nếu đó là người nước ngoài thì họ có thể nói ô, đó là âm nhạc Việt Nam. Đó là điều mà chị muốn làm."
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.