logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/01/2015 lúc 06:49:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Trong những bài ca chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì bản hùng ca hay nhất, được nhiều người hát trong suốt 40 năm qua ở hải ngọai mỗi lần sinh họat cộng đồng là ca khúc Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu, đồng hương hay gọi tắt là bản Cờ Bay Cờ Bay. Ngoài giá trị nghệ thuật của nhạc phẩm còn có một lý do khác là lúc làm lễ thượng kỳ lá cờ vàng ba sọc đỏ, sau khi hát bản quốc ca “Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi” , nhìn thấy lá cờ vàng thân yêu tung bay phất phới, thì lòng người phấn khởi cất lên bản Cờ Bay Cờ Bay.
Xin ghi lại lời ca như sau:

“Cờ bay. Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu

Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu

Cờ bay. Cờ bay tung trời ta về với quê hương

Từng ngóng đợi quân ta tiến về

Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quì hôn đất thân yêu

Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng

Hồi sinh rồi này mẹ này em

Vui hôm nay qua đêm đen tìm thấy ánh mặt trời

Đi lên. Đi lên trên hoang tàn ta xây dựng ngày mai

Nhà vươn lên người vươn lên

Quân bên dân xây tin yêu đời mới

Đón nhau về, anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà

Sạch bóng thù, đồng hân hoan quân dân vui

Vang câu hát tự do …”

Lịch sử sáng tác của bài hát oai hùng này là khi quân Cộng Sản Bắc Việt đưa quân ào ạt đánh chiếm tỉnh Quảng Trị vào tháng 3 năm 1972 thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm lại vào ngày 16/9/1972 trong một trận đánh được mô tả là rất ác liệt, được ghi vào những chíến công oai hùng của người lính miền Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên Cổ Thành tỉnh Quảng Trị trước sự vui mừng của quân dân Việt Nam Cộng Hòa.

Và chỉ một thời gian ngắn sau đó trên đài phát thanh Sài Gòn vang lên bản hùng ca Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu làm nức lòng mọi người. Không ai biết rõ chính xác tác giả của ca khúc này, chỉ biết là do các nhạc sĩ của Cục Chính Huấn sáng tác.

Thời điểm đó, khỏang năm 1972, 1973, có nhiều bản nhạc hùng ca được viết và được trình bày hợp ca và phổ biến trên đài phát thanh Sài Gòn và đài phát thanh Quân Đội để nhân dân cả nước nghe, và tác giả thuộc Cục Chính Huấn Việt Nam Cộng Hòa.

Sau khi Sài Gòn thất thủ vào tháng 4/1975 thì những người di tản và vuợt biển tạo thành cộng đồng Việt Nam tại hải ngọai và mang theo những bản hùng ca đó. Trên trang mạng có người ghi tên tác giả bản Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu là Lê Kim Hoa, một cái tên rất xa lạ với giới thưởng thức nhạc.

Đối với một bản hùng ca hay như vậy mà tên tác giả hầu như là vô danh vì sau đó không thấy Lê Kim Hoa viết thêm bài nào khác nữa.

Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng năm nay trên 80 tuổi, hiện sống tại Quận Cam tiết lộ rằng Lê Kim Hoa là bút hiệu của Tô Kiều Ngân. Lê Kim Hoa là tên người yêu của thi sĩ họ Tô. Ông đã mất vào 20/10/2012 tại Sài Gòn.

Cách đây hơn mười năm, tình cờ ngồi nói chuyện văn nghệ với nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu (đã mất) đã từng làm việc trong Cục Chính Huấn thì ông cho biết rằng tác giả của bản Cờ Bay là hai người : thi sĩ Tô Kiều Ngân và nhạc sĩ Trương Hòang Xuân.

Nhạc sĩ Trương Hòang Xuân làm việc trong Phòng Văn Nghệ Cục Chiến Tranh Tâm Lý- còn gọi là Cục Chỉnh Huấn. Trong nhóm nhạc sĩ này có Trầm Tử Thiêng, Đỗ Kim Bảng, Ngô Mạnh Thu…

Ca sĩ Mai Hương bảo rất thích bản Cờ Bay Cờ Bay và chị còn nhớ rõ lời ca vì thời đó chị đã hát hợp ca bản này cũng như những bản hùng ca khác trên đài phát thanh Sài Gòn.

Bài hát có nét nhạc tươi sáng, lời ca hùng hồn mà thắm thiết tình cảm. Mấy câu “Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quì hôn đất thân yêu, hồi sinh rồi này mẹ này em... anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, vang câu hát tự do” vẫn là nét đặc biệt của các ca khúc thuộc chế độ Sài Gòn đầy chất nhân bản. Có vẻ như là một bài thơ phổ nhạc hoặc là sự cộng tác của một nhà thơ với một nhạc sĩ, cảm hứng từ một chiến công để viết thành bản hùng ca hay nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và còn lưu truyền bên này hải ngọai.

Đầu năm 2015, trong hòan cảnh đất nước tụt hậu, tham nhũng tràm lan dưới sự cai trị của độc tài Cộng sản Việt Nam thì chính nghĩa của tự do, dân chủ càng ngời sáng với lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay mọi thành phố có đồng hương Việt Nam cư ngụ. Mời quí vị nghe lại bản Cờ Bay Cờ Bay và xin vinh danh tác giả của nhạc phẩm là thi sĩ Tô Kiều Ngân và nhạc sĩ Trương Hòang Xuân.

Trần Chí Phúc / SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.041 giây.