logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/01/2015 lúc 11:03:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trước kia đời sống khó khăn quá nên theo Pháp lệnh Dân số thì mỗi cặp vợ chồng chỉ được có từ một đến hai con. Nói cho ngay, thời tem phiếu, ăn bo bo, khoai lang, khoai mì đó, không cần đặt pháp lệnh ra cũng chẳng ai dám sinh con đàn cháu đống, vì nội chạy gạo đã bở hơi tai, sinh con rồi chẳng cách nào xoay xở để có đủ cái nhét vào miệng cho no.

“Chỉ tiêu” nảy được đưa vào tiêu chuẩn bình bầu thi đua ở các cơ quan hành chánh, các đơn vị thuộc thành phần kinh tế nhà nước… và được chấp hành nghiêm ngặt trong suốt thời gian dài. Nhờ đó mà dân số Việt Nam được giữ ổn định, không ngại bùng nổ khi mà nền kinh tế chưa đáp ứng nổi.

Người đi làm sợ lắm vì nếu lỡ bị “bể kế hoạch” hoặc ráng thêm một “thằng cu” là con đường tương lai bị ách tắc ngay. Nào không được danh hiệu lao động tiên tiến, nào là không được đề bạt lên chức vụ cao hơn với các đặc ân đi cùng, mất tiền thưởng… Chẳng những mọi quyền lợi bị cắt, lại còn bị kiểm điểm lên xuống rồi cứ mang trong lý lịch cái tội… sinh con thứ ba… suốt đời!

Ở các thành phố lớn, do mức sống cao, những cặp vợ chồng “tiên tiến” không đẻ đến lần thứ hai. Họ chỉ sinh một con, rồi tập trung tất cả sức lực, tiền của vào “cô công chúa” hay “chàng hoàng tử” duy nhất đó. Chăm bẵm quý tử không chỉ cha mẹ mà còn hai bên nội ngoại, kể luôn họ hàng nếu là đích tôn. Vấn đề này lại nghiêm trọng ở chỗ nảy thêm chuyện con trai gánh vác việc thờ cúng dòng họ. Đó là tình trạng “thiên tử” con trời rất phổ biến ở Tàu với công thức 4-2-1, tức là bốn ông bà, hai cha mẹ và một cháu. Việt Nam không khác mấy. Rất nhiều trường hợp thanh niên hư hỏng chỉ vì là con một quá được nuông chiều.

Lập trường sinh một con không những ở gia đình công chức mà ngay cả gia đình nghèo. Trước kia người ta sinh con cả đàn cả lũ theo đúng phương châm Trời sinh voi sinh cỏ. Một gia đình dù có năm, bảy con hay cả chục, cả tá vẫn sống được qua ngày, vẫn từ từ lớn lên dù nheo nhóc. Nhưng nay thì khó khăn lắm, đứa trẻ phải được uống sữa, ăn thịt, phải được đi học chính quy và các lớp học thêm. Trên giấy tờ, trẻ em được phổ cập bậc tiểu học nhưng trong thực tế, bước chân vào cổng trường, ngoài sách vở quần áo, phụ huynh còn è cổ đóng vô số tiền và dù xuất thân giàu hay nghèo, để an toàn thì phụ huynh đều phải đưa đón con đi học cho tới hết trung học rất vất vả mất thời gian, chẳng còn nhiều thời gian để cày mấy “job”…

Nếp sống hằng ngày quá căng thẳng, những điều đó khiến họ không đủ can đảm sinh thêm con.
Những gia đình trung lưu khá hơn vẫn nhất định không sinh thêm con. Lý do ngày nay phụ nữ đều ra ngoài đi làm như nam giới. Họ cũng đi học, đi làm, cũng bận rộn tối mắt tối mũi với cả núi công việc chất chồng thử thách, với nhiều cơ hội thăng tiến treo trước mặt nhưng cần bao công sức bỏ ra. Vì thế vợ chồng bận bịu tới nỗi không có thì giờ… sinh đẻ.

Đó là những gia đình mà thu nhập đều cố định dù cao hay thấp. Sau này khi nền kinh tế dễ thở hơn, một số người làm trong ngành buôn bán, kinh doanh, chức vụ cao… có thu nhập khá lại có chiều hướng sinh thêm, ba con hay hơn nữa. Một số chứ không nhiều vì việc sinh con ít đã thành tập quán. Nếu hai con đủ trai và gái, nếp và tẻ thì phần lớn đã mãn nguyện, không muốn sinh nhiều hơn vì người ta cho rằng ngoài vấn đề tiền bạc thì dạy dỗ chu đáo, gần gũi thông cảm cũng là một vấn đề nhức đầu khó chu toàn nếu nhà đông con.

Vả lại mức sống khá nên trẻ không phải đến một ngôi trường bình thường mà nhu cầu ngày càng cao hơn. Phụ huynh muốn con cái học trường quốc tế để thông thạo ngoại ngữ ngay từ nhỏ, đi du học, giải trí không phải ở công viên mà du lịch và mua sắm nay Singapore, mốt châu Âu… Không kể số ít người còn muốn sinh nở ở nước ngoài để đứa bé được mang quốc tịch ngoại quốc. Với một dự định được vẽ ra như thế hẳn nhiên chỉ có thể sinh một hoặc hai con. Xã hội nhiều tệ nạn gây bất an, môi trường học hành, công việc khó khăn nên nhiều người chỉ muốn sinh một con để nuôi, dạy con được toàn vẹn. Họ kêu:
– Nuôi một đứa còn không nổi, sao dám đẻ hai.

Dù sao dần dần người ta cũng nhận thấy sự bấp bênh khi sinh ít con. Tai nạn rình rập đâu đó khiến đứa con hiếm hoi có thể gặp nguy hiểm và khi đó quá muộn để có một đứa con khác. Nên chắc chắn bằng cách sinh dư dả một chút cho đám trẻ có anh chị em chơi với nhau vui vẻ, đồng thời đề phòng rủi ro. Một anh kỹ sư sinh đứa con thứ hai bị ngơ. Coi như chỉ còn một con vì đứa ngơ… không kể! Anh tính toán sinh thêm đứa thứ ba ngoài “kế hoạch” để bảo đảm vẫn… hai con và nhằm sau này khi vợ chồng anh già yếu, hai đứa con khỏe mạnh sẽ giữ nhiệm vụ vừa trông coi cha mẹ già vừa thay cha mẹ, cùng nuôi nấng, chăm sóc đứa ngơ. Chứ trách nhiệm đổ hết lên đầu một đứa thì nặng nề quá, tội nghiệp nó và có khi làm không nổi!

Một phần lớn do hệ thống y tế, dưỡng lão ở Việt Nam chưa tốt, cho nên người già khi cần mọi sự nhờ cậy đều trông vào sợi dây ruột rà. Giống như ở miền quê, miền biển, nông dân, ngư dân những nơi ấy đều sinh rất nhiều con để lấy nhân lực cho việc đồng áng, chài lưới. Không thì biết nhờ vả ai và đâu thể thuê mướn nhân công. Trong khi đó, một số thanh niên thành phố lớn lại muốn duy trì đời sống độc thân tự do hơn là ràng buộc vào các bổn phận gia đình nhiều rắc rối.

Cũng có nhiều lý do khiến người dân không còn ràng buộc lắm về việc phải giữ đúng chỉ tiêu sinh con.
Đó là ngày nay thu nhập cao, tiền thưởng thấp, không đáng kể nên người dân chẳng quan tâm đến mấy vụ khen thưởng thi đua sinh đẻ có kế hoạch nữa. Có trừng phạt bằng cách cắt đi các phần thưởng, các danh hiệu thi đua cũng chẳng ảnh hưởng mấy đến hầu bao mỗi tháng. Thậm chí khỏi cần lên tổ trưởng, phó phòng… làm chi khi so sánh với đứa con quý giá ra đời. Với lại tình trạng sinh con quá chỉ tiêu cũng không bị dè bỉu, vùi dập như trước kia nữa.

Anh diễn viên bỏ túi chục triệu sau khi dự một sự kiện quảng cáo nhãn thời trang. Về nhà, nghe bà vợ công chức than:
– Vừa xét thi đua sáu tháng cuối năm xong. Bị cắt hai trăm ngàn tiền thưởng vì mình có tới ba con.
Anh diễn viên liền lẹ làng móc trong túi ra ngay.
– Bù hai triệu đây để bốn mẹ con đi siêu thị.
Người giàu càng phải đẻ nhiều con để có người san xẻ, giữ gìn của cải. Nhà cửa đất đai nhờ bạn bè, họ hàng đứng tên dùm “phiêu” lắm. Trên nguyên tắc, giấy tờ đứng tên ai thuộc về người đó nên dễ mất như chơi. Rất nhiều Việt kiều, do luật pháp không cho phép đứng tên bất động sản trong nước, đã nhờ anh em đứng tên dùm, cuối cùng mất trắng. Thưa kiện chỉ tổ tốn kém thời gian tiền bạc cùng vô số phiền toái mà cuối cùng vẫn thua trong tức tối.

Ông công chức cao cấp sinh nhiều con để xui xẻo lỡ có ngày bị khui ra hạch hỏi chỉ lĩnh lương cố định nhà nước mà sao lắm nhà thế? Ông sẽ phân bua ngay: Căn hộ chúng cư cao cấp ở miền Bắc là của thằng Hai, khu nhà rường nằm sâu trong rừng miền Trung là thuộc sở hữu con Ba, lâu đài ở miền Tây thuộc về gia đình thằng Tư… Chứ riêng vợ chồng ông già cả sắp về hưu đang ở căn biệt thự thuê của công ty Quản lý nhà có vài trăm ngàn mỗi tháng!

Tuy kiểm soát được vấn đề bùng nổ dân số nhưng dù sao trước tình hình mức sinh giảm hẳn, cũng nảy sinh ra lắm vấn đề.
“Nếu như tại một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên mức sinh còn cao thì tại một số tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, mức sinh đã xuống rất thấp”. Tại các thành phố lớn, phụ nữ “lười” sinh thấy rõ. Tỉ suất sinh của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã xuống thấp, như ở Saigon là 1,3 con; Long An 1,5 con… Các chuyên gia nhận xét mức sinh quá thấp thì mai mốt muốn vực lên sẽ rất khó. Điểu này dẫn tới dân số suy giảm, giảm sút nguồn lao động, dân số bị già đi trong khi người độ tuổi thanh niên lại ít đi. Trong tương lai, số người già sẽ gấp đôi trẻ em, giống như tình hình ở Nhật Bản đang lo ngại, sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội tương lai.

Hiện nay đang có ý kiến thay đổi Pháp lệnh Dân số, tức là nới lỏng quy định để mỗi cặp vợ chồng có thể sinh trên hai con.

Riêng Saigon không dám kêu người dân sinh nhiều vì dân nhập cư khắp nơi đổ về cũng đã mệt lắm khi giáo dục, y tế không đáp ứng nổi, nhưng cũng yêu cầu đừng sinh ít quá hoặc không sinh mà khuyến khích nên “sinh đủ hai con”.

Con số hai đủ rồi, đừng thừa thắng xông lên. Các tấm áp phích treo đầy đường van vỉ: Dù gái hay trai sinh hai là đủ. Bởi còn chịu ảnh hưởng Tàu quá nặng nề về việc nối dõi tông đường, nhất là miền Bắc, nên rất nhiều gia đình cứ cố sinh sao cho lòi ra được một cậu con trai. Sợ trai không yên tâm lắm nên ráng hai trai cho chắc ăn. Bởi vậy, trong khoảng hai mươi năm nữa, Việt Nam sẽ giống Trung Quốc về tình trạng trai thừa gái thiếu. Đàn ông Trung Quốc cuống cuồng đi khắp các nước láng giềng tìm vợ. Còn trai Việt Nam chẳng biết sẽ tìm vợ ở đâu, qua Lào, Campuchia chăng?

Chẳng đợi đến hai mươi năm nữa mà hiện nay, lắm nơi, trai Việt cũng đã ế vợ rồi, nhưng ế vì lý do khác. Xã Đại Hợp, xã Lập Lễ… (Hải Phòng) được gọi là “mảnh đất xuất khẩu cô dâu” vì một xã chỉ mười hai ngàn dân mà có đến chín trăm cô xuất ngoại. Có gia đình có đến ba, bốn cô cùng kéo nhau đi lấy chồng ngoại, trước là Trung Quốc, sau này là Nam Hàn, Đài Loan, Nhật Bản tới mức trong làng chẳng còn bóng dáng gái xuân. Sót vài ba cô nhưng chẳng chàng nào buồn ngắm nghía vì biết trước ngày một ngày hai, cô cũng sẽ bước chân lên máy bay.

Trai làng ế ẩm đến nỗi nhiều người đành chấp nhận sống độc thân suốt đời, người bỏ xứ phiêu bạt, lên tận các buôn làng vùng cao, không phải để kiếm ăn mà là kiếm vợ. Một anh là con trai độc đinh ở độ tuổi 40, chỉ còn nửa tháng làm đám cưới, chẳng ngờ cô dâu bỏ, lên xe hoa với “kẻ chưa gặp quá ba lần” khiến gia đình anh này kéo nhau đi kiện. Xã chịu thua bó tay vì cô gái nọ kết hôn không vi phạm luật pháp thì đâu có gì ngăn cản hay bắt phạt được. Con gái xuất ngoại hết khiến có người lên chức bà vẫn ráng sinh thêm cho nhà bớt vắng.

Cho nên sinh con tùy thích coi vậy mà chẳng đơn giản chút nào.

Saigon cô nương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.