Vào một buổi trưa tháng 3 năm 1975, trong mục tin tức của đài phát thanh Sài Gòn đầy rẫy những tin chiến sự nóng bỏng, có một tin ngắn buồn là nhạc sĩ Anh Việt Thu đã từ trần vì bệnh. Cái tin về tác giả của hai bản hùng ca Trên Đầu Súng và Đường Chúng Ta Đi thường xuyên hát trên làn sóng phát thanh tòan cõi Miền Nam thời đó làm nhiều người thương tiếc, nhưng rồi bị lãng quên mau chóng vì thời cuộc biến đổi, chưa đầy hai tháng sau thì Sài Gòn thất thủ
Chân dung và thủ bút nhạc sĩ Anh Việt Thu vào thập niên 1960
Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Hùynh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê quán tại miền Tây Nam Bộ. Người quen cho biết rằng ông có hai đứa em tên Việt và tên Thu, cho nên lấy bút hiệu là Anh Việt Thu , nghĩa là anh của hai đứa kia.
Theo lời kể của nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng, cùng làm việc chung với nhạc sĩ Anh Việt Thu tại Phòng Văn Nghệ Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị thì ông tốt nghiệp tú tài tòan phần và tốt nghiệp trường quốc gia âm nhạc Sài Gòn nhưng chỉ giữ cấp bậc hạ sĩ trong quân đội. Anh Việt Thu có người anh bà con làm nhà xuất bản và ông đã nhờ Đỗ Kim Bảng dịch cuốn sách từ tiếng Pháp ra tiếng Việt tựa đề Hai Lần Tuổi Hai Mươi. Do đó hai vị nhạc sĩ thường xuyên liên lạc với nhau.
Có thể là không thành công về danh tiếng và tài chánh như các nhạc sĩ khác cho nên Anh Việt Thu có vẻ bất đắc chí, mặc dù tánh tình ông hiền lành. Bằng hữu đến viếng đám tang của ông thấy là gia cảnh rất thanh bạch đơn sơ.
Anh Việt Thu sáng tác cả trăm bản nhạc nhưng chỉ có một số bản nổi tiếng và được hát nhiều lần cho tới hôm nay tại hải ngọai.
Trước hết là bản Dòng An Giang, điệu Valse vui tươi, tả dòng sông Cửu Long chảy ngang qua tỉnh An Giang, Châu Đốc với những nét đẹp tình tự quê hương:
“Ɗòng Ąn Giɑng sông sâu nước biếc, dòng An Giɑng câу xɑnh lá thắm, lã lướt νề quɑ Ƭhất Ѕơn, Ϲhâu Đốc dòng sông uốn quɑnh, soi bóng Ƭiền Giɑng Ϲửu Ļong”.
Đây là một trong ít ca khúc hay nói về địa danh của miền Tây Nam Bộ mà các hội đồng hương các tỉnh Miền Tây vẫn thường đồng ca mỗi lần họp mặt Xuân về. Nghe bài hát Dòng An Giang , khán giả tưởng tượng ra một vùng đồng bằng sông Cửu Long trù phú, thanh bình và thơ mộng:
“ Dòng An Giang đáy nước in sâu.Nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa.Nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô.Nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây mơ màng, ngây thơ. Cô thôn quê đang giặt yếm trên sông,Tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi.Trâu lang thang đôi cò trắng tung bay dập dìu”.
Bản Tám Điệp Khúc nét nhạc buồn, luyến láy âm điệu miền sông nước Tiền Giang Hậu Giang, là một ca khúc lạ nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông:
“Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu. Bàn tay năm ngón mưa sa. Dìu anh trong tiếng thở. Đưa tiễn anh đi vào đời. Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về”.
Bản Người Đi Ngòai Phố, lời và nhạc da diết, điệu Bolero càng làm cho người nghe thấm đẫm nỗi buồn chia ly :
“Thôi chia tay nhau từ đây, nghe nước mắt vây quanh
Biết lỡ yêu đương, sẽ đau thương suốt cả một đời,
Nhưng mấy khi tình đầu, kết thành duyên mong ước
Mấy khi tình đầu, kết trọn mộng đâu em”.
Bản Hai Vì Sao Lạc cũng điệu Bolero nhưng tác giả dùng âm thể trưởng và đặc biệt là không dùng chữ “anh” và “em” mà dùng chữ “ người”. Lời ca bóng bẩy, nét nhạc du dương, nỗi nhớ trở nên mênh mang dìu dịu:
“Người về chiều mưa hay nắng.Sao để khói lam chiều như se chùng màu không gian. Người về giòng sông thương nhớ để bến vắng con đò buồn mong người người hay chăng? Người là vì sao nhỏ bé .Ta mãi ước cho lòng làm bầu trời xanh xanh .Người về lòng ta thương nhớ .Ta khẽ hỏi đưa người hay thầm người đưa ta”
Mùa hè năm 1972 khi Bắc Việt xua quân đánh các mặt trận Quảng Trị, Kontum, Bình Long, chiến tranh trở nên ác liệt hơn thì có một số bản hùng ca được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phổ biến trên đài phát thanh Sài Gòn, đài phát thanh Quân Đội và các đài truyền hình.
Các bản nhạc hùng này rất hay và khích lệ tinh thần quân dân Miền Nam, nhưng lại không nêu tên tác giả. Mọi người chỉ biết đó là các sáng tác của các nhạc sĩ thuộc Phòng Văn Nghệ Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
Riêng nhạc sĩ Anh Việt Thu thì ông công khai phổ biến tên mình trong hai bản Trên Đầu Súng và Đường Chúng Ta Đi. Hai bản hùng ca này, nhất là bản Trên Đầu Súng được phát nhiều lần trên đài phát thanh và học sinh sinh viên cũng thường hát trong những lần hội họp chung với những bản nhạc cộng đồng.
Trên Đầu Súng - Quốc Khanh & Đan Nguyên
VIDEO Lời ca bản Trên Đầu Súng:
“Trên đầu súng quê hương tổ quốc đã vươn mình
Trên lưỡi lê căm hờn hờn căm như triều sóng
Ôi xôn xao chiêng trống hối thúc
Đã giục giã khắp chốn rộn ràng. Ôi lửa thiêng dậy bập bùng
Tay đốt lửa tay vung kiếm. Trên đầu súng xâm lăng. xiềng xích với bạo tàn
Trên lưỡi lê nô lệ cùm gông phải gục ngã
Tay nâng niu cây súng súng thép
Với đạn đồng mới đã lên nòng
Và những loạt đạn đồng vàng
Vun lúa trổ tràn đồng sâu
Điệp khúc:
Cho quê hương ta rạng ngời
Cho yêu thương xanh vời vợi
Cho quê hương ta những đoá tuổi xuân
Để mai đây nghe nắng dậy hoà bình
Ðể ông cha còn[nắm đất phủ mình
Ôi quê hương ta nước Việt….
Nam từ đó dâng lên nhà máy với công trường
Những xí nghiệp ngôi trường nhà thương và hầm mỏ
Ôi bao la thăm thẳm bát ngát
Cánh đồng vàng với lũy tre xanh
Và tiếng ê a đầu làng
Là kinh nguyện cầu cho người gục xuống”
Đường Chúng Ta Đi - Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
VIDEO Lời ca bản Đường Chúng Ta Đi :
“Đường đi khó ... đường đi không khó ...
Không khó vì ngăn sông cách núi
Mà khó vì lòng người ngại núi e sông
Đường chúng ta đi qua bao gian khổ chông gai
Đóa hoa hồng nở trên mỗi bước tới
Giọt mồ hôi, từng giọt máu chảy
Để cho quê hương bom đạn tơi bời
Đồng lúa cháy rạ vàng
Ruộng bỏ hoang cũng nở tươi tốt đơm bông
Anh có nghe trời vào xuân chưa
Đường chúng ta đi hoa tươi cây cỏ rưng rưng
Những cánh rừng dẹp đi hầm hố cũ
Kìa nhà máy ngợp trời bốc khói
Sớm mai tinh sương công trường tấp nập
Thành phố mới rộn ràng
Đường vào Nam, đường ngược ra Bắc thênh thang
Anh có nghe con tàu về xôn xao”
Với nét nhạc dễ nghe và nhịp điệu hùng hồn cùng lời ca đầy chính khí mà thơ mộng, hai bản Trên Đầu Súng và Đường Chúng Ta Đi chinh phục người hát và người nghe từ mọi giới quân, dân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa những năm 1972 cho đến 1975 . Hôm nay tại hải ngọai hai ca khúc này vẫn được hát tại những buổi sinh họat cộng đồng.
Nhắc đến nhạc sĩ Anh Việt Thu, một người từ giã nhân thế ở tuổi ba mươi sáu quả là còn trẻ mà con đường nghệ thuật còn đầy hứa hẹn. Đồng hương miền Tây Nam Bộ nhớ ông với Dòng An Giang, các ca sĩ và dân nghe nhạc mùi Bolero nhớ Hai Vì Sao Lạc và Người Đi Ngòai Phố, kẻ sáng tác nhớ nét luyến láy mùi mẫn của ông với Tám Điệp Khúc. Và khi bàn về những bản hùng ca của Việt Nam Cộng Hòa thì không thể thiếu Trên Đầu Súng và Đường Chúng Ta Đi. Dòng nhạc của Anh Việt Thu đầy đủ nét quê hương, nét tình yêu và nét hùng ca.
Ông mất vào ngày 15/3/1975, chỉ còn khỏang hai tháng nữa là ngày giỗ 40 năm. Viết bài này để tưởng nhớ một nhạc sĩ tài hoa của Miền Nam Việt Nam: Anh Việt Thu.
Trần Chí Phúc / SBTN