logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/01/2015 lúc 10:03:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
VRNs (13.01.2015) – Sài Gòn- Trang Beliefnet.com có tin “nóng” về một người là “thầy dạy đức tin” mà lại bị mất đức tin. Đó là mục sư Ryan Bell, 43 tuổi, đã quyết định sống không cần Thiên Chúa gần 1 năm qua, nguyên nhân là ông nhận thấy Thiên Chúa không hiện hữu. Mục sư này ở Hollywood, thuộc Giáo Hội Adventist (*), hồi tháng 3-2014 ông bị trục xuất vì có quan điểm phóng khoáng về việc truyền chức cho nữ giới và đồng tính. Ông tuyên bố không cần Hội thánh và không tin có Chúa.

UserPostedImage

Ông trả lời phỏng vấn của NPR: “…Tôi cảm thấy như cương vị lãnh đạo Hội thánh và tôi thực sự không còn chút hứng thú nào để tới nhà thờ, tôi chỉ cảm thấy không thích dù đã cố gắng nhiều. Hãy để tôi cho Hội thánh nghỉ ngơi. Khi làm vậy, tôi bắt đầu thắc mắc về chính sự hiện hữu của Thiên Chúa”.

Bell không cầu nguyện, không đọc Kinh Thánh, không nhận thấy Chúa hiện hữu trong cuộc đời mình. Ông cảm thấy tự do và bắt đầu nghiên cứu các tác giả vô thần và các vấn đề liên quan vô thần.

Bell nói rằng có vẻ rất vô lý khi quyết định trả lời phỏng vấn của báo Huffington Post và RNS: “Tôi chỉ nói rằng sự hiện hữu của Thiên Chúa có vẻ như phức tạp và không cần thiết. Thế giới có ý nghĩa nhiều đối với tôi, không cần đặt vấn đề có Chúa hay không”.

Bell giải thích rằng người vô thần hiểu các Kitô hữu quan tâm về sự thật và tìm kiếm sự khôn ngoan, chỉ có một số ít làm ngơ thôi. “Các Kitô hữu không ngu dốt. Trong mỗi nhóm đều có những người dốt, nhưng nếu bạn mở rộng tầm nhìn hơn, bạn sẽ thấy rằng trong lịch sữ, có các Kitô hữu trí thức đã góp công nhiều vào kho kiến thức của loài người”.

TRẦM THIÊN THU

(*) Cơ Đốc Phục Lâm (Seventh-day Adventist) có hai ý nghĩa: [1] Tin Chúa Giêsu sẽ trở lại, [2] Thờ phượng Chúa vào ngày thứ Bảy, còn gọi là ngày Sa-bát. Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm được chính thức thành lập năm 1863 tại Battle Creek, tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nguồn gốc đã có từ nhiều năm trước. Năm 1818, một người đàn ông tên là William Miller nghiên cứu sách Đa-ni-ên tin rằng Chúa Giêsu sẽ tái lâm vào năm 1844. Ông Miller tin vậy và đã rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Năm 1844, số người tin theo lên cả trăm ngàn. Theo dân số Mỹ ngày nay tương đương với một triệu rưỡi người. Sau đó, có nhóm người rút lui, có nhóm còn tồn tại. Một trong những nhóm này thành lập Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm. Ngoài ra, hội thánh địa phương được thành lập ở khắp nơi. Ngay từ đầu, hội thánh tập trung vào ba yếu tố: sức khỏe, giáo dục và truyền đạo (Thể, Trí và Linh).

1. Seventh-day Adventist Church: Tên gọi chính thức của Hội thánh là Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật. Ở đây xin gọi tắt là Cơ Đốc Phục Lâm (CDPL). Nguồn gốc của Hội Thánh bắt nguồn từ phong trào nghiên cứu Kinh Thánh về sự tái lâm của Đức Chúa Giêsu do William Miller (nhà truyền giáo ở Low Hampton, New York) phát động vào năm 1816. Khi đó, hàng trăm ngàn người khắp Bắc Mỹ Châu tin nhận sứ điệp Chúa sẽ phục lâm vào khoảng năm 1833, 1834. Nhưng sau khi William Miller mất và Chúa không tái lâm vào năm 1834, phong trào hoàn toàn tan rã. Một nhóm nhỏ tín đồ tiếp tục tra xem Kinh Thánh, và bền lòng với những gì họ học được. Họ phát triển từ từ, cho đến năm 1863 thì chính thức thành lập Giáo Hội Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật, văn Phòng Toàn Cầu Tổng Hội đặt trụ sở tại Silver Spring, Maryland, USA.

Hội Thánh CDPL giữ niềm tin rằng : Đức Chúa Giêsu sẽ trở lại nhanh chóng (Adventist), và chúng ta đang ở trong thời kỳ cuối cùng. Họ cũng tin rằng Ngày Yên Nghỉ Thánh, ngày của Chúa, ngày an nghỉ để thờ phượng Chúa, là ngày thứ Bảy (Seventh-day) chứ không phải là ngày Chủ nhật. Mọi niềm tin của người CDPL được dựa trên Kinh Thánh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều do Đức Chúa Trời soi dẫn. Tín đồ gìn giữ 10 điều răn của Đức Chúa Trời và lòng tin nơi sự cứu rỗi độc nhất của huyết vô tội Giêsu. Giêsu là trung tâm điểm của yêu thương và giải thoát, là chiếc cầu độc nhất đưa nhân loại trở về cùng Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời. Kinh Thánh là nền tảng của đức tin. Không có sự dạy dỗ nào, từ bất cứ người nào, có thể thay thế được những sự dạy dỗ từ Kinh Thánh.

2. The Seventh Day Adventist Reform Movement (có thể hiểu là Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật Cải cách cho Quân Đội). Tín đồ đạo này là một bộ phận từ Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật. Hội Thánh được hình thành từ những bất đồng về ngày an nghỉ để thờ phượng Chúa (ngày thứ Bảy). Khi quân đội Đức huy động vào năm 1914, các mục sư CDPL ở Đức đều được quyết định trưng binh. Nhằm thích hợp cho các binh lính trong thời gian Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, các vị đã kêu gọi cải cách về Ngày Lễ (ngày thứ 7 là ngày thứ7 của 1 tuần = chủ nhật). Khi đó tuy có đa số binh sĩ nghe theo sự kêu gọi của họ nhưng vẩn có một thiểu số cảm thấy không thể ủng hộ. Có khoảng 4.000 tín đồ The Seventh Day Adventist Reform Movement ở Đức và một vài nước khác ở Châu Âu. Trụ sở chính thức của The Seventh Day Adventist Reform Movement đầu tiên ở Isernhagen, Đức, rồi sau đó ở Brasil, Switzerland. Sau Thế giới Chiến tranh II, trụ sở chính được di chuyển tới Sacramento, California. Năm 1949. văn phòng chuyển đến Roanoke, Virginia. The Seventh Day Adventist Reform Movement có những thành viên ở hơn 100 nước. SDARM là tên viết tắt của Hội.

Như vậy giữa 2 Hội thánh này chỉ khác nhau về quan niệm ngày thứ Bảy (ngày Sa-bát: Ngày Yên Nghỉ Thánh, ngày của Chúa, ngày an nghỉ để thờ phượng Chúa). Seventh-day Adventist church làm lễ vào ngày thứ Bảy và Seventh-day Adventist reform movement làm lễ vào ngày Chủ nhật.


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.