logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/01/2015 lúc 10:45:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

I. Một ngày với tổ bay
Nhiều người cho rằng tiếp viên hàng không là một nghề nhàn hạ với những cô gái xinh đẹp trang điểm kỹ càng và những chàng trai cao ráo, lịch lãm như người mẫu, tươi cười trên máy bay. Sự thực không phải như thế, tiếp viên hàng không là một nghề như mọi nghề khác, cũng phải đối mặt với những thách thức, nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng. Sau đây chúng ta thử đến trụ sở của VietJet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở chính tại số 60A đường Trường Sơn quận Tân Bình, trong khu vực phi cảng Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn, hoặc chi nhánh tại khu vực Nội Bài ở Hà Nội, để tham dự một cuộc briefing (cuộc họp ngắn trước chuyến bay) với một tổ tiếp viên hàng không.

Đi làm trước bình minh
Trong khi tất cả những căn phòng khác ở tòa nhà cao tầng này còn chìm trong bóng tối thì riêng căn phòng dành cho tổ bay đèn điện sáng trưng.

Tiếng những bước chân vội vã, tiếng va-li kéo trượt trên mặt sàn vang lên từ khu vực thang máy. Những Tiếp viên hàng không trong trang phục trẻ trung của VietJet Air dần xuất hiện, gồm mũ chóp, áo sơ-mi đỏ có nơ, dây nịt khá to bản, quần sọc cùng màu nâu với nơ và mũ, trông rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Gương mặt ai cũng được trang điểm, son môi màu đỏ rạng rỡ.

Tổ tiếp viên sắp bay gồm bốn người: Ngọc Thủy (28 tuổi) là tiếp viên trưởng; Bình An (23 tuổi); Song Ngân (25 tuổi); và Thu Thủy (23 tuổi). Bình An cho biết nhà ở mãi tận Bình Chánh nên cô phải dậy từ lúc 4g sáng, còn Song Ngân thì nhà ở bến xe miền Tây nên suốt ba năm nay, kể từ khi vào nghề, ngày nào cô cũng phải dậy từ 3g30 sáng.
Đúng 5g10, sau khi điểm danh các bạn, tiếp viên trưởng Ngọc Thủy bắt đầu loan báo (đều bằng tiếng Anh) thông tin về các chuyến bay của tổ. Cô nói: “Hôm nay chúng mình sẽ bay bốn chuyến: Sài Gòn-Huế; Huế-Sài Gòn; Sài Gòn-Hà Nội; và Hà Nội-Sài Gòn. Tàu 666. Cơ trưởng là Josue Mequias. Cơ phó là Miguel Angel. Số hành khách các chuyến lần lượt là 160, 175, 180 và 182. Giờ cất cánh đầu tiên là 6g45, hạ cánh chuyến cuối cùng là 22g50. Tôi phân công nhiệm vụ: Thu Thủy B4, Bình An B3, Song Ngân B2. Các chuyến Sài Gòn-Huế và Huế-Sài Gòn đường ngắn, không bán phở, hủ tíu, mì gói. Các chuyến Sài Gòn-Hà Nội và Hà Nội-Sài Gòn bán bình thường cho hành khách nào yêu cầu”.
Phần “căng thẳng” nhất trong cuộc họp trước mỗi chuyến bay là ôn lại an toàn bay. Nếu tiếp viên trưởng kiểm tra kiến thức an toàn bay mà tiếp viên nào không trả lời được trôi chảy thì sẽ phải ở lại mặt đất, tiếp viên trưởng sẽ đề nghị cấp trên thay thế ngay bằng tiếp viên khác.

5g25, kết thúc cuộc briefing an toàn bay với sự hiện diện của cơ trưởng và cơ phó – tất cả chỉ diễn ra trong vòng 15 phút – xong, mọi người nhanh chóng ra xe để di chuyển đến sân bay. Cả tổ phải ra máy bay trước giờ cất cánh 30 phút để kiểm tra các trang thiết bị (hệ thống chữa cháy, hộp cứu thương, đèn và các ghế ngồi, nếu có hư hỏng phải báo bộ phận kỹ thuật đến sửa ngay lập tức), chuẩn bị các suất ăn, nước, khăn, v.v…
UserPostedImage
Việc thường ngày trên trời
6g00. Các việc vừa hoàn tất thì cũng là lúc các hành khách bước lên máy bay. Cảnh nhốn nháo, lộn xộn ở trong máy bay khi hàng trăm khách tìm chỗ cất hành lý là hình ảnh quá quen thuộc với các tiếp viên hàng không.
Những cô gái nhanh chóng giúp hành khách đưa hành lý lên ô hành lý, sau đó đi kiểm tra xem hành khách đã cài dây an toàn chưa, nhắc nhở khách tắt điện thoại di động, dựng thẳng lưng ghế ngồi, v.v…

6g15. Sau khi đã ổn định, tiếp viên trưởng đọc lời chào mừng khách. Từ lúc máy bay lăn bánh đến lúc cất cánh chỉ chừng 10-15 phút, tùy theo đường lăn và đường băng dài hay ngắn.

Nếu đường lăn ngắn, tiếp viên phải thực hiện nhanh phần biểu diễn an toàn bay trong vòng bốn phút trước khi cất cánh.

Khi máy bay di chuyển hết đường lăn, ra tới đường băng, tổ tiếp viên phải xong hết mọi thứ để tiếp viên trưởng báo cáo cơ trưởng xin lệnh cất cánh của đài kiểm soát không lưu.

6g45. Máy bay cất cánh. Bán đồ ăn lần thứ nhất xong, tổ tiếp viên tiếp tục bán hàng lưu niệm. Kết thúc hai lần bán hàng, tiếp viên dọn dẹp nhà bếp, đếm lại số hàng hóa đã bán. Rồi cứ 15 phút, họ lại đi kiểm tra khách có tuân thủ các quy định về an toàn bay hay không và cũng là để kịp thời phát hiện hành khách nào có vấn đề về sức khỏe.
7g45. Trong khu vực bếp (thật ra là một khoảng nhỏ hẹp gồm các hộc chứa thức ăn), nhân được vài phút tạm thời thảnh thơi, tiếp viên trưởng Ngọc Thủy tranh thủ ăn sáng. Cô vừa nhờ đồng nghiệp trực khoang máy bay giúp nên phải ăn thật nhanh. Hoàn tất bữa sáng trong vòng mấy phút, cô cẩn thận kiểm tra lại son môi và tô thêm một lần son. Tiếp viên không được phép để màu son môi nhạt.
UserPostedImage
8g10. Máy bay hạ cánh xuống sân bay Phú Bài (Huế). Sau khi vị khách cuối cùng rời khỏi máy bay, tổ tiếp viên sẽ bay tiếp về Sài Gòn lúc 8g40 nên ở lại máy bay.
Không có thời gian nghỉ ngơi, họ chỉ có 30 phút để dọn dẹp vệ sinh trong khoang máy bay; kiểm tra lại đèn, ghế, các trang thiết bị khác rồi nhận và kiểm tra số lượng suất ăn cho chuyến bay sau. Tất cả đều nhịp nhàng răm rắp theo một quy trình đã được tính sẵn từng phút.

“Anh muốn xuống máy bay bây giờ được không?”
Chuyến bay VJ 8689 dự kiến khởi hành lúc 18g10 ngày 5/09/2014, từ sân bay Nội Bài và sẽ đến sân bay Tân Sơn Nhất lúc 20g15.

Nhưng do máy bay từ Phú Quốc đến trễ nên tất cả các chuyến bay sau đều bị delay. VJ 8689 không ngoại lệ. Mãi đến 19g45 hành khách mới được lên máy bay. Lần này là một tổ bay khác do Bảo Phúc làm tiếp viên trưởng.
Vì sân bay Nội Bài đang có công trình xây dựng nên VJ 8689 lại phải đợi thêm 15 phút nữa mới được cất cánh. Nguyên nhân là có hai đường băng thì một đường đang sửa, chỉ còn một đường vừa cất cánh vừa hạ cánh cho các máy bay. Các tiếp viên lại phải tươi cười, đọc loa phát thanh xin lỗi và mong hành khách thông cảm.
Có lẽ ít ai biết đây là chuyến bay thứ ba trong ngày của tổ tiếp viên và khi máy bay bị delay họ cũng rất mệt mỏi. Nhưng tất cả đều ráng tươi cười, niềm nở phục vụ khách.

Bảo Phúc kể, chuyến bay trước đó một ngày, từ Đà Nẵng đi Hà Nội. Sau khi máy bay đóng cửa, cô đang đi kiểm tra xem hành khách đã cài dây an toàn chưa thì một thanh niên bỗng hỏi: “Bây giờ anh xuống máy bay được không? Đợi lâu quá, anh không muốn đi nữa”. Bảo Phúc thoáng bất ngờ trước câu hỏi đó rồi nhỏ nhẹ đáp: “Nếu vì phải chờ đợi mà anh muốn xuống thì em sẽ xin lệnh cơ trưởng và tất cả mọi chi phí anh phải chịu. Ngoài ra, nếu anh xuống, mọi hành khách trên máy bay sẽ rất bất mãn, bởi vì khi anh xuống, cơ trưởng sẽ phải nhờ lực lượng an ninh đưa tất cả các hành khách xuống và lục soát toàn bộ các hành lý có trên máy bay cũng như kiểm tra từng góc kẹt trong máy bay xem có gì đáng nghi hay không. Chuyến bay sẽ bị trễ ít nhất là từ 1 tới 2 tiếng đồng hồ, cực kỳ tốn kém, anh phải bồi thường, xin anh thông cảm”.

Nghe tiếp viên trưởng giải thích, người thanh niên này thay đổi ý định.

II. Bên trong lò đào tạo
Trung tâm đào tạo tiếp viên hàng không tọa lạc trên một khuôn viên rộng lớn ở đường Hồng Hà (quận Tân Bình, Sài Gòn).

Trung tâm có nhiều phòng học. Mỗi phòng dạy một bộ môn khác nhau: phòng dạy cách phục vụ trên máy bay; phòng dạy trang điểm, trang phục; phòng dạy về an toàn bay, v.v… Ðiều thú vị là hầu hết các phòng đều mô phỏng theo trong khoang máy bay. Ngoài ra, trung tâm còn có một khu vực rộng lớn, nơi chứa các mô hình như thật của máy bay Boeing 777, ATR 72, Airbus 320, F70… Ðó chính là nơi để học viên thực hành chữa cháy, cấp cứu, y tế hàng không, hướng dẫn hành khách ra cửa thoát thiểm trong trường hợp khẩn cấp phải rời máy bay, v.v… Tất cả đều dạy bằng tiếng Anh, nên các tiếp viên hàng không phải rất thông thạo tiếng Anh.

Học cách… cười
Các phóng viên được dự một buổi học của tiếp viên hàng không thuộc hãng Vietnam Airlines tại phòng học trang điểm – trang phục trong trung tâm. Phòng học sáng loáng với đèn, với những tấm gương khổ lớn được ốp cả bốn bức tường. Lớp học gồm có 23 thành viên, tất cả đều mặc trang phục: nữ áo dài đỏ màu boọc-đô, nam áo sơ-mi trắng, cà vạt đỏ, quần tây đen, giày tây đen, rất gọn gàng, lịch sự.

Hôm nay, học viên được ba giáo viên Thu Hằng, Phạm Thùy Dương, Nguyễn Phương Hiếu – cũng là các tiếp viên trưởng, tiếp viên phó của Vietnam Airlines – dạy bài “Xây dựng hình ảnh người tiếp viên hàng không”.
Học viên được học rất tỉ mỉ về tác phong của một tiếp viên hàng không, từ cách cười, cách cúi chào khách, cách chắp hai tay, cách biểu hiện của gương mặt, ánh mắt, cách đưa bàn tay ra hướng dẫn khách, cách di chuyển trên máy bay, tư thế nhặt đồ rơi giùm khách, tư thế khi giao tiếp với khách…

Thú vị nhất có lẽ là phần học cách… cười. Giáo viên Thu Hằng giới thiệu ba kiểu cười: cười mỉm, cười tươi, cười bằng ánh mắt. Cô cho biết: “Cười mỉm là cười không hé môi. Cười tươi là cười hở từ 8 đến 16 chiếc răng. Còn cười bằng ánh mắt là nụ cười không hở lợi kết hợp với ánh mắt vui vẻ, có hồn”.

Sau phần lý thuyết ngắn gọn, các học viên phải thực hành ngay với sự giám sát của các giáo viên, sau đó họ được giới thiệu ba kiểu chào ứng với ba kiểu cười: chào gập người 15 độ, chào gập người 30 độ, và chào gập người 45 độ.

Hồng Hạnh, một học viên của Vietnam Airlines, nói: “Trước đây tôi không nghĩ làm tiếp viên hàng không lại phải học nhiều như vậy. Tôi tưởng chỉ cần ăn mặc đẹp, trang điểm lịch sự, cười nói vui vẻ trong khi phục vụ khách là đủ, không ngờ phải học tới ba tháng kể cả thực tập. Cứ học xong môn nào là thi môn nấy, chỉ cần rớt một môn là bị loại nên học căng lắm, ai cũng sợ rớt”.
UserPostedImage
An toàn bay: Thử thách của học viên!
Nhiều tiếp viên hàng không cho biết môn học “đáng sợ” nhất là an toàn bay.
Ðây là môn học rất quan trọng với nhiều nội dung như: học vị trí các thiết bị trên máy bay và cách sử dụng; cách giao tiếp với cơ trưởng, cơ phó khi có tình trạng khẩn cấp; cách nhận biết khi cơ trưởng, cơ phó ra khẩu lệnh, phải biết khẩu lệnh đó thuộc tình trạng gì, phải xử lý như thế nào; cách thoát hiểm khẩn cấp; các trường hợp xảy ra khi đang bay; cách sơ cứu các bệnh thường gặp, cách hỗ trợ bác sĩ dưới mặt đất khi máy bay vừa hạ cánh…

Tiếp viên trưởng Nguyễn Trần Anh Thư cho biết: “Chúng tôi phải học rất nhiều, các thiết bị lại rất nhỏ và nhiều cái na ná với nhau nên dễ nhầm lẫn. Tài liệu dày gần 10 cm, học trong vòng 15 ngày. Cứ hôm nay học, hôm sau kiểm tra nên rất căng thẳng. Ăn cơm chiều xong ai cũng lo ôm sách mà học. Học làm tiếp viên hàng không thấy còn gay cấn hơn cả thi đại học. Ðến cuối khóa, học viên mới được lên máy bay để thực hành. Mà phải thực hành vào các buổi tối, lúc 20g trở đi, vì khi ấy mới có máy bay rảnh nằm trong hangar”.

Cô Hoàng Thu Nga, tiếp viên phó VietJet Air, cho biết: “Học viên được đào tạo dưới mặt đất trong hai tháng rồi được lên máy bay huấn luyện để thực tập trên không khoảng một tháng, sau đó mới được bay chính thức. Số người từ khi vào cho đến khi tốt nghiệp khoảng 50%. Theo thống kê, có khoảng 2% tiếp viên hàng không tự ý xin thôi việc vì lý do sức khỏe, không bay được nữa. Thật ra, sức khỏe là một chuyện nhưng phần khác cũng vì công việc quá vất vả, đi sớm về tối, giờ giấc không ổn định, nhiều người không chịu đựng nổi”.

III. Phía sau những nụ cười
Tiếp viên hàng không rất bận rộn, phải làm việc liên tục mặc dầu trông rất thong dong. Một số tiếp viên hàng không nói rằng vất vả nhất là những chặng bay nội địa ngắn và bay quốc tế đường dài.

Ở trên máy bay, tranh thủ người này làm, người kia ăn thật nhanh bởi vì chỉ có bốn tiếp viên phục vụ hàng trăm hành khách. Hồng Hạnh, nữ tiếp viên hàng không của Jetstar, nói: “Mệt cũng chỉ được ngồi nghỉ vài phút và phải thay phiên nhau. Ngồi nghỉ mở mắt chứ không dám nhắm mắt vì không được phép ngủ gật. Thậm chí không có thời gian đi vệ sinh nữa. Đáp xuống xong, chỉ có 30 phút để chuẩn bị cho chuyến bay sau. Thu dọn vệ sinh vừa xong, khách lên máy bay, đứng đón khách. Cứ vậy từ chuyến đầu tiên cho đến chuyến cuối cùng”.

Một số tiếp viên hàng không cho biết, vất vả nhất là những chặng bay nội địa ngắn như Sài Gòn-Ban Mê Thuột, thời gian bay chỉ có 50 phút thì cất và hạ cánh đã mất 15 phút, chỉ còn lại 35 phút phục vụ với số lượng 184 khách. Khách đói bụng, khát nước, yêu cầu thường xuyên…

Tiếp viên Hồng Hạnh cho hay, đối với những máy bay lớn như A330, B777 có số lượng khách khoảng 350 người thì việc phục vụ phức tạp hơn nhiều, nhất là các chặng bay dài.

Bảo Phúc, tiếp viên trưởng của VietJet Air, nói vui: “Hai điểm đến ‘nổi tiếng’ nhất là Vinh và Hải Phòng. Bay đến hai điểm đó rất cực. Nhiều khách lớn tuổi, nhiều em bé quá nhỏ. Cực hơn nữa là khách hay vứt rác ra lối đi, như vỏ trái cây, giấy, thậm chí là cả tã lót của trẻ con nữa… Thôi thì, tiếp viên hàng không đành đeo găng tay vào mà dọn”.

Tình trạng ấy cũng diễn ra đối với Vietnam Airlines. Tiếp viên Thu Hà kể: “Trước đây các chuyến bay đi Đài Loan hoặc từ Đài Loan về, mình gặp rất nhiều cô dâu Việt thay tã lót cho con rồi vứt ra lối đi. Mình phải dọn rồi xin lỗi hành khách các ghế gần đấy vì… thúi quá, mình chưa kịp phun thuốc khử mùi”.

Lương căn bản của các tiếp viên hàng không vào khoảng từ 6 tới 8 triệu đồng/tháng tùy theo hãng và tùy chức vụ (ví dụ tiếp viên trưởng hay tiếp viên phó chẳng hạn) nhưng được tính thêm tiền phụ trội trong các chuyến bay. Quy định nói chung của các hãng là 3 năm sau khi làm việc mới được có con, và nếu bắt đầu có thai thì phải khai báo, không được phép bay. Lúc đó, chỉ được hưởng lương căn bản từ 6 đến 8 triệu đồng mà thôi, không có tiền phụ trội nào cả. (Cần biết một người làm ô-sin, tức giúp việc nhà, lương tháng cũng khoảng 4 – 5 triệu đồng, vậy lương căn bản của một tiếp viên hàng không 6 – 8 triệu không phải là lớn, nếu không có tiền phụ trội, họ rất khó nuôi con).
Vì đồng lương và vì tình trạng đã “lỡ” theo nghề rồi, khó bỏ được, nhiều khi các tiếp viên hàng không phải nhắm mắt tuân theo các mệnh lệnh rất kỳ cục của ban lãnh đạo công ty. Ví dụ cách đây ít lâu, do muốn cạnh tranh với các hãng khác, ban giám đốc hãng Hàng không VietJet Air đã ra lệnh cho các tiếp viên hàng không mặc bikini thay vì đồng phục và phải múa “sexy” trên máy bay, khiến các hành khách trợn tròn mắt. Ban lãnh đạo hãng bị độc giả trong nước chỉ trích dữ dội và bị Bộ VH-TD-TT kết hợp với ngành Hàng không phạt nặng, bấy giờ cái lệnh kỳ cục đó mới được bãi bỏ.
UserPostedImage
“Bố mày không tắt thì mày làm gì được ông?”
Vũ Ngọc Quyên, cô tiếp viên trưởng xinh đẹp có gương mặt dễ mến kể lại câu chuyện của một năm trước, trong chuyến bay từ Hà Nội vào Sài Gòn.

Máy bay vừa đáp xuống đường băng, Quyên vừa đọc xong lời nhắc nhở: “Vì lý do an toàn, xin quý khách vui lòng không sử dụng điện thoại di động…” thì phát hiện ba vị khách ở hàng ghế đầu, số 1A, 1B, 1C đang gọi điện thoại. Lúc đó, cơ trưởng đang liên lạc với đài kiểm soát không lưu.

Ngọc Quyên bèn đến yêu cầu họ tắt điện thoại. Hai vị khách 1A, 1B nghe theo nhưng vị khách 1C vẫn làm lơ, đổi sang nhắn tin. Quyên nhắc đến lần thứ ba, gã này gắt lên: “Tao tắt rồi, sao mày cứ léo nhéo hoài vậy?”

Trong khi đó màn hình điện thoại di động của anh ta vẫn đang báo hiệu nhắn tin. Quyên lại nhắc nữa. Bất thình lình, gã thanh niên này bèn tháo dây an toàn, đứng phắt dậy, chửi tục: “Đ.mẹ chúng mày, có luật nào cấm tao nhắn tin hay không? Bố mày không tắt thì mày làm gì được ông?”

Ngọc Quyên chưa kịp phản ứng thì người này ném thẳng chiếc điện thoại vào mặt cô. Cô né tránh kịp. Chiếc điện thoại rơi xuống chân ghế, văng ra thành mấy mảnh. Hai vị khách ở ghế 1A, 1B nhặt lên, gắn lại rồi bảo: “Người ta chỉ nhắc vậy chứ có làm gì đâu mà chú chửi người ta như thế?”

Ngọc Quyên kể tiếp: “Lúc đó tôi tức lắm nhưng không nói gì cả vì 30 phút nữa tôi phải bay tiếp. Nếu làm biên bản tôi sẽ phải bỏ lỡ chuyến bay sau nên định bỏ qua”.

“Nhưng nghe tiếng ồn ào, cơ trưởng bật camera, thấy phía ngoài khách đang hùng hổ với tiếp viên, bèn mở cửa, nghiêng đầu hỏi vọng ra: “Chuyện gì vậy?”.

“Tôi báo cáo lại sự việc. Cơ trưởng nghiêm mặt bảo: ‘Không cho phép bỏ qua một hành khách như vậy. Đây là hành vi uy hiếp an toàn bay. Anh ta sẽ lặp lại hành động tương tự với những tiếp viên khác. Cô phải báo với an ninh sân bay’.

Ngọc Quyên kể tiếp, khi lực lượng an ninh lên máy bay, khách đã ra vãn, vị khách kia vẫn còn ở lại chửi tiếp. Lực lượng an ninh phải yêu cầu anh ta im lặng để họ bắt giữ và đưa anh ta xuống sân. Người đại diện của hãng đứng ra thay Quyên xử lý để cô tiếp tục làm công việc trên chuyến bay sau đó.

Quyên kể: “Người đại diện hỏi tôi có tiếp tục chuyến bay được không hay bị ảnh hưởng tâm lý phải nghỉ, tôi nói em quen rồi, không sao đâu”. Cô kết luận: “Làm nghề này thì tức đến mấy cũng phải bình tĩnh, nén giận, tự mình kiềm chế mình”.

Khi Ngọc Quyên chưa được lên làm tiếp viên trưởng (purser), chỉ là tiếp viên bình thường (cabin crew) trong cabin (tức khoang máy bay), trong một chuyến bay cô cũng đã gặp một trường hợp liên quan đến điện thoại.

Cửa máy bay đóng xong, tiếp viên trưởng đã nhắc cài dây an toàn và tắt điện thoại di động rồi nhưng Quyên thấy có hai hành khách vẫn còn nói chuyện điện thoại. Cô đến nhắc nhở. Một người tắt ngay nhưng người ngồi phía sau vẫn thản nhiên nói oang oang.

“Tôi đứng chờ cho anh ta tắt vì không muốn ngắt ngang cuộc gọi khiến anh ta tự ái. Nhưng anh ta nói chuyện lâu quá, máy bay gần cất cánh, bắt buộc tôi phải nhắc lại lần nữa thì anh ta xua tay suỵt suỵt như đuổi ruồi. Tôi nhắc đến lần thứ ba, anh ta chỉ tay vào mặt tôi: “Cái con này! Chúng mày delay 20 phút thì được, tao gọi điện báo cho người nhà thì mày lại cấm. Mày bảo máy bay bay đi tao mới tắt máy!”

Anh ta cứ chửi xa xả. Quyên nén giận, quay đi giúp người khác cất hành lý thì anh ta nhất định không cho đi và gầm lên: “Mày phải ở lại đây giải thích cho tao hiểu. Tụi bay giống như mấy con bán vé số ở ngoài đường chứ hay ho gì mà cũng bày đặt!”

“Bị chửi nặng nề, tôi rất xấu hổ. Đã thế, mấy người đi cùng với anh ta lại bênh vực, la mắng tôi um sùm. Tiếp viên trưởng tới, thấy anh ta và mấy người kia mách là tôi sừng sộ với khách thì bảo tôi xin lỗi, tôi đành xin lỗi nhưng anh ta vẫn chưa vừa lòng: “Cô thấy đó, nó xin lỗi mà như vậy à? Nói nói lí nhí không buồn mở miệng, cái mặt sưng sưng như đĩ bị quỵt tiền mà là xin lỗi cái gì!”

Anh ta cố tình làm ồn ào, bất đắc dĩ tiếp viên trưởng phải mời anh ta vào trong bếp, bảo Quyên đi cùng rồi nhỏ nhẹ phân tích và nói thẳng rằng máy bay sắp bay mà vẫn gọi điện thoại là lỗi tại khách chứ không phải lỗi tại tiếp viên. Anh ta tru tréo: “À, tụi mày bênh nhau hả? Tụi mày là thứ sống nhờ đồng tiền của hành khách mà dám hỗn láo với khách như thế hả?” Tiếp viên trưởng nghiêm mặt: “Yêu cầu anh giữ lịch sự. Nếu anh tiếp tục chửi bới tôi sẽ báo với cơ trưởng mời lực lượng an ninh lên lôi anh xuống, không cho anh đi chuyến này nữa và mọi thiệt hại làm trễ chuyến bay anh phải bồi thường. Tiền bồi thường đó lớn lắm chứ không phải nhỏ”.
Nghe nói tới an ninh phi trường và phải bồi thường rất lớn, anh ta tịt mít không dám ho he gì nữa.

Hành khách đánh nhau trên máy bay!
Một ngày sau khi vợ chồng ông Đ. bà L. mua vé trực tuyến và làm thủ tục đặt chỗ trên chuyến bay Vietnam Airlines 247, sẽ bay vào tối 21/11/2014, khởi hành từ Tân Sơn Nhất đi Hà Nội; cô H., người tình của ông Đ. biết tin, cũng cố ý mua vé và đặt chỗ ngồi cạnh ông Đ. Ông Đ. ngồi giữa, bà L. và cô H. ngồi hai bên, từ đó dẫn tới việc hai người phụ nữ “chiến đấu” với nhau ngay trên máy bay. Ông Đ. can ra và điều đặc biệt là cô H. cứ guốc cao gót mà đập vào đầu người tình, thế mới lạ.

Theo thông tin của Báo Người Lao Động, hiện nay các hãng hàng không nội địa đều cho phép hành khách tự làm thủ tục “web check-in” từ bất cứ thiết bị nào có nối mạng internet và kết nối được với website của Vietnam Airlines. Từ đó, khách có thể tự lựa chọn chỗ ngồi trên chuyến bay, tự in vé hoặc nhận vé qua thư điện tử hoặc thiết bị di động.

Hai vợ chồng ông Đ. bà L. check-in trước, chọn chỗ ngồi cạnh nhau ở hàng ghế 32. Hôm sau, hệ thống điện tử của hãng nhận được thông tin check-in của cô H. Cô chọn chỗ ngồi ở ghế còn lại cũng hàng 32. (Máy bay A321 mỗi hàng có 6 ghế ngồi. Cách lối đi ở giữa, mỗi bên có 3 ghế liền nhau). Ba hành khách này có số ghế bên cạnh nhau: 32D, 32E và 32G. Cô H. ngồi ghế 32D. Ông Đ. ghế giữa 32E. Bà L. ghế trong 32G. Cô H. gây chuyện trước. Hai bên xô xát rồi đứng dậy túm tóc nhau. Ông Đ. can ra. Có lẽ vì tức người tình binh “vợ lớn” nên cô H. vớ lấy chiếc guốc cao gót cứ thế mà đập vào đầu vào mặt ông Đ. Khoang máy bay khoảng đó náo loạn, ai cũng ngạc nhiên, nhất là các hành khách nước ngoài nhưng không ai nói gì cả. Tiếp viên trưởng can ngăn không được, cô bèn báo với cơ trưởng và cơ trưởng bèn gọi an ninh phi trường. (Bất cứ chuyến bay nào một vài nhân viên an ninh cũng luẩn quẩn phía dưới gần cửa máy bay cho đến khi máy bay lăn bánh trên đường băng, vì vậy họ hiện diện rất nhanh).

Khi hai nhân viên an ninh lên thì thấy cô H. vẫn còn đang đánh ông Đ. Họ bèn mời cô lấy hành lý, theo họ rời khỏi máy bay nếu không họ dẽ dùng võ lực dẫn cô đi.
Kết quả, là khi máy bay cất cánh, chỉ có hai vợ chồng ông Đ. đi còn chiếc ghế 32D bỏ trống.

Đoàn Dự ghi chép

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.215 giây.