logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/01/2015 lúc 07:36:54(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Xứ người, “miền đất tạm dung” của chúng ta trong nhiều thập kỷ qua, có lẽ sẽ dần dần trở thành nơi định cư vĩnh viễn của nhiều người, khi quê hương vẫn còn trong tay của nhóm tư bản đỏ, của bè lũ cộng sản và nhất là khi Saigon, EM đã bị đổi tên.
Hoài niệm về những ngày đã từng sống ở quê nhà còn chăng chỉ là những kỷ niệm, những kỷ niệm đã giữ mãi trong lòng , theo ta trong những thăng trầm của đời sống.

Nhìn lại quê cũ, là nỗi buồn sâu kín như lời thơ của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu, và thi bá Vũ Hoàng Chương đã dịch như sau:
“Gần xa chiều xuống đâu quê quán?”
“Đừng dục cơn sầu nữa sóng ơi”

Xin mời quý độc giả của Thời Báo và quý thính giả của Thời Báo Radio, tham dự những cuộc hội thoại với chủ đề “buồn vui đời tỵ nạn”, nơi mà quý vị có thể kể cho mọi người nghe về những vui buồn trong cuộc sống xứ người, những kỷ niệm khi còn ở quê nhà, về một cuộc tình thời trẻ.v.v.Chúng tôi cũng sẽ phát thanh một bài hát của quý vị hay giọng ngâm nếu nhận được bài hát qua CD hay qua internet. Cuộc hội thoại sẽ được phát thanh trên Thời Báo Radio, đăng với hình ảnh trên tuần báo Thời Báo và đăng trên Thời Báo Website.

Qúy vị không cần đến văn phòng Thời Báo. Chúng tôi sẽ phỏng vấn quý vị qua điện thoại. Khi đã nhận lời tham dự, chúng tôi sẽ giúp quý vị chọn chủ đề và sẽ gửi các câu hỏi đến trước, để quý vị chuẩn bị. Một người có thể tham dự nhiều cuộc hội thoại với các chủ đề khác nhau,và ở các thời điểm khác nhau, không cùng một lúc.

Xin quý vị liên lạc với chúng tôi qua email nguyen.suzy@gmail.com hay qua điện thoại 416-925-5746

Từ một thiếu nữ ở miền quê Long Khánh, đến một Director of Pharmacy của Prime HealthCare Servies.

TH (Tuấn Hoàng): Trong cuộc hội thoại kỳ này, chúng tôi có hân hạnh nói chuyện với cô Chirstina Cao, tiến sĩ dược hiện đang làm việc cho hệ thống bệnh viện Prime HealthCare Services. Hệ thống bệnh viện Prime Health Care Services có 29 bệnh viện với trên 30 ngàn nhân viên làm việc ở 9 tiểu bang Hoa Kỳ.

Trụ sở chính của hệ thống bệnh viện này nằm ở thành phố Ontario, tiểu bang California. Cô Christina Cao là một nhân viên cao cấp trong hệ thống bệnh viện Prime HealthCare Services, là một Director of Phamarcy trông coi toàn thể 29 bệnh viện.

Thay mặt cho quý thính giả của Thời Báo Radio, chúng tôi xin thân chào cô Christina Cao.

CC( Christina Cao): Christina Cao xin kính chào tất cả quý vị đang theo dõi Thời Báo Radio ở Canada và trên toàn thế giới.

TH: Xin cô cho biết, cô qua Mỹ năm nào?

CC: Christina qua Mỹ năm 1991, theo diện H.O. vì ba của em là một trung tá thuộc sư đoàn 18 bộ binh. Ba của em cũng là một cựu sinh viên khóa 14 của trường võ bị Đả Lạt, và đã bị tù cải tạo 10 năm.

TH: Cô có những kỷ niệm gì khi còn ở Việt Nam?

CC: Em sinh tháng 2 năm 1975, cho nên ngày mất nước, em mới có 2 tháng. Em là con út, đứa thứ năm trong gia đình. Ba em sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bị việt cộng bắt đi tù cải tạo. Mẹ của em lúc đó mới có 34 tuổi, đã một mình tảo tần nuôi một đàn con nhỏ mà anh lớn nhất của em mới có 8 tuổi.

Nhà của ba má em ở Long Khánh, và em nhớ có lần nhà hàng xóm nấu cám heo, bắt lửa cháy vào vách, cháy lan sang cả nhà em.. gia đình em lại phải gầy dựng lại từ đầu.

Khi ba em được cộng sản chuyển từ trại tù Vĩnh Phú ở Bắc vào trại tù GiaRay ở vùng núi Chứa Chan, tỉnh Long Khánh, lúc đó em mới có 8 tuổi, đã được mẹ đưa đi thăm ba.

Em nhớ phải đi xe đò, và phải đi bộ vào, và mọi người thăm nuôi được đưa vào chờ trong một căn lều.

Em chờ thật lâu thì có một đoàn người đi ra. Mẹ em chỉ một người bảo đó là ba em.. Lần đầu gặp ba em, em rất ngỡ ngàng, nhưng ba em ôm chặt đứa con út vào lòng, làm em rất xúc động.

TH: Cô có những cảm tưởng gì trong những ngày đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ?

CC: Khi máy bay chở gia đình em đến phi trường thành phố Los Angeles, nhìn qua cửa sổ,em thấy quả là một thiên đường. Hồi còn ở Việt Nam, em không thể tưởng tượng là có ngày mà em có thể đến Mỹ. Em cũng tâm nguyện là em sẽ phải ráng học, phải thực hiện ước mơ của mình.

Mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, gia đình em may mắn được một người quen cho tạm trú.. bác này hồi xưa có tiệm sách ở Đà Lạt mà ba em quen. Rồi có những bạn cùng khó 14 võ bị với ba em cũng đến giúp đỡ.

Em cũng nghe ba em nói, khóa 14 võ bị Đà Lạt có rất nhiều vị anh hùng và nhân tài như cố đại tá nhảy dù Nguyễn Đình Bảo, nhà thơ Hà Huyền Chi..

TH: Cô có gặp khó khăn gì trong những ngày đầu bước vào trường học Mỹ?

CC: Lúc em đến Mỹ thì em 17 tuổi, và được cho vào học lớp 9. Các môn khác như toán thì học sinh Việt Nam rất giỏi, nhưng môn Anh văn thì hồi em mới qua, đâu có biết một chữ nào? Nhưng em không chùn bước, ráng học.

Em về nhà mở các chương trình Sesame Street trên đài truyền hình để tập lắng nghe và tập nói. Trong những năm ở trung học, em cũng học được môn vẽ là môn em rất thích, và cũng là môt cách em tập giao tiếp với bạn bè.

Trong hai ba năm đầu em phải ráng hết sức mình, và rồi cũng ra trường.Năm 1994 em theo học trường đại học cộng đồng Moorpark về môn sinh vật học. Năm 1996 em được nhận vô trường đại học California ở Irvine và 3 năm sau em ra trường với bằng cử nhân sinh vật học.

Năm 2000 em được nhận vào trường dược ở đại học Florida ở Gainesville, em ra trường với văn bằng tiến sĩ Dược khoa năm 2004. Em ở lại làm nội trú cho trường thêm 1 năm nữa, trước khi đi làm việc.

Tháng 6 năm 2014, em được thăng chức lên làm giám đốc dược khoa của hệ thống bệnh viện Prime HealthCare Services.

TH: Lý do nào khiến cô đã chọn ngành dược?

CC: Ông ngoại của em hồi xưa có một dược phòng tên là Xuân Vịnh ỏ Hội An. Theo lời mẹ em kể, thì ông ngoại em mất sớm vào những năm 1972 gì đó, và hồi còn sống, ông em cũng muốn có con cháu ngày sau theo ngành dược giống ông.

Em qua đây nhớ lời mẹ kể, nên chọn theo ngành dược. Ngoài ra còn nhiều lý do phụ khác như làm về ngành dược thì kinh tế ổn định, có thời gian lo cho gia đình. Không như các ngành chuyên môn khác như ngành y khoa, vừa học lâu,vừa phải làm nhiều thời gian, vừa phải trực bệnh viện.

TH: Những công việc ở nơi cô làm việc?

CC: Từ tháng 6 năm 2014, khi em được bổ nhiệm vào chức vụ director of pharmacy, thì em rất bận rộn. Ngoài trách nhiệm trông coi các dược phòng của 29 bệnh viện , em có phải đi thanh tra hàng tuần đến các tiểu bang khác, nơi hệ thống Prime HealthCare đang thương thảo mua thêm 17 bệnh viện khác nữa.

Em phải đi xem xét, coi các dược phòng của các bệnh viện này có theo đúng các tiêu chuẩn của FDA và của các tiểu bang.

TH: Ngoài công việc ở sở, cô có những hoạt động đặc biệt thường ngày ?

CC: Phu quân của em cũng có bằng tiến sĩ ngành hóa học và đang dậy ở các trường đại học, trong khi ba đứa con của em còn quá nhỏ: hai đứa con trai, đứa 9 tuổi, đứa 6 tuổi và một đứa con gái mới 14 tháng.

Khi nhận được công việc mới, phải bay đi thanh tra các bệnh viện hàng tuần, em đã phải ngồi xuống với ông xã, để cùng nhau, sắp đặt lại giờ giấc. Anh ấy đã phải dạy ít giờ đi, và nhất là nhờ có sự giúp đỡ của các ông bà nội ngoại, mà em mới có thời giờ cho công việc của bệnh viện.

Những ngày cuối tuần, em không đi làm, nên có thì giờ chăm sóc cho ba đứa con, đưa chúng ra công viên., vào thư viện đọc sách..

TH: Cô có tham dự vào các sinh hoạt trong cộng đồng người Việt?

CC: Nhà em ở cách Little Saigon khoảng 30 phút lái xe.. Hàng năm có các chương trình y tế giúp đỡ những người Việt trong cộng đồng như đo áp huyết, chích ngừa cúm… Em đã cố gắng tham gia các chương trình y tế giúp đỡ những người Việt mà đặc biệt là những người già. Ngoài ra em cũng giúp việc truyền thông các kiến thức cho những em VN sinh ra ở Mỹ không biết nói tiếng Việt.

TH: Cô có lời khuyên gì cho những sinh viên Việt Nam mới bắt đầu bước vào ngưỡng cửa đại học?

CC: Với những kinh nghiệm bản thân, em chỉ dám khuyên là các sinh viên trẻ có những ước mơ gì, thì nên theo đuổi, chọn ngành học mình thích và cố gắng chăm chỉ là sẽ thành công.

TH: Cô có những tâm tình gì muốn gửi đến quý thính giả ở bốn phương, nhất là những thính giả đang lắng nghe đài Thời Báo Radio ở Toronto, Canada?

CC: Em xin cám ơn Thời Báo Radio đã cho em có cơ hội hành huyên với quý thính giả về đời sống và công việc hàng ngày. Xin cám ơn quý vị đã lắng nghe và nhân dịp Xuân về, em xin chúc mọi người trong đại gia đình Việt Nam trên toàn thế giới vạn sự như ý.

TH: Thay mặt quý thính giả của Thời Báo Radio, xin cám ơn cô Christina Cao.

Nguyễn Tuấn Hoàng
Theo Thời Báo
UserPostedImage
Thời đại học
UserPostedImage
Đi công tác
UserPostedImage
Christina Cao với nhac sĩ Trúc Hồ
UserPostedImage
Tranh vẽ của Christina Cao
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.