Cảm giác tội lỗi có thể khiến những cám dỗ trở nên cuốn hút hơn.Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng cảm giác tội lỗi, ví dụ như về chế độ ăn uống hay lối sống thiếu lành mạnh, không
hẳn sẽ giúp cho ta sống khỏe mạnh hơn.
Thay vì khiến chúng ta tránh xa những cám dỗ, nó lại khiến chúng ta lao thẳng vào chúng.
Một trong những lý do, có thể là do cảm giác tội lỗi tạo sự thèm muốn.
Nói theo một cách khác, những tội lỗi thường khiến chúng ta bị cuốn hút, một phần vì chúng ta biết nó không tốt cho mình.
Để chứng minh cho điều này, Kelly Goldsmith, từ Đại học Northwwestern ở Evanston, Illinois, yêu cầu những tình nguyện
viên chơi trò đố chữ.
Họ được yêu cầu hoàn thành những câu với từ 'tội lỗi' hay 'hối hận', trong khi những câu khác chứa những từ trung lập hơn.
Sau đó, họ được yêu cầu điền vào chỗ trống những từ như "EN_ _ _" hay "PL_ _ _ _ _ _".
Những người hoàn thành các câu chứa nội dung về những việc làm sai trái, thường có nhiều khả năng điền vào chỗ trống
thành các từ "ENJOY" (tận hưởng) hay "PLEASURE" (khoái lạc) hơn những từ khác.
Nói theo một cách khác, thay vì hướng suy nghĩ tránh xa khỏi tội lỗi, con người lại nghĩ nhiều hơn về nó.
Quan trọng hơn, Goldsmith cũng ghi nhận rằng những cảm giác này thường tạo sự thích thú.
Khi Goldsmith nhắc nhở các tình nguyện viên về hậu quả của kẹo đối với sức khỏe của họ và cho những người này đọc
sách báo về thể hình, họ lại càng cảm thấy thích thú hơn khi ăn kẹo.
Các chiến dịch vận động về sức khỏe thường có tác dụng ngược lại một cách đáng bất ngờ
Suy nghĩ tích cựcThế nhưng những nghịch lý của cảm giác tội lỗi không dừng tại đó.
Bên cạnh việc lôi cuốn bạn vào những cảm dỗ, cảm giác tội lỗi còn có thể mang lại hiệu ứng tạm gọi là 'thôi mặc kệ nó'.
Hiệu ứng tâm lý này có thể lý giải vì sao bạn không thể chỉ ngưng lại ở một miếng bánh - một khi đã nghĩ mình từng thất bại
trong việc kiềm chế một lần, bạn có thể sẽ ngưng kiềm chế hoàn toàn.
Khi Roeline Kuijer và Jessica Boyce tại Đại học Canterbury ở New Zealand nghiên cứu về thói quen ăn uống, họ nhận ra
những người xem việc ăn chocolate là một thói xấu, ít tin vào khả năng kiềm chế của mình hơn những người gắn việc ăn
chocolate với những thứ tích cực - như ăn mừng.
Họ cũng nhận ra rằng những người cảm thấy tội lỗi khi ăn chocolate, thường khó có khả năng giảm cân hơn những người
nghĩ về chocolate một cách tích cực.
Nói một cách khác, nếu tự tha thứ bản thân dễ dàng hơn một chút vì những thói xấu tạm thời, bạn sẽ dễ phục hồi lối sống
lành mạnh hơn, Goldsmith nói.
"Nếu bạn ăn uống tốt phần lớn thời gian, bạn không phải cảm thấy tội lỗi chỉ vì thưởng thức một cây kem. Hay tận hưởng
cảm giác đó, không sao cả".
Theo BBC