Những dòng đầu tiên của Hiến Chương UNESCO được viết trong thế kỷ 20 cũng là những dòng đầu tiên của Kinh Pháp
Cú được Đức Phật tuyên thuyết hơn 2.500 năm về trước.
Nhà biên khảo Hoang Phong trong bài viết tựa đề “Kinh Pháp Cú và Hiến Chương UNESCO” trên Thư Viện Hoa Sen đã
viết như sau, trích:
“Trong một bài viết ngắn của Michel-Henri Dufour, một học giả người Pháp và cũng là một người tu tập theo Phật Giáo
Theravada, ông đã nêu lên một sự tương đồng khá lý thú giữa ý nghĩa của câu mở đầu trong Hiến Chương của Tổ chức
UNESCO (The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization/Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa
của Liên Hiệp Quốc) với câu thứ nhất trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) ghi lại những lời giảng huấn của Đức Phật:
Tâm thức khởi xướng đưa đến tất cả mọi hiện tượng,
Tất cả mọi hiện tượng đều bị chi phối bởi tâm thức, tạo dựng bởi tâm thức.
Nếu một người nói năng và hành động không tinh khiết,
Thì khổ đau tất sẽ theo mình tương tự như cái bánh xe,
Lăn theo vết chân của con bò kéo xe.
Kinh PHÁP CÚ (DHAMMAPADA)
...
Chiến tranh phát sinh bên trong tâm thức con người.
Vì thế khả năng bảo vệ hòa bình,
cũng phải được vun xới từ bên trong tâm thức con người.
UNESCO
...
Câu mở đầu trong hiến chương của Tổ chức UNESCO trên đây phản ảnh rõ rệt lời dạy thật thâm thúy của Đức Phật qua
câu thứ nhất trong kinh Pháp Cú. Cuộc Thế Chiến thứ II vừa chấm dứt ngày 11 tháng 5 năm 1945, thì ngay sau đó vào
ngày 26 tháng 6, Liên Hiệp Quốc đã được thành lập, và đồng thời chưa đầy bốn tháng sau đó Tổ chức UNESCO cũng đã
được hình thành vào ngày 16 tháng 11. Sự kiện này cho thấy sau khi nhìn lại những gì thật kinh hoàng vừa xảy ra, con
người thời bấy giờ có thể đã bừng tỉnh và nhận thấy sự hung bạo, tham lam và sai lầm đưa đến chiến tranh đã bùng lên từ
bên trong tâm thức của một số người trong một số quốc gia, và đồng thời họ cũng ý thức được rằng việc kiến tạo hòa bình
cũng phải được vun xới từ bên trong tâm thức con người. Thế nhưng sự bừng tỉnh đó cũng đã được Đức Phật nói lên từ
hơn hai ngàn năm trăm năm trước trong câu mở đầu của kinh Pháp Cú.”(ngưng trích - nguồn:
http://thuvienhoasen.org /)
Hiển nhiên là tuyệt vời.
Nếu thế giới sống theo tinh thần như thế, hòa bình sẽ không có gì là khó vậy.
Hòa bình và ấm no là ước mơ muôn đời của nhân loại, sao mà mãi vẫn khó thay
Cô Tư Sài Gòn