logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/02/2015 lúc 08:56:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Vào ngày 16/02/2015 tới, bộ phim Công binh, Đêm dài Đông Dương (Công Binh, la longue Nuit Indochinoise) được trình chiếu trong khuôn khổ liên hoan phim châu Á thành phố Vesoul lần thứ 21, diễn ra từ ngày 10/02 đến 17/02. Như vậy là sau gần hai năm khai thác, tác phẩm của đạo diễn Lê Lâm tiếp tục thu hút sự chú ý của các liên hoan phim tại Pháp.

Ngoài việc trình chiếu bộ phim Công binh, Đêm dài Đông Dương, liên hoan phim châu Á Vesoul còn tổ chức gặp gỡ trao đổi giữa khán giả với nhà đạo diễn. Sự quan tâm của các ban tổ chức liên hoan phim cũng như sự hưởng ứng khá nhiệt tình của khán giả giúp cho bộ phim này có một sức sống ‘’trường kỳ’’ bền bỉ, dù không cần phải quảng cáo rầm rộ như phim chiếu ở rạp. Trước đó, tác phẩm Công binh, Đêm dài Đông Dương từng đoạt giải thưởng tại liên hoan phim quốc tế thành phố Amiens và tại liên hoan phim lịch sử thành phố Pessac.

Năm nay, liên hoan phim châu Á thành phố Vesoul giới thiệu bộ phim Công binh trong khuôn khổ chương trình mang tên là Francophones d’ Asie, chủ yếu là các gương mặt châu Á, định cư lập nghiệp tại Pháp nói riêng, ở nước ngoài nói chung. Chương trình này quan tâm tới các nhà làm phim đến từ các nước Đông Nam Á, ngoài đạo diễn Lê Lâm, người Việt sống ở Pháp, còn có nữ đạo diễn Mattie Do người gốc Lào định cư tại Hoa Kỳ, hay là Davy Chou người gốc Cam Bốt sinh trưởng tại Pháp.

Trong ba nước Đông Nam Á này, khán giả Pháp hầu như không có thông tin về ‘‘điện ảnh’’ Lào. Ngoại trừ một vài bộ phim như Muaxin Khuanmok (Khi sương mù biến mất, phát hành năm 1962), Sao Namchay Saravan (Trái tim thôn nữ Saravane, năm 1969) hoặc là Chomdoi Sua (Hổ trên đỉnh núi, năm 1971), không ai có thể xác định được có bao nhiêu bộ phim đã được sản xuất tại Lào trước năm 1975. Một trong những bộ phim truyện còn lưu lại cho tới ngày nay là tác phẩm Siengpeun Chak Thonghai (Tiếng súng trên đồng chậu, phát hành năm 1983), một bộ phim hợp tác giữa Lào và Việt Nam, do hai đạo diễn Somchith Pholsena và Phạm Kỳ Nam đồng thực hiện.

Mãi đến cuối những năm 2000, mới xuất hiện những bộ phim truyện tiếng Lào đầu tiên được sản xuất với các nguồn vốn tư nhân. Đó là trường hợp của bộ phim hài Saibadee Luang Prabang phát hành vào năm 2008, đánh dấu sự hợp tác giữa đạo diễn Lào Anousone Sirisackda với đạo diễn người Thái Lan Sackchai Deenan.

Bộ phim At the Horizon (2012) của đạo diễn trẻ tuổi Anisay Keola sau khi anh tốt nghiệp trường điện ảnh là bộ phim hình sự tâm lý đầu tiên luồn lách được lưỡi kéo kiểm duyệt của bộ Văn hóa Thông tin Lào, vốn có quy định cấm quay các cảnh quá nóng bỏng hay nổ súng chém giết. Còn Chanthaly (2013) là bộ phim ma đầu tiên của một nữ đạo diễn gốc Lào, cô Mattie Do thực hiện phim này với toàn bộ vốn đầu tư là của nước ngoài.

Cả hai nước Lào và Cam Bốt không có nhiều hạ tầng cơ sở, từ hệ thống sản xuất cho tới khâu phân phối phát hành phim, số lượng khán giả nội địa cũng không đông đảo, dồi dào như ở Việt Nam, Indonesia hay Thái Lan, nhưng điện ảnh Cam Bốt coi vậy mà có nhiều sức sống hơn so với nước Lào. Chỉ riêng trong năm qua, có trên dưới 20 dự án phim truyện và tài liệu, hợp tác sản xuất với một phần hay đa phần vốn đầu tư nước ngoài.

Liên hoan phim châu Á Vesoul năm nay trình chiếu trong chương trình tranh giải chính thức bộ phim Ceux qui amènent la tempête (Kẻ gieo giông bão) của đạo diễn Guillaume Suon. Một tác phẩm khác đáng chú ý là bộ phim đề tựa Campuchia 2099 của đạo diễn Davy Chou, từng được trình chiếu tại liên hoan phim Cannes vào năm 2014 trong chương trình Quinzaine des Réalisateurs (Hai tuần dành cho các nhà đạo diễn).

Bên cạnh chương trình giới thiệu các điện ảnh Đông Nam Á, Liên hoan phim Vesoul còn dành nguyên một chương trình để nhìn lại điện ảnh Hoa ngữ trong nửa thế kỷ vừa qua. Đặc biệt hơn nữa là loạt phim giới thiệu ‘’Toàn cảnh điện ảnh Iran’’ dưới góc nhìn của các nhà làm phim độc lập trong khuôn khổ hiệp hội mang tên là Les Iraniens Indépendants.

Do nhà sản xuất kiêm đạo điễn Mohammad Atebbai thành lập vào năm 1997, hiệp hội này tham gia tài trợ sản xuất, quảng bá và tiếp thị các tác phẩm độc lập của Iran, từ phim ảnh cho tới báo chí, sách truyện. Tổ chức này từng tạo cơ hội cho đạo diễn Jafar Panahi thành công lớn tại các liên hoan phim quốc tế với bộ phim The Circle (phát hành vào năm 2000) và Ali-Reza Raissian cho bộ phim Deserted Station (2002).

Chỉ riêng trong hơn một thập niên qua, tổ chức này đã đem ra nước ngoài để quảng bá trên dưới 100 tác phẩm của Iran. Tại liên hoan phim châu Á Vesoul năm nay, có đến sáu bộ phim độc lập Iran chưa từng được phát hành ở Pháp. Điều đó chẳng những giúp nền điện ảnh Iran vươn mình ra thế giới, mà còn tạo cơ hội cho nước này tỏa sáng tại các liên hoan phim quốc tế.

Trong khuôn khổ chương trình tranh giải chính thức, bộ phim Melbourne (tạm dịch là Một chuyến đi Úc) của đạo diễn Nima Javidi là một đối thủ nặng ký trong số các tác phẩm đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn quốc, Kirghistan hay Kazakhstan … Trong số các liên hoan phim châu Á, Vesoul là nơi có sân chơi mở rộng nhất, không chỉ đơn thuần Á Đông mà còn có cả Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Kurdistan, và các quốc gia vùng Trung Á.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.039 giây.