logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/02/2015 lúc 06:19:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong đoàn hát, khi bàn về nghệ thuật diễn xuất, các nghệ sĩ hỏi tôi: “Theo truyền thuyết, khi Hưng Đạo Vương đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông, ngài có bắt được tù binh Lý Nguyên Cát, một tên múa hát hay nên vua Trần bắt hắn dạy cho một số con hát Việt Nam. Vậy anh biết có tài liệu nào chỉ rõ tên Lý Nguyên Cát đã dạy hát như thế nào không ?”
– Chuyện xảy ra đã sáu, bảy trăm năm mà trong sử cũng chỉ ghi sơ lược vài dòng như các anh vừa nói, nên chuyện tù binh Lý Nguyên Cát dạy hát ra sao tôi không biết, nhưng tôi có nghiên cứu qua về nghệ thuật Hý Khúc Trung Quốc trong thời Nguyên Mông, tức là cái thời có Lý Nguyên Cát, đồng thời cũng có nghiên cứu về Hát Bội Việt Nam thời cực thịnh dưới triều các vua Minh Mạng, Tự Đức…

Trang báo kỳ trước, tôi đã trình bày những tuồng hát nổi tiếng nhất của Tạp Kịch Nguyên Mông từ thế kỷ thứ 13 và những tuồng Hát Bội Việt Nam lúc cực thịnh thời Nguyễn để thấy rõ Tạp Kịch Nguyên Mông không liên quan gì đến Hát Bội Việt Nam. Sân khấu kịch nghệ của hai nước có tuồng tích riêng, không giống nhau và lối hát ca cũng khác nhau.
Cũng cần biết là nghệ thuật sân khấu phương Đông thời cổ dùng phương pháp “giả định” (mô phỏng theo cuộc sống), khác với nghệ thuật sân khấu phương Tây là tạo “ảo giác” cho khán giả, làm cho khán giả như thấy tái tạo lại hình ảnh cuộc sống thực trên sân khấu. Nghệ thuật hát “Nô” của Nhựt, nghệ thuật hát “Dù Kê” của Khmer, nghệ thuật “Hát Bội” của VN cũng như nghệ thuật hát của Hý Khúc Trung Quốc đều sử dụng phương pháp “giả định “ mô phỏng cuộc sống một cách cường điệu bằng những động tác tượng trưng, ươc lệ để diễn tuồng hát. Giọng ca phải thật lớn, cao hơn tiếng nhạc, xiêm y biểu diễn được thêu vàng nạm bạc làm nền cho những chiếc mặt nạ xanh, đỏ; những pha đấu võ nẩy lửa gắn liền với chùm râu dài tung lên như sóng biển.

Tuy cùng dùng phương pháp “giả định”, dùng những động tác tượng trưng để tả ý khi diễn xuất nhưng mỗi dân tộc đều có một phương cách riêng để diễn tả, phù hợp với những động tác trong sinh hoạt hằng ngày hoặc trong việc lao động canh tác hay trong triều đình, trên chiến trận.

Xem hát “Dù Kê” của Khmer, Hát Bội Việt Nam, Hý Khúc Trung Quốc, để diễn tả chiến trận giữa các nhân vật chánh diện và phản diện, lối diễn tả từng loại hát đều mang tính dân tộc riêng biệt, không thể lấy lối hát của dân tộc này, áp dụng cho lối hát của dân tộc kia.

Để diễn tả những trận đánh nhau, Hý Khúc Trung Quốc có những tuồng hát được xem là mẫu mực vì các nghệ sĩ đánh võ nhào lộn như hát xiếc, có những bộ đánh đẹp mắt, nguy hiểm như đánh võ thiệt, nếu sơ ý, sẩy tay là có thể chết người hay nghệ sĩ sẽ mang thương tật suốt đời.Các tuồng có màn đánh võ thật hay, được khán giả mấy thế hệ yêu thích là các tuồng:
– Tề Thiên đại náo thiên cung với các màn đánh võ nẩy lửa giữa ông Tề đánh với Na Tra, Nhị Lang Thần Dương Tiễn, Tháp Thiên Vương Lý Tịnh, Tề Thiên tử chiến với Ngưu Ma Vương, Tề Thiên đánh với Lục Hầu Tinh…
– Thanh Xà – Bạch Xà với màn đấu võ giữa Bạch Xà Tinh đánh với Nam Lộc đồng tử và Bạch Hạc đồng tử, màn Thanh Xà – Bạch Xà đấu với Pháp Hải đại sư.
– Dương Gia Tướng và Thập Tứ Nữ Anh Hào lập cây cầu người bảo vệ thành Biện Kinh nhà Tống chống Hung Nô.
– Giáo đầu Lâm Xung phát vãn Thương Châu. Tuồng này tiêu biểu cho lối đánh võ nhào lộn và những pha đánh võ nguy hiểm trong loạt tuồng của Hý Khúc Trung Quốc, thường được các đoàn hát Tiều, hát Quảng trình diễn ở Việt Nam nhân các dịp cúngThành Hoàng Bổn Cảnh hàng năm ở các chùa Tàu – Chợ Lớn, Cầu Ông Lãnh và các tỉnh Hậu Giang có đông đảo người Hoa cư ngụ.

Chuyện tuồng: Lâm Xung làm Giáo đầu, dạy võ cho tám vạn Cấm quân ở Kinh đô, ông có một người vợ rất đẹp. Một hôm ông đưa vợ ông đi lễ chùa, dọc đường Lâm Xung gặp Lỗ Trí Thâm một tay hảo hớn, hai anh hùng mến tài nhau nên họ bày tiệc rượu kết giao tình bằng hữu.

Vợ của Lâm Xung đến chùa, gặp tên háo sắc Cao Nha Nội, con nuôi của gian thần Cao Cầu. Cao Nha Nội muốn bắt vợ Lâm Xung về làm hầu thiếp nhưng Lâm Xung đến kịp, Cao Nha Nội sợ Lâm Xung nên đành để Lâm Xung dẫn vợ về.
Cao Nha Nội về nhà, đau tương tư, Gian thần Cao Cầu biết chuyện, được hai tên nha trảo Lục Khiêm và Phú An bày mưu, cho người giả đi bán báu đao cho Lâm Xung, sau đó bắt Lâm Xung, kết tội là đã ăn cắp báo đao của Cao Cầu.
Lâm Xung bị đày đi Thương Châu. Gian thần Cao Cầu cho người ám hại, giết Lâm Xung ở dọc đường. Lỗ Trí Thâm âm thầm theo bảo vệ Lâm Xung. Tại Thảo Liệu Trường, vợ chồng chủ quán biết Lâm Xung là người ngay mắc nạn nên bàn với nhau, phải âm thầm bảo vệ Lâm Xung. Đêm đó tối trời, chủ quán vô phòng Lâm Xung canh giữ. Trong bóng đen, ông thấy có người lẻn vào phòng Lâm Xung. Cuộc chiến giữa ông chủ quán và bóng đen kịch liệt. Lâm Xung vẫn nằm im theo dõi, người xem thấy nhiều khi đao kiếm của hai người đang kịch chiến, gần như chém phải Lâm Xung nhưng hai người võ giỏi, nhào lộn hay, Lâm Xung cũng chưa biết phải can thiệp như thế nào thì vợ chủ nhà mang đèn đến. Dưới ánh sáng ngọn đèn, Lâm Xung nhận ra bóng đen là Lỗ Trí Thâm đến bảo vệ mình và Lâm Xung cũng biết chủ nhà đến canh giữ cho ông ngủ, Cuộc chiến trong bóng đêm kết thúc bằng sự thông cảm giữa ba người bạn.

Tay chân bộ hạ của Cao Cầu đến, định giết Lâm Xung nhưng Lâm Xung và hai hảo hớn Lỗ Trí Thâm và chủ quán đánh một trận gay go, giết hết bọn võ sĩ của Cao Cầu. Lâm Xung nổi lửa đốt Thảo Liệu Trường và tẩu thoát.
Sân khấu với ánh sáng mờ mờ, đủ để cho khán giả theo dõi cuộc đấu của chủ quán bảo vệ Lâm Xung, chống với bóng đen được cho là người của Cao Cao đến ám hại Lâm Xung. Trận đánh gay go, khán giả thấy như đao kiếm sắp chém trúng đầu, cứa cổ đối phương nhưng đối thủ nhào lộn tránh khỏi, làm cho khán giả lo sợ, bị lôi cuốn vào trận đánh mà hò reo hổ trợ cho nhân vật trên sân khấu.Trên sân khấu Hý Khúc Trung Quốc, đánh võ như đánh thật, mạnh bạo, nhiều đòn nguy hiểm và nhào lộn thật cao, thật hay (xem hình).

Để diễn tả trận đánh bao vây, bốn năm võ sĩ vừa múa vừa xoay quanh nhân vật chính và họ vừa đánh với nhân vật chính vừa liệng cao những cây thương trao đổi với nhau. Khán giá thấy như những vũ khí đó bị nhân vật chính đánh văng lên trời (xem hình).

Trái lại Hát Bội Việt Nam, cũng những màn có đánh nhau, (tuồng San Hậu) thì diễn viên (vai Tạ Ôn Đình) đánh nhau với Khương Linh Tá, hay lúc Tạ Ôn Đình bị Phàn Diệm và Đổng Kim Lân bao vây thì diễn viên chỉ múa cây đao, lâu lâu đánh nhẹ, khắc vào binh khí của địch quân, xoay một vòng, rồi ca hoặc nói lối. Đánh võ với bộ múa thấp, tượng trưng chớ không theo như Hý Khúc Trung Quốc, đánh võ nhào lộn như đánh võ thật.

Nhiều lớp đánh võ như trong tuồng Đào Tam Xuân báo phu cừu, Lưu Kim Đính cầu hôn, bắt Cao Quân Bảo, Tiết Cương phá Thiết Khưu phần, Mộc Quế Anh dâng cây, Thần nữ dâng ngũ linh kỳ… có nhiều lớp đánh võ, diễn viên diễn tượng trưng như cách đánh của Tạ Ôn Đình và Khương Linh Tá

Một khác biệt dễ nhận ra là khi diễn cảnh tỏ tình nam, nữ thì Hý Khúc Trung Quốc, diễn viên nữ cầm khăn làm đạo cụ để khi che nụ cười, khi che mặt, khi phẩy phẩy tỏ ý vui. Nam diễn viên thì sử dụng đạo cụ là cây quạt xếp để diễn tả tình cảm, khi chỉ đầu quạt nhẹ nhàng vào người đối diện, khi xoè quạt tự quạt tỏ vẻ hài lòng, khi múa quạt ngón tay trỏ xiêng qua cánh quạt làm trục để xoay quạt tỏ vẻ thống khoái (xem hình).
Hát Bội Việt Nam, nữ diễn viên không dùng đạo cụ khăn tay để diễn tả tình cảm. Nam diễn viên không dùng cây quạt xếp làm đạo cụ. Những màn diễn tỏ tình nam, nữ như giữa Tiết Ứng Luông với Thần nữ, Mộc Quế Anh với Dương Tôn Bảo, Lưu Kim Đính với Cao Quân Bảo, Tiết Giao với Hồ Nguyệt Cô đều diễn tả bằng mắt liếc đưa tình, nụ cười với lời thơ trao duyên, những trận giao phong giả vờ.
Ví dụ:
Hồ Nguyệt Cô (vợ của Võ Tam Tư) đánh với Tiết Giao, vì thấy Tiết Giao đẹp trai, muốn chiếm hữu, liếc mắt đưa tình. Hồ Nguyệt Cô lấy cây thương đè cây thương của Tiết Giao, buông lời trêu cợt:
Đường Tướng thị hà danh tánh
Cẩm lai dữ ngã giao phong
Ôi người đẹp làm sao…
(bước tới vói tay bẹo má Tiết Giao)
Mỹ miều thay má phấn môi hồng,
Đẹp đẽ bấy mày tầm mắt phượng….
(nói: Nếu đó theo đây vầy duyên hợp cẩn thì sẽ hưởng phú quí vinh hoa mà khỏi phải sa trường vong mạng… Sao? Chịu hông, chàng đẹp trai…?

Tiết Giao làm màu mắc cỡ, rút thương ra đánh tới tấp. Nguyệt Cô dùng phép tiên bắt trói Tiết Giao. Tiết Giao chịu phép, đổi giọng thân thiết:
Trên ngựa, tỉnh mê… mê tỉnh,
Dưới cờ không sắ… sắc không…
Hồn dật dờ dạo chốn thu phong.
Phách thơ thẩn qua dòng bích thủy.
Ủa này ! Đoái thấy hoa nhường nguyệt thẹn
Trực nhìn quốc sắc thiên hương,
Có phải là: Đó cùng đây là nghĩa tào khương…
Thì hãy tới đây, đừng ngại chi…
Đây cùng đó hòa duyên ngư thủy.
Như đã kể, để diễn tả những trận giao phong, đánh võ trên sân khấu, nam nữ tỏ tình, Hý Khúc Trung Quốc khác hẳn so với Hát Bội Việt Nam.

Về hóa trang, xiêm y, dàn cảnh cũng khác. Xin đơn cử một số thí dụ và so sánh giữa hai loại hình nghệ thuật sân khấu của Tàu và Việt:
Vẻ mặt vai Bao Công của Tàu và Việt (hình). Vai đào đẹp của Tàu và của Việt Nam (hình). Xiêm y của Hý Khúc Trung Quốc bằng hàng lụa mỏng, tiện cho việc múa võ xoay nhanh hoặc nhào lộn. Xiêm y của Hát Bội Việt Nam (cũng cùng vai tuồng nữ hay nam tướng) giáp bằng vải bố, đóng ngọc lộ bằng thiếc, nặng nề nên chỉ có thể diễn võ bộ thấp (như lối võ Bình Định, quê hương của Hát Bội miền Trung) (hình)
Qua sự trình bày những nét khác nhau cơ bản giữa Hý Khúc Trung Quốc và Hát Bội Việt Nam, tôi tin rằng các bạn cũng đồng ý với lời khẳng định của nhà nghiên cứu tuồng cổ Cụ Đỗ Văn Rỡ là Hát Bội Việt Nam không phải do Hý Khúc Trung Quốc sinh ra, nhưng ông công nhận là Hát Bội có chịu ảnh hưởng phần nào của của Hý Khúc và nghệ thuật Khmer.
2015
Nguyễn Phương

Sửa bởi người viết 12/02/2015 lúc 06:20:41(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.092 giây.