Đêm rằm 23/6/ 2013 chụp tại Công viên hồ Ruffey, Melbourne (ABC International: Jingjing Qu) (Credit: ABC Licensed) .
Tuy hầu hết các nước châu Á đã đổi sang dùng lịch Gregorian 12 tháng, chu kì của mặt trăng vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh.
Tết Nguyên Đán là một ví dụ. Ngày tết được tính là ngày đầu tiên trong mùa xuân bắc bán cầu có trăng non mọc. Nhưng không chỉ Tết mà còn có rất nhiều lễ hội khác cũng nhằm tán dương sự hiện diện và sức mạnh của mặt trăng.
Trong số đó, lễ hội quan trọng nhất là Trung Thu, tổ chức vào 15/8 theo lịch âm. Mọi người thường tặng nhau bánh trung thu trong dịp này.
Lễ hội Đèn Lồng là một lễ hội khác về mặt trăng. Lễ hội thường vào 15/1 lịch âm. “Trong ngày đầu tiên của năm mới mà có trăng tròn, mọi người sẽ treo đèn lồng và ăn Yuanxiao, một món ăn đặc biệt của lễ hội này, Jịnging Qu, phóng viên của ABC International cho biết.
“Mặt trăng là một thứ gì đó rất mơ mộng, lãng mạn trong văn hoá Trung Quốc. Rất nhiều truyện cổ tích, truyện tình, thơ và bài hát sử dụng hình ảnh mặt trăng.”
Nhưng với Jịnging, sự hấp dẫn của mặt trăng nằm ở sự giản dị, nhưng sâu sắc của nó.
“Tôi thích trăng tròn vì khi đó trăng sáng đến mức cả một bầu trời đen cũng được soi sáng,’ Jịnging chia sẻ.
Thật may cho chúng ta là Jingjing không chỉ là một người ngắm trăng mà còn là một nhiếp ảnh nghiệp dư. Nhờ đó chúng ta có thể tận hượng sự diệu kì của mặt trăng qua những tấm hình anh chụp.
Chúc mừng năm mới!
Đêm rằm 23/6/ 2013 chụp tại Công viên hồ Ruffey, Melbourne (ABC International: Jingjing Qu)
Đêm rằm 23/6/ 2013 chụp tại Công viên hồ Ruffey, Melbourne (ABC International: Jingjing Qu)
Đêm rằm 23/6/ 2013 chụp tại Công viên hồ Ruffey, Melbourne (ABC International: Jingjing Qu)
Đêm rằm 23/6/ 2013 chụp tại Công viên hồ Ruffey, Melbourne (ABC International: Jingjing Qu)
Đêm rằm 23/6/ 2013 chụp tại Công viên hồ Ruffey, Melbourne (ABC International: Jingjing Qu)
Đêm rằm 23/6/ 2013 chụp tại Công viên hồ Ruffey, Melbourne (ABC International: Jingjing Qu)
Theo ABC