logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/02/2015 lúc 06:57:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER, California (NV) - Sáng 30 Tết, ông Đỗ Văn Thuyết, qua dòng tin nhắn trên báo Người Việt, đã có mặt tại tòa soạn để nhận lại quyển sổ thông hành ông đánh rơi hôm 29 Tết. Cầm lại passport, người đàn ông gần 70 tuổi, cư dân thành phố Westminster cười tươi tắn, “Mừng còn hơn trúng số nữa!”

Một độc giả báo Người Việt không muốn nêu tên, tình cờ nhặt được quyển passport mang tên Do Thuyet Van nơi ngân hàng Bank of America trên đường Bolsa. Không ngại con đường ngang qua Phước Lộc Thọ kẹt xe như nêm trong ngày cận Tết, vị độc giả tốt bụng vẫn cố gắng mang quyển sổ rất quan trọng đó đến Người Việt với hy vọng khổ chủ cũng đọc báo mà biết tin đến nhận.
UserPostedImage
Vợ chồng ông Đỗ Văn Thuyết vui mừng nhận lại passport đánh rơi ngay ngày cuối năm. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Sau khi nhận ra passport của mình bị mất, ông Thuyết cho biết “đã cố gắng lắng nghe xem có ai nhặt được và mang đến các đài radio để thông báo hay không”, vì theo ông “thông báo trên radio dễ hơn.” Tuy nhiên, sáng nay, ông lại nhìn thấy mẩu tin “Nhặt được passpor Mỹ” cùng với hình ông trên website Người Việt nên tức tốc đến ngay.

Như lẽ bình thường, ông Thuyết muốn biết ân nhân của mình là ai, tòa soạn cũng muốn biết, nhưng “Thôi, chuyện nhỏ, không cần nêu tên tôi làm gì cho rắc rối” người đàn ông nhặt được của rơi nói ngay từ lúc nghe phóng viên hỏi tên.

“Tôi hết lòng cám tạ và tri ân vị ân nhân và nhật báo Người Việt đã cho tôi có cơ hội may mắn đuọc tìm và nhận lại passport của tôi đánh rơi. Trước những nghĩa cử cao đẹp này, tôi không biết lấy gì đền đáp những tấm lòng vàng. Xin kính chúc quý vị và gia đình vạn phúc.” Ông Thuyết nhờ chuyển lời đến vị ân nhân của mình trước khi ra về lo sắm sửa đón năm mới.

Chỉ vậy. Một câu chuyện thật nhỏ, dễ dàng bị trôi qua và lãng quên trong vô số những tất bật đời thường. Thế nhưng, mỗi ngày một chút, những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt đó, lại là niềm vui của cuộc đời người làm báo. Bởi lẽ, từ trong công việc đặc thù này, tôi cùng các đồng nghiệp mình lại có nhiều hơn những cơ hội để chứng kiến, để lắng nghe những điều thật tử tế, thật nhân bản mà có người cho rằng “đó chỉ là cổ tích.”


Mới đây thôi, trong chuyến công tác đến Honolulu, tôi cùng Thiên An, một đồng nghiệp trẻ, cứ xuýt xoa mãi về những gì chúng tôi nhận được từ những người chưa từng gặp gỡ, chưa từng quen biết trước đó.


Số là tôi và Thiên An có chuyến công tác khá đột ngột đến Hawaii. Thời gian để chuẩn bị cho chuyến đi là khoảng 3-4 ngày, nhưng thật sự lúc đó chưa quyết định ngày lên đường. Đùng cái, nghĩ, nếu đã đi thì nên đi ngay dịp này, trước Tết, và phải có mặt ở nhà trước giờ Giao Thừa.


Thế là trưa Thứ Hai book vé, Thứ Tư lên đường, Chủ Nhật sẽ về.



Theo lời giới thiệu của người này người khác, chúng tôi liên lạc với một số người hiện đang sống tại Honolulu để nhờ giúp đỡ khi đến làm việc. Trong số những người chúng tôi gọi, có chú Hoàng Nguyễn hứa sẽ ra đón chúng tôi tại sân bay, vì “nhà tôi cách đó chỉ 5 phút, và nếu cần thì tôi sẽ cho các cô mượn chiếc xe để đi tới lui.”



Thế là tôi quyết định mượn xe, chứ không mướn xe.



Chuyến bay đến Honolulu cất cánh trễ 1 tiếng 20 phút. Đến nơi, đã 3 giờ 30 chiều. Gọi chú Nguyễn Hoàng. Đó là một người đàn ông ngoài 60, trước từng làm nghề lái taxi, giờ mở tiệm phở Cửu Long. Vừa lên xe, chú Hoàng nói ngay: “Xe tui là xe chở hàng làm ăn nên nó hơi dơ, mấy cô đừng chê” - “Dạ không có đâu ạ.” (có người đón là mừng muốn chết rồi, đâu dám đòi hỏi) Chú Hoàng lại mua sẵn cho mỗi đứa một vòng hoa lan đeo cổ đúng truyền thống Hawaii nữa chứ. Cảm tình đầu tiên với người xa lạ xứ này bắt đầu từ đây.



Nghe chúng tôi nói không ở khách sạn mà ở nhờ nhà người bạn, chú Hoàng hỏi nhà bạn ở đâu. “Dạ ở trại lính Schofield Barracks.” – “Trời ơi, ở đó xa lắm, cách trung tâm gần 45 phút lận.” Thiên An nghe vậy tỏ ra áy náy, nói nhỏ, “Chị, mình mướn xe đi nha.” Tôi ậm ừ, từ từ.



Đón chúng tôi vào giờ cao điểm nên đường kẹt xe như nêm. Theo lời tụi tôi đề nghị, chú Hoàng chở chúng tôi đến Trân Châu Cảng luôn thay vì chen chúc trên xa lộ.



Chú Hoàng ngồi giữ xe, giữ đồ, tụi tôi tủa vào Pearl Habor chụp hình, quay phim những gì thấy thích.
UserPostedImage
Phóng viên Ngọc Lan (trái) và Thiên An trong những ngày công tác tại Honolulu.


Ra xe, chú Hoàng hỏi muốn ăn gì. “Dạ, nghe nói chú có tiệm phở, vậy cho tụi con ăn phở được không?” Tôi đề nghị. Chú Hoàng rào trước đón sau rằng thì là phở ở đây nấu cho người địa phương nên khẩu vị không giống ở Calif., bla bla bla nhưng coi bộ những lời đó không thay đổi được ý định gì nên chú vác 2 đứa về tiệm Cửu Long của chú. Trên xe, chú cũng đề nghị đừng ở Schofield Barracks, xa lắm, nếu muốn thì chú có một phòng hơi cũ, nhưng ngủ nghỉ được, gần trung tâm mà muốn giúp gì chú giúp cũng dễ hơn. Nếu cần xe thì chú cho mượn một chiếc.



Ngay từ đầu, chúng tôi cứ đinh ninh đây là bạn thân quen của nhà báo Đinh Quang Anh Thái nên mới đối với chúng tôi thân thiết như vậy. Ai dè, trong lúc ăn phở, hỏi chuyện qua lại, tụi tôi mới ớ ra là chú này chẳng biết ông Đinh Quang Anh Thái là ai, chỉ là có người nói có nhà báo ở Calif. qua nhờ thì ổng biết gì giúp đó thôi. Tức là không có quen biết dây mơ rễ má gì mà sao tốt dữ vậy trời! Hai đứa tôi vừa trầm trồ, vừa ái ngại.



Ăn xong, trước khi chở 2 đứa tôi ra khu International Market để có hẹn phỏng vấn một người, chú Hoàng chở 2 đứa về nhà để coi có thích căn phòng đó ở không. Thiên An ok, tui thì lấy cớ nhà có con chó bự quá nên ... sợ.



Thế là hai đứa được chở ra chợ, cứ đi lo công việc, khi nào xong gọi chú Hoàng đón.



Đi phỏng vấn, đi gặp những người bán sỉ bán lẻ nơi đây uui ơi là vui. Đi quên trời đất. Đến khi nhớ ra là để chú Hoàng chờ khá lâu thì cũng là lúc chú gọi “Về chưa?” – “Dạ, về liền.”



Chú Hoàng chở 2 đứa về tận Schofield Barracks. Khi đó đã là 10 giờ tối, tức 12 giờ đêm ở Calif.



Ngày đầu ở Hawaii là như vậy, với những con người hoàn toàn xa lạ mà lại dễ thương và tốt bụng đến như vậy.



Sang đến ngày thứ 2. Chúng tôi được chở ra tiệm phở Tô Châu để hẹn gặp phỏng vấn chú Trương Văn Ba, một tài xế taxi lâu năm ở Honolulu, cũng là người lần đầu tiên chúng tôi gặp.



Sau khi dẫn chúng tôi đi một vòng quanh phố Tàu, gặp những người Việt Nam buôn bán ở đây, tôi nói với chú Ba “tụi con muốn tìm những người Việt làm nghề đánh cá, chú có biết họ không?” - “Ở gần đây cũng có bến tàu của có nhiều người Việt, nhưng có gặp họ không thì tui không biết. Cứ đi đại.”



Đi bộ đến bến tàu. Đúng là nhiều chiếc có tên rất Việt Nam. Lon ton vô cổng. Bảo vệ chặn lại. Không được vào đây. Cũng không được đứng đây quay phim chụp hình.



Ồ, không được thì thôi, đứng ngoài chụp vô. Nhưng rồi vừa định bước đi thì thấy một người đàn ông đi bộ lững thững trong bến tàu. Chắc là người Việt. Chúng tôi gọi to “Chú ơi chú ơi”. Thiên An đứng gần cổng hơn nên nhanh chân đến trước nói ý định muốn tìm hiểu về nghề đánh cá của người Việt tại đây.



Bảo vệ lại ra đuổi. Chú đó nghĩ sao quay sang thuyết phục bảo vệ, bảo lãnh cho 2 đứa tôi cùng vô. hahahah, quá đã.



Chú đó, tên Quang, thì ra là một chủ tàu. Mừng quá. Ai ngờ vô đến trong, không chỉ gặp một chủ, mà gặp “một đống chủ” luôn, kể cả người được coi là giàu nhất Hawaii với tài sản là 17 chiếc tàu đánh cá lớn nhỏ!



Cứ coi như là tổ đãi. Tụi tôi quần ở bến tàu đến gần 4 giờ chiều. Rồi theo chú Ba ra bến taxi nơi sân bay, nơi có đến 70% tài xế là người Việt Nam.



Vào bãi xe, còn đang lơ ngơ thì một chú lớn tuổi bước tới nói “Ồ, cô là Ngọc Lan phải không? Tôi có coi chương trình của cô trên internet.” Vui quá, rất thuận lợi cho việc phỏng vấn chớp nhoáng tại bến xe trước khi bị bảo vệ đuổi ra!



Gần 7 giờ tối, nhờ chú Ba chở luôn ra các chỗ thuê xe ở phi trường để mướn, coi như xong nhiệm vụ của chú Ba. Cám ơn chú đã bỏ ra hơn nửa ngày đi theo hai đứa, hỏi không biết phải trả tiền xe hay tiền công cho chú thế nào. Cũng như chú Hoàng, chú Ba không nhận bất cứ tiền bạc gì, chỉ nói “khi nào có dịp về Calif sẽ tính.” Chia tay chia chân xong, nghĩ là để chú đi về, hai đứa vô mướn xe rồi theo GPS về lại trại lính.



Ai dè, chú nói, “Không, để chờ coi hai đứa mướn xe xong đã.” Trời ạ, quả thực là không còn chiếc nào! Vừa là cuối tuần, vừa là Lễ Tình Nhân. Kiếm xe khó hơn kiếm bồ!



Giá mướn xe từ hơn $20, giờ lên đến $120 mà không còn một chiếc!



Đường cùng, thôi, gọi lại cho chú Hoàng. Chú Hoàng cười vui vẻ, “Xe xịn lái được không?”



Chú Hoàng chỉ đường chú Ba chở chúng tôi chạy đến nhà con chú Hoàng lấy xe. Anh chàng nhóc đâu chừng ngoài 20, rất bảnh bao cầm chìa khóa xe chạy ra, chỉ vào chiếc Smart đang đậu ngoài sân. “Muốn chạy xe này hay chiếc Sport?” Thôi, chiếc này đi. “Khi nào trả cũng được” Anh chàng nói vậy và định tót vô nhà. Thiên An níu lại xin số phone, lỡ khi có gì gọi.



Vậy thôi. Chiếc xe xịn được giao cho người không quen biết!



Chúng tôi dùng xe cho đến ngày trở lại California, kèm theo lời hứa hẹn của chủ nhân lúc trả xe, “Khi nào có dịp qua đây cứ gọi, nếu có xe sẽ cho mượn!”



Những chuyện kể trên, chỉ là một phần trong toàn bộ những gì mà tôi và các đồng nghiệp mình thu nhận được trong cuộc đời đeo đuổi nghiệp làm báo này, nhất là qua các chuyến công tác xa đến nhiều tiểu bang khác nhau, nơi nào cũng đầy ắp những ân tình mà trong những lúc nản lòng với áp lực của công việc, chúng tôi lại nhớ đến, để thấy mình có thêm nghị lực, đi tiếp con đường không nhiều người chọn này.



Ngọc Lan/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.