logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/02/2015 lúc 09:16:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Những ông đồ trẻ trên đường phố Hà Nội. VTC news

Trước đây cứ mỗi dịp xuân về nhiều người lại ngâm mấy câu thơ mang tính luyến tiếc, hoài niệm của thi sĩ Vũ Đình Liên trong bài ‘Ông Đồ’:

‘Mỗi năm hoa đào nở,

Lại thấy ông đồ già,

Bày mực tàu giấy đỏ,

Bên phố đông người qua…’

Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc xin chữ nhân dịp Tết lại trở nên nhộn nhịp, và xuất hiện một loại hình mới là ‘thư pháp chữ Việt’. Người viết thư pháp chữ Việt không phải là những cụ đồ lớn tuổi mà nhiều bạn trẻ đam mê loại hình nghệ thuật này.

Nhân dịp năm mới Ất Mùi, Gia Minh có bài về vấn đề thư pháp chữ Việt trong phần sau.

Nhu cầu mới

‘Phố Ông Đồ’ là cách gọi những khu được dành cho những người viết chữ hay tranh thư pháp vào dịp cuối năm âm lịch cũ, chuẩn bị đón mừng năm mới.

Sinh hoạt của những ‘phố ông đồ’ như thế hiện nay khá nhộn nhịp như ở khu vực Văn Miếu- Quốc tử giám ở Hà Nội, Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh…

Số lượng người tham gia viết chữ cả chữ Hán, chữ Việt … ngày một đông đến nỗi chính quyền thành phố Hà Nội trong hai năm qua phải cho tiến hành một số biện pháp như năm ngoái tập trung những người viết chữ lại và năm nay cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra trình độ người viết chữ. Số được nói không qua được kỳ kiểm tra cũng khá nhiều.

Tại sao lại có hiện tượng đi ‘xin’ chữ rầm rộ gần đây vào những dịp xuân về?

Nhà thư pháp Đào Phương tại đường Trương Định, Sài Gòn đưa ra nhận định về điều đó như sau:

Sự hiểu biết là một phần cuộc sống; khi người ta có tất cả rồi thì bỗng dưng xem lại trong nhà cần có mấy ‘chữ’ để nhắc nhở nhau. Có khi đó là một món quà, có khi đó là một câu mà mình ưa thích… Chính vì thế thư pháp vẫn còn tồn tại. Bây giờ muốn thay lời muốn nói thì biết nói sao đây?! – Một bức thư pháp thôi.
Sau khi giáo sư Đông Hồ, người đầu tiên dùng chữ Quốc ngữ để thể hiện thư pháp, có một số người khác (theo), rồi sau đó, sau đó nữa nó được lưu truyền, phát triển. Mãi gần đây cách đây chừng 15-20 năm có những cụ viết sớm như cụ Vũ Hối đang ở bên Mỹ, cụ Vũ, cụ Song Nguyên… viết cách đây vài chục năm rồi. Bản thân tôi cũng viết được 13-14 năm rồi nên tôi nghĩ nó sẽ không mất đi mặc dù xu hướng nghệ thuật có khi mỗi ngày theo yêu cầu thị yếu của khách hàng, của người thưởng lãm nên có khác đi. Ví dụ ngày xưa đơn giản chỉ là tờ giấy gió, mực tàu, ngày nay thị hiếu của người ta thích kèm theo tranh vẽ. Rồi chữ viết ngày xưa chân phương hơn, chữ viết ngày nay được trau chuốt hơn…

Xét cho cùng thì nó ( thư tháp) cũng là thay lời muốn nói, là những tinh hoa nhất của văn chương, của thi ca được bày biện một cách ngắn gọn hơn trên một tác phẩm và dĩ nhiên cộng với nghệ thuật.

Cách phổ biến thì người ta học với nhau. Như ở Sài Gòn, tại Nhà Văn hóa Thanh niên có người hướng dẫn viết thư pháp và cứ thế người này giúp cho người kia và nó phát triển cho đến hôm nay. Nếu có dịp về Sài Gòn, hãy đến nhiều chỗ như Vườn Tao Đàn, Cung Văn hóa Lao Động, Nhà Văn hóa Thanh Niên, Đường Trương Định, Đường Nguyễn Du… sẽ thấy.

Người viết trẻ

Theo nhà thư pháp Đào Phương thì ngoài lớp người lớn tuổi như ông viết, vẽ tranh thư pháp, gần đây có nhiều bạn trẻ tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật này.

Nhà thư pháp trẻ Dương Minh Hoàng ở Sài Gòn cho biết sự phát triển của thư pháp chữ Việt và sự đón nhận của những bạn trẻ đối với loại hình nghệ thuật này khi họ đến với Phố Ông Đồ như sau:

“Cũng có nhiều trường hợp lắm: có những người từng đi ‘xin chữ’ hằng năm rồi, năm nào họ cũng đến ‘xin’ một chữ để treo trong nhà suốt cả năm như là kim chỉ nam hay điều gì đó may mắn cho cuộc sống. Có người đến đặt tranh thư pháp lần đầu tiên, chúng tôi sẽ tư vấn cho họ ý nghĩa của những câu chữ cũng như cách treo tranh như thế nào cho phù hợp…

Năm nay hầu như mọi người đều biết rất rõ về loại hình nghệ thuật thư pháp này cho nên việc nói về ý nghĩa giống như cuộc trao đổi giữa người xin chữ và người viết chữ, chứ không còn tò mò nữa. Ngày xưa họ tò mò hơn. Ngày xưa các bạn trẻ hầu như tìm hiểu rất nhiều về các sinh hoạt văn hóa truyền thống như tặng chữ đầu xuân. Nay các bạn mặc áo dài nhiều hơn; thường những năm đầu tiên rất ít người mặc áo dài, trừ những người viết chữ như tôi nhưng bây giờ hầu như rất nhiều người mặc áo dài, cả những người nước ngoài cũng mặc áo dài để đến Phố Ông Đồ.’
Đam mê ‘chữ’

Từ Đà Nẵng, một thanh niên thuộc thế hệ 9X hiện đang tham gia Câu lạc bộ Trẻ tại đó có tên Thư Pháp Lão Trọc cho biết nguyên nhân chọn một tên mang ý tưởng ‘già’ và trần trụi như thế:

“Lão Trọc’ là ‘một người già không có tóc. Đó là nghĩa đen, nhưng tôi lấy tên là theo nghĩa bóng của từ đó. Tôi mới 24 tuổi thôi, sinh năm 91. Như vậy việc hiểu về cuộc sống, lẽ sống, hiểu về người lớn tuổi cần phải ‘già’ đi tức hiểu nhiều để cho chữ người khác đúng đắn hơn. ‘Lão’ tức lão về suy nghĩ.

Còn ‘trọc’, trong cuộc sống đối với con người nhất là người kinh doanh thường có ‘tham, sân, si, hỉ, nộ, ái, ố, nên mình cần hạn chế, bớt chúng đi.

‘Lão tâm đâu phải lão thân,

Trọc đầu đâu phải trọc trằn, trần ai’.

Anh này cũng cho biết việc tham gia viết thư pháp chữ Việt đối với anh là một cuộc chơi, hiện nay anh cũng đang học hỏi, tìm tòi lớp đi trước để có được một phong cách riêng của bản thân trong lĩnh vực này:

“Cá nhân tôi hiện làm chủ yếu trên mạng facebook, mạng xã hội nhiều. Mình vẽ lên dòng tranh, dòng chữ ai thích thì họ liên hệ đặt. Chia sẽ qua hoạt động cộng đồng hay những nơi tập thể, mình tặng chữ hoặc triển khai chương trình bán vè, tặng chữ để quảng bá hình ảnh của mình qua thư pháp. Tôi cũng vì đam mê, trên con đường ‘đi chơi’, ‘đi tìm’ nên chưa đặt nặng về kinh doanh.

Theo tôi được biết thì thư pháp Việt Nam mới đang trên đà phát triển và về trường phái chưa rõ ràng, chỉ là đi theo một số phong cách nhất định như người đi trước thôi. Tại Việt nam, thư pháp chưa có tiếng nói chung, chưa có chuẩn mực thành ra người đi trước có phong cách riêng và người đi sau học hỏi theo.

Tôi nói tôi đang đi trên đường nên muốn tạo cho mình một phong cách riêng của mình. Nhiều người đi trước, mà mình đi sau nên học cái hay của mỗi người một ít kết hợp lại thành cái riêng của mình, chứ nói có phong cách riêng thì chưa có.”

Bản thân nhà thư pháp Lão Trọc mong mong muốn phát triển thư pháp chữ Việt ở thành phố biển miền Trung cũng mạnh mẽ như tại hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Mong ước của anh là lưu giữ nét cổ của thư pháp nhưng luôn tạo được nét mới cho loại hình nghệ thuật này.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.