Lê Tân, tổng giám đốc của EMOTIV (Hình trên mạng của công ty)
Lên một chiếc tàu kéo để lên đường đi tìm một cuộc sống mới, bà mẹ của cô bé bốn tuổi Lê Tân nắm chặt một vật sở hữu
quý giá: một lọ thuốc độc. Trong hoàn cảnh rất có thể xảy ra –tàu bị cướp biển tấn công - bà sẽ cho mẹ và hai đứa con gái
uống thuốc độc trước, rồi chính bà sẽ uống sau.
Đó là một biện pháp tối hậu bi đát được nhiều người sử dụng trước bà, khi họ phải trốn ra khỏi một đất nước nghèo khổ
dưới chế độ độc tài Cộng Sản ở Việt Nam, để hy vọng có một cuộc sống tự do ở nước Úc. Lẽ đương nhiên lúc đó, khi cả
gia đình quây quần với nhau trong lúc gặp nạn trên Biển Đông trên đường vượt biển, rằng một trong những bé gái này sẽ
trở thành một trong những vị giám đốc điều hành thành công nhất trong thế giới khoa học, sống trong một ngôi nhà ở San
Francisco.
Cô Lê Tân là người sáng lập và giám đốc điều hành của EMOTIV. Đây là một công ty tin học sinh học chuyên nghiên cứu
về não bộ và dạy cho các máy điện toán biết cách tự suy nghĩ.
Đó là một thế giới, một cuộc sống, một sự nghiệp, mà cô đã không thể nào tưởng tượng ra được, khi cô là còn một đứa
bé người Á Châu lớn lên ở Footscray. Đây là một vùng ngoại ô của giới lao động ở Melbourne, Úc.
Nhân dịp nói chuyện với những người đam mê trong lãnh vực nghiên cứu lịch sử gia đình, tại hội nghị RootsTech ở Salt
Lake City, Utah vào ngày 12 tháng Hai, 2015, Lê Tân mô tả cuộc vươn lên từ cuộc sống của một di dân trong tay không có
gì cả. Cô kể lại những lời chế nhạo “mắt hí,” những câu viết bậy như “Bọn Á Châu cút về nước đi.”
Theo lời cô nói với báo Deseret News tại Utah, thành công của cô là nhờ “lòng khiêm tốn với tính liều lĩnh.” Đây là những
đặc điểm cô tích lũy được khi lớn lên.
Cuộc hành trình cả về thể lý lẫn tâm lý, mà cô đã trải qua với mẹ, bà ngoại và chị mình, đã cho cô sức mạnh và lòng tự tin
để đẩy những ranh giới ra xa.
Lê Tân mô tả lúc khởi đầu của cuộc hành trình vượt biển năm xưa khi ở trên ghe. Cô nói tại hội nghị: “Tôi không nhớ những
tên cướp biển đã đến nhiều lần, nhưng họ đã bị lừa bởi lòng can đảm của những người đàn ông trên thuyền của chúng tôi,
hoặc ghe chết máy và không đề nổ máy được trong sáu giờ đồng hồ.”
“Nhưng tôi nhớ những ánh đèn trên giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển của Mã Lai, và người đàn ông trẻ b quỵ ngã chết.
Lúc kết thúc cuộc hành trình thì anh ta đã kiệt sức. Tôi cũng nhớ trái táo đầu tiên tôi nếm thử, do mấy người đàn ông trên
giàn khoan trao cho tôi. Không có trái táo nào ngon như trái táo ấy.”
Năm mới lên 16 tuổi, sau thời gian cật lực học hành, cô được nhận vào đại học. Chỉ cách mấy năm sau đó, cô được mệnh
danh là “Người Úc Trẻ Tuổi Trong Năm.”
Để đạt được vị trí đó, cô đã nhận được những khoản trợ cấp và học bổng. Sự thành công về học vấn đã đưa cô vào hai
thế giới đi sát với nhau.
Cô kể tại hội nghị ở thành phố Salt Lake City: “Một mặt, tôi là một sinh viên Á Châu cổ điển, không ngừng nghỉ trong những
việc mà tôi bắt buộc chính mình phải làm. Mặt kia, tôi đã vướng nắc vào trong những cuộc sống bấp bênh, hằn những vết
sẹo bi thảm bởi bạo lực, lạm dụng ma túy và cô lập.”
Khi cô được mời nói chuyện về các hoạt động xã hội, Lê Tân có đủ khả năng nhưng rất lúng túng.
“Tôi không biết những nghi thức xã giao. Tôi không biết làm thế nào để sử dụng dao nĩa. Tôi không biết làm sao để nói
chuyện về rượu vang. Tôi không biết cách nào để nói về bất cứ điều gì. Tôi muốn rút lui vào thói quen thường lệ và sự
thoải mái của cuộc sống ở một vùng ngoại ô không được ca ngợi.”
Cô tâm sự: “Tôi nói với mẹ tôi rằng tôi không thể làm điều đó. Mẹ nhắc tôi rằng hiện nay tuổi tôi bằng tuổi của bà khi chúng
tôi lên ghe vượt biển. Chữ không không bao giờ là một lựa chọn. Mẹ bảo: Cứ làm đi, và đừng làm những gì không phải là
con.”
Cô đã chứng minh rằng lời mẹ khuyên là điều có thể được làm. Cô khuyên lại những người khác: Đối với những người cứ
mãi nghĩ đến chuyện mình nghèo đến độ nào, họ nên làm một cái gì đó về chuyện đó thay vì than thở!
Tân kể, “Cha tôi cũng nắm lấy một lọ thuốc độc như mẹ tôi. Suýt nữa ông uống nó khi chúng tôi nhìn thấy những người mà
ông tưởng là bọn Việt Cộng đang hướng về thuyền của chúng tôi. Ông nói rằng ông thà tự sát, còn hơn là để cho những
người cộng sản đưa ông đi hành quyết, giống như họ đã làm với ông nội của tôi chỉ vì ông muốn có sống dưới một nền
dân chủ. May mắn thay, chị tôi đã ngăn ông lại, và may tháy những người đó không phải là cộng sản hay hải tặc.”
Theo báo Viễn Đông