logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/02/2015 lúc 01:58:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,125

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một người kéo xe lôi ở vùng ngoại ô thành phố Long Xuyên.

Xe lôi đạp là phương tiện đi lại cũng như là phương tiện chuyên chở phổ biến ở miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên nét văn hóa lâu đời này đang dần bị mai một. Tương lai của những chiếc xe lôi đạp sẽ đi về đâu?

Hình ảnh quen thuộc ở ĐBSCL
Chiếc xe lôi đạp là hình ảnh quen thuộc gắn bó với đời sống của người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong nhiều thập niên qua, người miền Tây gọi xe này là “xe dân biểu” với lý giải “biểu đâu thì đi đó”. Một chiếc xe đạp gắn theo sau một thùng xe đơn giản có 2 bánh xe nhưng lại rất hữu dụng, có thể chở được cùng một lúc cả người và đồ đạc cồng kềnh. Người ta có thể bắt gặp hình ảnh chiếc xe lôi đạp từ tờ mờ sớm của một ngày mới cho đến chiều tối mịt trên khắp ngã đường ở các thị trấn, làng xã, thôn xóm. Từ những người buôn gánh bán bưng cho đến các em nhỏ học sinh hay thậm chí một người phương xa lỡ đường cũng có thể là khách hàng của những người chạy xe lôi đạp.

Cô Ba, hiện ở Sài Gòn, kể lại kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô khi đi học bằng xe lôi đạp lúc còn nhỏ ở miền Tây:

“Lúc nhỏ kỷ niệm đáng nhớ nhất là tụi em gồm 6 đứa nhét trên chiếc xe lôi. Ngồi trên xe vui lắm, ngồi chật cứng, vịn cho thiệt chắc rồi hát hò. Khi xe chạy đến dốc cầu, xuống dốc nhanh thì một đứa trên xe bị văng xuống. Nó không bị sao. Tụi em trên xe cười quá là cười. Vui thiệt là vui.”

Sinh sống ở thành phố nhiều năm và cứ mỗi dịp về quê, Cô Ba lại chọn phương tiện đi lại là xe lôi đạp. Cô Ba cho biết, kỷ niệm đáng nhớ nhất thời học trò không khiến cô lo sợ cho sự an toàn mà trái lại cô không nghịch ngợm như hồi còn nhỏ, ngồi chắc chắn trên xe để tận hưởng giây phút chậm rãi ngắm đường xá, xe cộ, nhà cửa, dò tìm những gương mặt thân quen cũng như hồi tưởng lại tuổi thơ ở từng góc phố, hàng cây. Đặc biệt vào các dịp Tết Âm lịch hàng năm, cô cùng với các con nhỏ của mình đi dạo chợ Tết và dạo quanh qua chợ bông ở quê bằng phương tiện xe 3 bánh này. Cô Ba tiếp lời:

“Về quê nội ở Cần Thơ thì còn chiếc xe lôi đó, cho mấy đứa nhỏ đi thử. Thích lắm! Ngồi trên xe lôi, cảm giác dân dã, bình dị. Ngồi chung với những người đi chợ về, đúng chất quê. vui lắm. Mặt mày đứa nào cũng ngơ ngác nhìn cảnh rất là thú vị, chứ không có cảm giác như ngồi trên taxi ở Sài Gòn.”

Không thể kiếm sống?
Trong khi đó, những người hành nghề chạy xe lôi đạp chia sẻ họ không thể kiếm sống qua việc chở khách bộ hành. Họ cho biết đây là nghề đổi sức lấy miếng ăn. Một cuốc xe lôi đạp có thể chở tối đa 5, 6 khách và giá cước khoảng 1 đến 2 ngàn đồng cho 1 km đường đi. Một ngày đạp xe lôi từ 6-7 giờ sáng đến 9-10 giờ đêm, họ kiếm được trung bình số tiền vài chục ngàn đồng.

Ông Phước ở Long Xuyên, An Giang, gần 70 tuổi, chạy xe lôi đạp 35 năm, tâm sự với Hòa Ái:

“Chú chạy xe lôi đạp chở khách đến giờ hết nổi rồi. Chở đồ đạc, tủ lạnh…thì nhẹ hơn chút. Khách giờ ế lắm vì chủ yếu bây giờ người ta đi xe gắn máy (Honda) nhanh hơn.”

Ông Phước cho biết thêm hằng ngày chờ các mối quen kêu chở hàng, đồ đạc để kiếm cơm qua ngày. Đồng thời cũng chạy loanh quanh mong được có thêm cuốc xe nào hay cuốc đó. Ông Phước nói lúc còn trẻ có thể chở nặng được nhưng bây giờ không còn sức để chở khách dù thời buổi ngày nay cũng không còn nhiều hành khách để chở. Ông Phước nói thêm:

“Nói chung thì chở khách cực hơn. Chở đồ đạc, tủ lạnh khoảng vài chục kí lô, khiêng lên khiêng xuống. Chở người thì gặp người mập, 2-3 người thì hết cả trăm, trăm mấy, hai trăm kí lô, chạy nặng hơn. Lên dốc cầu, kéo lên thì mệt hơn.”
Đa phần những người hành nghề chạy xe lôi đạp ở miền Tây Nam bộ như ông Phước là những người lỡ vận, nghèo khó. Có người làm chủ cả chiếc xe đạp và cái thùng xe 2 bánh nhưng cũng có người chỉ có khả năng thuê chiếc xe lôi để mưu sinh hàng ngày. Tuy công việc đạp xe lôi nặng nhọc nhưng một số người hành nghề đạp xe lôi mà đài ACTD tiếp xúc hầu như không có lời than vãn nào. Dường như họ chấp nhận cho số phần của mình, đánh đổi từng cuốc xe đầy mồ hôi nhễ nhại với từng bữa cơm, bữa cháo cho gia đình.
UserPostedImage
Một người kéo xe lôi ở miền Tây.


Trả lời câu hỏi của Hòa Ái có nên duy trì xe lôi đạp trong thời buổi phương tiện công cộng như xe buýt, taxi hay xe tải nhẹ thuận tiện cho việc đi lại và chuyên chở như hiện nay hay không, nhiều người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cho rằng chiếc xe lội đạp vẫn còn là phương tiện chuyên chở hàng hóa, đồ đạc thuận tiện nhất. Mặc dù vậy, hình ảnh những người đạp xe gò lưng dưới trời nắng gắt hay dưới cơn mưa tầm tã khiến nhiều người thương cảm.

Trong số những người từng là hành khách quen thuộc một thời của xe lôi đạp như cô Ba thì cho rằng chỉ nên duy trì về phương diện du lịch, lưu giữ ở một vài địa điểm hay vùng quê hiền hòa nào đó ở miền Tây Nam bộ mà thôi.

Có lẽ không bao lâu nữa, hình ảnh chiếc xe lôi đạp ở miền Tây cũng chỉ còn đọng lại trong ký ức như những chiếc xích-lô ở Sài Gòn do các chính sách quy định làm đẹp thành phố và trật tự đô thị. Những chiếc xe lôi đạp sẽ sớm bị xóa sổ trong danh sách các phương tiện lưu thông đường bộ và số phận những người hành nghề đạp xe lôi cũng sẽ dần rơi vào sự lãng quên.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.044 giây.