logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/02/2015 lúc 12:16:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,125

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Hằng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ. Ban đầu người dân vùng Sài Gòn Chợ Lớn đến lăng mộ để tưởng niệm công ơn của Đức ông Lê Văn Duyệt, nhưng những thế hệ sau tin rằng Lăng Ông hiển linh, đến cầu an và cầu phước rồi sau đó hái lộc đầu xuân.

Lăng Ông
Lăng Ông Bà Chiểu, gọi tắt là Lăng Ông, có tên Thượng Công Miếu, là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng quận Bình Thạnh.

Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu cho nên thường được gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Nhiều người ở nơi khác thường hiểu lầm là cái lăng thờ Ông và thờ Bà tên Chiểu.

Do có hiềm khích với vua Minh Mạng, cho nên sau khi chết, mồ mả của Lê Văn Duyệt bị vua cho san bằng, xiềng lại bằng xích sắt, đánh trên mộ 100 roi, dựng bia khắc 8 chữ “Quyền yểm Lê Văn Duyệt phục pháp xử”. Đến năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị (con của Minh Mạng) cho phá bỏ xiềng xích và đắp lại mộ.

Năm 1848, tới thời vua Tự Đức (cháu vua Minh Mạng) Lê Văn Duyệt được truy phong là “Vọng các công thần, chưởng Tả quân Bình Tây tướng quân, quận công”. Quan chức làng Long Hưng tỉnh Mỹ Tho (Định Tường, Tiền Giang) tìm ra được Lê Văn Niên, con của bà Lê Thị Hổ (em Lê Văn Duyệt), gọi Lê Văn Duyệt bằng cậu, trả lại 32 mẫu ruộng làm của hương quả thờ cúng họ Lê.

Phần mộ được đắp lại cho rộng thêm và sửa sang lại miếu thờ. Trong khu vực lăng còn có phần mộ của vợ ông là bà Đỗ Thị Phận cùng hai cô hầu.

Hằng năm có hai lễ hội lớn tại lăng, đó là ngày giỗ của Tả quân Lê Văn Duyệt từ ngày 01 đến 03 tháng Tám âm lịch và ngày hội đầu xuân, mồng một và mồng hai Tết.

Khi Lê Văn Duyệt mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng, tế lễ mang nghi thức thờ thần, tế thần, không giống như ngày lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Huỳnh Đức, mà mang tính dân gian như lễ vía Bà Chúa Xứ hoặc vía Điện Bà ở Tây Ninh.

Số người dự đến cả chục vạn người, trong đó số người Hoa chiếm phân nửa. Bởi vì lúc sinh thời, Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt có những chính sách giúp đỡ cho cộng đồng người Hoa phát triển ngành nghề và an cư lạc nghiệp ở quê hương thứ hai của họ là Sài gòn Gia Định, Việt Nam.

Tả quân Lê Văn Duyệt là bậc khai quốc công thần, là vị tướng giỏi phò Chúa Nguyễn Ánh vạn dặm trường chinh từ khi Chúa Nguyễn còn gian nan bôn tẩu cho đến lúc lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Ông người làng Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (Định Tường). Thân phụ là Lê Văn Toại, gốc Quảng Nghĩa, dời vào sống ở Định Tường. Ông theo chúa Nguyễn Phúc Ánh từ lúc 17 tuổi. Đến năm 1789, ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của Chúa Nguyễn.
Lê Văn Duyệt làm tổng trấn Gia Định Thành hai lần. Lần thứ nhất từ 1813 đến 1816, lần thứ hai từ 1820 cho đến lúc qua đời năm 1832. Ông rất có uy quyền, ai ai cũng kính phục, gọi ông là “Ông Lớn Thượng”.

Các nước lân cận đương thời đều sợ oai phong của ông, gọi ông là “Cọp Gấm Đồng Nai”. Ông là một trong ngũ hổ tướng bao gồm Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức và Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu.

Lê Văn Duyệt là ái nam ái nữ bẩm sinh chớ không phải tự hoạn để làm thái giám. Sau này, ông lập được nhiều công, vua Gia Long gả cho ông một cung nữ tên Đỗ Thị Phận về làm vợ.
Ông qua đời ngày 28-8-1832, thọ 69 tuổi.

Mả Ngụy
Sự hiềm khích giữa vua Minh Mạng và Lê Văn Duyệt là do Lê Văn Duyệt không ủng hộ vua Minh Mạng lên ngôi, mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh, khi vua Gia Long hỏi ý kiến, trước khi băng hà. Có lần Lê Văn Duyệt còn dùng quyền “tiền trảm hậu tấu” xử chém Huỳnh Công Lý là cha của một quý phi được vua Minh Mạng sủng ái. Do trước kia, Lê Văn Duyệt được hưởng quyền “Nhập triều bất bái” (Vào triều không cần phải lạy) cho nên sau này Lê Văn Duyệt không chịu quỳ lạy vua Minh Mạng. Lê Văn Duyệt còn ủng hộ các nhà truyền giáo châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng. Nhưng nguyên nhân chính là chính sách trung ương tập quyền của vua Minh Mạng, bãi bỏ chức vụ Tổng trấn của thời Gia Long cho phép đại diện nhà vua trông coi các tỉnh trong địa hạt. Khi còn sống, Lê Văn Duyệt nắm giữ binh quyền rất lớn cho nên vua Minh Mạng không bằng lòng nhưng không làm gì được.

Năm 1832, ngay sau khi Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng thi hành chánh sách tập trung quyền lực bằng cách bãi bỏ hai chức vụ Tổng trấn Bắc Thành và Tổng trấn Gia Định Thành. Tất cả trở thành tỉnh trực thuộc triều đình Huế. Tại mỗi tỉnh có chức Tổng đốc, Tuần vũ, Bố chánh, Án sát sứ và Lãnh binh cai quản.

Gia Định Thành hay Thành Phiên An được đổi lại thành tỉnh Gia Định do Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm Bố chánh, và Nguyễn Chung Đạt làm Án sát.

Khi đến nhậm chức Bố chánh, Bạch Xuân Nguyên tuyên bố rằng thừa hành mật chỉ của triều đình truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt. Bản án được thành lập, trong đó Lê Văn Duyệt can tội nhũng lạm, có mưu đồ tạo phản chống lại triều đình như việc tu chỉnh thành Bát Quái và việc đóng tàu. Đồng thời, nhiều thuộc hạ của Lê Văn Duyệt bị bắt giam, trong đó có con nuôi là Lê Văn Khôi. Người nhà của Lê Văn Duyệt gồm 16 người bị giết chết hết.

Vua Minh Mạng phê trong bản án rằng: “Tội của Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc kể ra cũng không hết, nói ra đau lòng. Dù có chẻ quan tài ra mà giết thêm một lần nữa cũng đáng tội. Nhưng nghĩ hắn chết đã lâu, và đã bị truy đoạt các quan tước, xương khô trong mả, cho nên chẳng cần phải gia hình chi nữa cho uổng công. Vậy tổng đốc thành Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn, cuốc bỏ nấm mộ, san bằng mặt đất và dựng lên một bia đá khắc mấy chữ thật to “Đây là chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước” (Quyền yếm Lê Văn Duyệt thụ pháp xử).
Phẩm hàm của cha ông bị tước, bia mộ bị đục xóa, điền ruộng bị tịch thu, nhà thờ họ tộc tại làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức Quảng Ngãi bị voi của quan quân đem về tàn phá.

Mộ của Lê Văn Duyệt cũng bị san bằng, bị xiềng lại bằng xích sắt và đánh trên mộ 100 hèo. Đó là thời gian mà mộ của Lê Văn Duyệt bị gọi là Mả Ngụy. Sau này, khi Lê Văn Khôi nổi loạn bất thành, tất cả 1,831 quân bại trận đều bị giết và cùng chôn chung một mồ tập thể, cũng gọi đó là Mả Ngụy.
Lê Văn Khôi tên thật là Nguyễn Hữu Khôi, người Cao Bằng. Do khởi binh làm loạn nên bị quân triều đình đánh đuổi, phải chạy vào Thanh Hóa và gặp Lê Văn Duyệt làm kinh lược ở đó nên Khôi ra xin đầu thú. Lê Văn Duyệt tin dùng và nhận làm con nuôi, đổi tên là Lê Văn Khôi rồi đem về Gia Định Thành cất nhắc làm Phó vệ úy.
Sau khi Lê Văn Duyệt mất thì Bạch Xuân Nguyên bắt giam Khôi. Lê Văn Khôi ngầm liên lạc với thủ hạ bên ngoài, đêm 5/7/1833 ông cùng 27 thuộc hạ phá ngục, đột nhập vào tư dinh giết chết cả nhà Bố chánh Bạch Xuân Nguyên và giết luôn Tổng đốc Nguyễn Văn Quế.

Lúc đó, Gia Định Thành có những người bị tội ở Bắc Hà bị đày vào Gia Định theo Lê Văn Khôi khởi binh. Lê Văn Khôi chiếm thành Bát Quái. Tổ chức lễ thắp đuốc tại mộ Lê Văn Duyệt và tuyên bố bất phục triều đình, ủng hộ An Hòa là con trai của hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh). Tối hôm đó quân nổi dậy giết chết tổng đốc mới nhậm chức là Nguyễn Văn Quế.

Quân nổi dậy của Lê Văn Khôi nhanh chóng phát binh đánh chiếm 6 tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ. Chỉ trong ba ngày toàn bộ sáu tỉnh nằm trong tay quân nổi dậy. Lê Văn Khôi làm chủ thành Phiên An. Nhiều quan văn võ triều đình ra đầu thú.

Tháng 8 năm 1833, vua Minh Mạng cử Trương Minh Giảng và các tướng đem thủy, bộ và tượng binh vào đánh quân nổi dậy của Lê Văn Khôi. Quân triều đình lấy lại các tỉnh Nam Bộ. Thấy quân triều đình thắng thế, địa chủ, phú hào các nơi không dám ủng hộ và tiếp tế cho quân nổi dậy nữa.

Một tướng giỏi của Lê Văn Khôi là Thái Công Triều kéo quân ra đầu hàng quân triều đình và được cử đi đánh Thành Gia Định. Thế lực quân nổi dậy suy yếu, Lê Văn Khôi nhờ giáo sĩ Tây phương sang cầu viện Xiêm La (Thái Lan). Xiêm La vốn có ý đồ chiếm Đại Việt nên nhận lời đưa quân sang trợ chiến.

Năm 1834, quân triều đình đánh bại quân Xiêm La chiếm lại toàn bộ 6 tỉnh miền Nam và chuyển sang vây thành Bát Quái.

Trong khi thành bị vây thì Lê Văn Khôi chết vì bịnh thủng. Con trai Lê Văn Khôi là Lê Văn Cù, mới 8 tuổi, được cử lên thay. Trong khi Thành Bát Quái bị bao vây thì bịnh dịch tả hoành hành. Súng đạn hư hỏng và cạn dần. Lương thực dự trữ còn nhiều nhưng bị ẩm mốc. Tinh thần và sức lực của quân nổi dậy suy sụp, chao đảo. Ngày 8/9/1835, quân triều đình chia làm 8 mũi theo đồ hình Bát Quái ào ạt tấn công. Quân nổi dậy kháng cự không nổi.
Quân nổi dậy và dân chúng trong thành và cả ngoài thành vài dặm, già trẻ, trai gái gì cũng đem ra giết sạch. Tổng số người chết lên tới 1,831 người.

Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện viết: “…bè đảng a dua, không cứ già trẻ trai gái ở trong thành và ở vài dặm ngoài thành đều chém ngay rồi đào hố to vất thây, lấp đất, chồng đá làm gò, dựng bia khắc đây là “nơi bọn nghịch tặc bị giết”, để tỏ quốc pháp”.

Vị trí của những ngôi mộ được cho là ở vùng ngã sáu đầu đường Phan Thanh Giản và Lý Thái Tổ, quận Ba Sài Gòn. Vùng này trước kia là cánh đồng rộng lớn hoang vu với nhiều lùm cây um tùm.

Cái tên Mả Ngụy được người dân nói đến trong thời gian họ còn sợ vua Minh Mạng, nhưng về sau không ai gọi tên ấy nữa, mà gọi là “đồng Mả Lạng”. Người Pháp gọi đó là cánh đồng mồ mả vì có quá nhiều mả.
Sáu người bị kết tội chủ mưu bị đóng cũi giải về Huế nhận án lăng trì, gồm có: Lê Văn Cù, 8 tuổi, con của Lê Văn Khôi, giáo sĩ người Pháp là Joseph Marchand (Cố Du), một người Hoa tên Mạch Tấn Giai và Nguyễn Văn Hoành, Nguyễn Văn Trắm và Nguyễn Văn Bột.

Nói thêm về thành Bát Quái
Thành Bát Quái là một khu vực mà ngày nay là trung tâm thành phố Sài Gòn, là một công sự phòng thủ nằm trong Gia Định Thành mà Chúa Nguyễn Ánh chọn làm kinh đô, còn gọi là Gia Định Kinh.

Năm 1790, chúa Nguyễn Ánh nhờ hai sĩ quan công binh người Pháp là Victor Olivier de Puymanel (Tên Việt là Nguyễn Văn Tín) và Théodore LeBrun vẽ họa đồ và huy động 30,000 dân phu xây thành theo lối kiến trúc Vauban, tức là nặng về mặt phòng thủ. Thành mang hình Bát Quái là định hướng về phong thổ Á Đông kết hợp với mỹ thuật của dân tộc.
Tường thành cao 4.8 mét toàn bằng đá ong Biên Hòa, có 8 cổng đặt theo tên Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Trong thành có các đồn lính, các kiến trúc tôn giáo như chùa Cây Mai, chợ búa, các khối ngành thủ công, các cửa hàng, kho hàng, khu dân cư…

Vì tình hình bất an, nhiều người Hoa ở Hà Tiên và Định Quán chạy về Sài Gòn, gần thành Bát Quái tạo thành khu vực Chợ Lớn. Dân cư trong Gia Định Thành vào năm 1819 có khoảng 180,000 người bản địa và 10,000 người Hoa.
Năm 1801, nhờ sự hỗ trợ của người Pháp, Nguyễn Ánh đánh bại được quân Tây Sơn, thống nhất Việt Nam, lập triều Nguyễn, lên ngôi hiệu là Gia Long và dời đô ra Huế năm 1811.

Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá thành Bát Quái kiên cố và cho xây lại thành nhỏ hơn, ít kiên cố hơn là Thành Gia Định hay Phượng Thành, Phụng Thành.

Trúc Giang MN
Theo cafevannghe.wordpress.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.