Thính giả Nguyễn Thị Hà hỏi như sau:
“Kinh gửi Bác sĩ
Cho em hỏi. Em bị tê tay 2 tháng rồi. Buổi sáng ngủ dậy, nắm bàn tay lại, các đầu ngón và khớp giữa ngón tay tê là bị làm
sao? Xin Bác sĩ tư vấn giúp?
Cảm ơn Bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Tải để nghe hỏi đáp Y học: Tê ngón tay
http://av.voanews.com/cl...fd7817882fe_original.mp3Hội chứng đường hầm cổ tayChỉ căn cứ trên một triệu chứng là ngón tay tê buổi sáng thôi chúng ta không thể bàn chuyện gì cụ thể được. Ví dụ người
đàn ông hay phụ nữ, tuỳ tuổi, phụ nữ dùng thuốc ngừa thai hay không, có những triệu chứng khác như lo âu, mệt mỏi, nóng
sốt hay không, đau tay bên nào, có phải là bên dùng nhiều trong một loại động tác (như dùng phím máy vi tính liên tục, làm
thợ nấu ăn dùng các ngón tay để nhồi bột, đàn piano, violin, làm bàn tay chịu stress lập đi lập lại (repetitive stress). Có
những việc nặng nhọc hơn như dùng máy khoan, máy đào đường. Trong trường hợp stress dai dẳng trên bàn tay ngón tay,
chúng ta có thể nghĩ đến hội chứng đường hầm cổ tay. Người đặt câu hỏi dùng facebook, qua mạng internet, nên tôi nghĩ
sau đây chúng ta có thể bàn nhiều hơn về tổn thương do dùng quá nhiều các ngón tay ở giới trẻ, đặc biệt là do dùng phím
máy tính (keyboard overuse injury).
Vận động viên Kei Nishikori của Nhật Bản chườm túi đá lên mặt trong trận đấu tennis đơn nam với vận động viên Dusan
Lajovic của Serbia thuộc giải mở rộng Australia 2014 ở Melbourne 16/1/2014.
Các ngón và bàn tay phần lớn được điều khiển bởi những cơ bắp có thân cơ nằm trong cánh tay (forearm, avant bras), tức
là phần giữa cổ tay và khuỷu tay. Những sợi gân từ từ các cơ ở trên chui qua một đường hầm gọi là đường hầm cổ tay
(carpal tunnel), rồi mới nối với các ngón tay. Lúc các cơ này co lại, thì các ngón tay cũng co theo (flexion of the fingers).
Cùng trong hầm này, có một sợi dây thần kinh lớn (median nerve), điều khiển một số cơ bên phía ngón cái của bàn tay và
phụ trách cảm giác 2/3 bàn tay bên phía đó. Nếu người bệnh dùng các cơ bàn tay nhiều (như đàn piano, đánh máy liên tục
ngày này qua ngày khác), khuỷu tay cử động nhiều, các gân có thể viêm (tendinitis), vùng hang cổ tay trở nên quá chật hẹp
và median nerve bị đè lên (nerve compression) làm cho bàn tay bị đau, cũng như những cơ ở mu bàn tay bên phía ngón cái
bị teo lại trong trường hợp nặng.Trường hợp này gọi là hội chứng đường hầm cổ tay (carpal tunnel syndrome). Viêm gân
(tendinitis) và hội chứng hầm cổ tay là những thành phần trong hội chứng còn được gọi là 'tổn thương do dùng cổ tay và
bàn tay quá nhiều" (overuse injuries of hand and wrist)
Tuy nhiên, cũng như mọi khi, bệnh nhân cần được bác sĩ khám và định bệnh chính xác. Một số điều kiện khác có thể giải
thích ngón tay bị yếu, không viết lâu được mà chỉ có bác sĩ của bệnh nhân mới giải quyết tường tận được.
Sau đây, tôi xin nói về "overuse injuries" của bàn tay và cổ tay.
Chữa trị:1) Bảo thủ
• Wrist brace: Bó (không bó chặt) cổ tay lại để giảm thiểu cử động lập đi lập lại nơi cổ tay.
• Đắp nước đá (icing, ice treatment) cho sưng đau cấp tính: dùng nước đá trong bao plastic, hoặc túi đậu xanh petit-pois
đặt trong tủ đá (freezer) cho lạnh. Không đắp quá 30 phút. Chỉ đắp sau khi hoạt động gây tổn thương xảy ra (vd lực sĩ sau
khi tập luyện, sau chấn thương); không đắp nước đá trước khi vận động.
• Đắp nóng (heat treatment); dùng cho trường hợp mãn tính, trước khi hoạt động, làm cho các mô giãn ra, máu lưu thông
nhiều hơn.
- Tránh dùng đắp nóng sau khi hoạt động, vào chỗ đang sưng, vì máu có thể dồn đến nhiều hơn và làm sưng thêm.
- Có thể dùng heating pad (túi sưởi plastic, hâm nóng vài phút trong lò vi sóng), hoặc dùng khăn nước nóng.
- Không dùng hơi nóng hoặc đắp đá trên da bị thương tích, nếu vùng đó mất cảm giác, máu không lưu thông bình thường,
nếu mắc bệnh tiểu đường (diabetes).
• Uống thuốc giảm đau, giảm viêm (NSAIDS) như Ibuprofen, Tylenol, Naprosyn
• Bác sĩ chích corticoid vào cổ tay.
2) Phẫu thuật cho những trường hợp nặng cần "giải phóng" các sợi gân và dây thần kinh bị gò bó, chèn ép trong cổ tay.
Phòng ngừaMáy tính có thể làm hư bàn tay và ngón tay và đau vai, lưng. Cổ tay đau vì bàn phím (keyboard) quá cao, và lưng vai đau vì
monitor quá thấp.
Có thể tránh bằng cách:
• Dùng màn hình monitor riêng rẽ, dễ đọc hơn và ngang tầm mắt, cho phép ngổi thẳng lưng.
• Dùng bàn phím riêng, để thấp dưới bàn để khi đánh máy, có thể giữ khuỷu tay ở góc 90 độ.
• Dùng ghế ngồi chắc, điểu chỉnh đúng tầm mình, ergonomic, nghĩa là thích hợp cho những cử động tự nhiên của người
dùng.
• Nếu mỏi, tê nhức, phải ngưng, nghỉ ngơi, không nên cố gắng quá sức với mục đích "tập cho quen."
Tránh để laptop trên đùi lúc mình dùng máy lâu. Thế ngồi cúi đầu làm mỏi mệt, nhức lưng, cổ, mỏi mắt. Sức nóng phát ra
có thể gây phỏng da đùi (laptop burn, erythema ab igne).
Chúc bệnh nhân và phụ huynh may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền
Sửa bởi người viết 26/02/2015 lúc 07:01:09(UTC)
| Lý do: Chưa rõ