logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 01/03/2015 lúc 11:15:45(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage

Duyên nợ giữa Việt Nam và Mỹ gắn liền với cuộc chiến tranh, kết thúc vào năm 1975. Nó để lại vết thương vẫn còn hiển hiện ở một số vùng đất ở Việt Nam và trong lòng nhiều người Mỹ. Mối duyên nợ này cũng được thể hiện trong các cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam và người Mỹ. Trong tạp chí phụ nữ tuần này, Hải Ninh giới thiệu ba phụ nữ Việt Nam về cuộc tình Việt - Mỹ của họ. Cơ duyên của họ đến với người chồng Mỹ có thể khác nhau song cái tình vợ chồng của cặp đôi nào cũng có nét tương đồng.

Tính đến năm 2012, có tổng cộng gần 1,3 triệu người Việt Nam định cư khắp nước Mỹ. Trong vòng bốn thập kỷ qua, người Việt Nam từ một nhóm di dân ít ỏi đã phát triển trở thành một trong những nhóm người nước ngoài lớn nhất ở Mỹ. Quá trình di cư sang Mỹ của người Việt diễn ra trong ba đợt di dân lớn. Đợt thứ nhất diễn ra vào thời điểm Sài Gòn thất thủ vào tháng 4 năm 1975, khi người Mỹ di tản khoảng 125.000 người khỏi Việt Nam. Làn sóng đầu tiên này bao gồm những người làm những công việc có liên quan tới chính quyền Mỹ, những người sẽ trở thành mục tiêu trừng phạt của quân đội Việt Cộng khi lực lượng này chiếm đóng Sài Gòn.

Trong số những người này có một goá phụ của chính trị gia Nguyễn Văn Bông, người bị ám sát sát năm 1971, chỉ một ngày sau khi ông được thông báo sẽ nắm giữ chức vụ thủ tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Bà Nguyễn Văn Bông từng làm giám đốc Hội văn hoá Việt - Mỹ ở Sài Gòn.

40 năm một cuộc tình
Ngày 26/4/1975, goá phụ trẻ tuổi của chính trị gia Nguyễn Văn Bông, lúc đó mới 35 tuổi, bồng bế ba đứa con chạy sang nước Mỹ nhờ một người bạn Mỹ làm trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Thành phố đầu tiên mà ba mẹ con đặt chân đến là St Louis, bang Missouri ở miền trung tây nước Mỹ. Đến tháng 11, nhờ bạn bè giúp đỡ, ba mẹ con của bà chuyển tới Washington D.C. sinh sống. Cũng tại đây, bà gặp lại người chồng hiện là Lacy Wright, lúc đó đang làm cho Bộ Ngoại giao Mỹ.

Jackie Bông: Hồi đầu mới đi qua bên Mỹ, gặp lại ai cũng mừng để nói chuyện về Việt Nam, về cuộc sống. Tôi cũng có nhiều người bạn Việt, Mỹ ngồi nói chuyện với nhau. Sau đó, ông mời tôi đi ăn cơm. Đến lượt tôi, tôi không có tiền mời ông đi ăn ở tiệm nên tôi mời ông ăn ở nhà. Thấy người Mỹ ăn steak thì tôi mua steak cho ông ăn. Sau đó, tôi hỏi ông ăn thấy sao, ông bảo cứng như cao su. Vì (tôi) mới qua có biết nấu gì đâu.

Tấm lòng người phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng nghĩ con cái. Bà Nguyễn Văn Bông cũng vậy. Bà cho biết có cảm tình nhiều hơn với Lacy Wright là bởi tình cảm của ông dành cho con của bà.

Jackie Bông: Ông này không có tiền, không có địa vị trong xã hội. Ngày quen với tôi, ông này đi xe máy, không có chiếc xe ô tô để đi. Trong những giàu hơn, làm lớn hơn tôi chọn ông vì ông thương con tôi, thương thật, không phải ông chỉ muốn mình không thôi. Hẹn hò với nhau thì thực sự mình thấy hẹn hò mình với ông với mấy đứa nhỏ nhiều hơn. Nhưng mà vì như thế mình thích ông nhiều hơn vì mình thấy ông thương cả con mình, nó gắn bó, nó đậm đà hơn là chỉ biết thương mình hơn là con mình.

Khi ông Lacy Wright cầu hôn, bà Bông cho biết bà ngần ngại vì bà có quá nhiều gánh nặng.

Jackie Bông: Tôi nói tôi có rất nhiều vấn đề. Tiền thì không có, về tình cảm thì mới mất chồng, mới mất quốc gia mới phải chạy trốn, không còn gì nữa, rất buồn, rất khổ trong thâm tâm. Nên rằng tôi thấy ông nên có một người vợ trẻ, tôi thì lớn tuổi và có 3 con và đem lại cho ông rất nhiều phiền toái. Tôi nói ông hãy suy nghĩ cho kĩ đi, tôi không nói có hay không, mặc dù tôi rất thương ông, nhưng mà tôi thấy ông không được hạnh phúc khi ông đem về bốn người mà phải khổ đau thế này. Ông suy nghĩ ông thì ông chịu, ông thương tôi rồi thì ông chịu. Sau đó tôi hỏi con tôi, tôi bảo có chịu ông làm cha không. Các cháu vỗ tay bằng lòng lắm, vì chúng đã quen thuộc với ông. Ông đã dậy (tiếng Anh) cho chúng nó, dẫn chúng đi chơi, đi coi hát, đi bowling, đi những chỗ con nít nó thích thành ra nó thích lắm.

Sau khi hai người kết hôn vào năm 1976, bà góa phụ Nguyễn Văn Bông đổi tên thành Jackie Bông-Wright. Bà Jackie, năm nay đã 74 tuổi, theo ông đi khắp thế giới từ Brazil tới Italy, Thái Lan. Bà vừa trở về Mỹ sau hai năm ở Lào. Bà cho biết hôn nhân giữa hai người khác văn hoá và tôn giáo thì cần phải có những sự tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau. Ông bà không có con chung và cả ba người con của Jackie cùng người chồng cũ đều trưởng thành và trở thành những người thành công trong xã hội Mỹ. Hai người con trai sinh đôi của bà nắm chức vụ cao trong các tập đoàn lớn ở New York.

Chuyện tình New York

Holly Sackett, 46 tuổi, đến Mỹ vào đầu thập niên 80, khi chị mới 12 tuổi. Chị Holly gặp người chồng của mình khi cả hai cùng học ngành kỹ sư điện tử ở đại học tại thành phố Rochester, bang New York. Khi đó, Holly mới 21 tuổi, hơn chồng hai tuổi. Chồng chị, anh David, lúc đó là người giúp đỡ

Holly Sackett: Ông rất chăm chú dạy cho chị, giờ nào cũng được, ngồi cả ngày cũng được nữa. Ông ấy thuộc kiểu người ít nói nhưng cái gì ông cũng làm cho mình hết. Khi đó, một cô bạn người Mỹ thủ thỉ cho chị rằng cái thằng Mỹ này nó thích mày đó.

Quen nhau được vài tháng anh chàng David với dám thổ lộ tình cảm với Holly.

Holly Sackett: Bốn tháng sau, ông ấy đòi hôn chị, chị chỉ cho hôn trên trán. Tại vì mình là người Việt Nam nên ông sợ, chứ người Mỹ ông ôm hôn từ lâu rồi khỏi cần hỏi. Sáng hôm sau chị không nói chuyện với ông, ổng bấm bụng hỏi là chị bỏ hay là chị vẫn thích ông?

Holly có tất cả 13 anh chị em, khi chị đưa David về nhà ra mắt cùng anh chị, một nửa thì đồng ý, một nửa thì ngăn cản vì lo ngại văn hoá khác biệt và rằng “người Mỹ dễ bỏ nhau”. Holly nhớ lại những ngày trốn nhà đi hẹn hò với anh chàng người Mỹ.

Holly Sackett: Ngày xưa không có cha mẹ, chị đi học về sớm phải nấu nướng dọn dẹp rồi nấu mỗi ngày. Thường thường thứ 6 chị dọn nhà của rồi hẹn nhau đi chơi. Chị mở đèn mờ mờ trong phòng, mở nhạc lên khóa của lại mở cửa sổ ra đi đằng sau. Ông rước đi ăn bánh rồi về, leo phòng rác về, lên cửa sổ để về. Ông này hay mắc cỡ, ra đường hôn chị lỗ liễu không có đâu. Ví dụ như tiệc tùng, dẫn vợ đi mà chị có làm đổ nước dưới chân thì ông cúi xuống ông lau hay đi ra ngoài đường chị giẫm vào nước ông cũng cúi xuống giữa đường lau chân cho chị, lúc chị mang bầu cũng vậy, chị đi bác sĩ ông cũng đi theo, ông cúi xuống cột dây giầy cho chị.

Sau bốn năm hẹn hò, anh David cầu hôn chị Holly bằng chiếc nhẫn mà mẹ anh tặng. Chị cho biết gia đình chị cũng mến anh chàng con rể nhân hậu, hiền lành. Holly cho biết chồng chị rất ủng hộ việc chị đi làm từ thiện ở Việt Nam. Nhờ sự ủng hộ của anh, chị Holly đã giúp bà con Việt Nam xây dựng được hai cây cầu, mấy chục căn nhà và giếng nước cùng trường học ở miền nam Việt Nam.

Holly và David có hai con và vẫn sống ở Rochester, New York.

Theo anh em thì về

Chị Moon Lane, 52 tuổi, đến Mỹ mới được gần bốn năm sau gần hai thập kỷ chung sống với người chồng Mỹ ở Việt Nam và Campuchia. Hai người gặp nhau khi chị đã ngoài 30, một nách hai con và vừa ly dị chồng. Lúc đó là năm 1995, khi Mỹ vừa mới nối lại quan hệ song phương với Việt Nam sau nhiều năm cấm vận.

Chị cho biết được một người chị họ giới thiệu anh Richard đang làm cho một cơ quan phi chính phủ ở Việt Nam. Lần đầu gặp mặt, chị cho biết chị hoảng hốt sợ hãi khi anh Richard cao tới gần 2 mét.

Moon Lane: Lúc đầu cô không có chịu, lúc đầu nhìn ông cô sợ lắm, nhìn ông cao to. Xong chị Kim Ly chị nói người nước ngoài coi người ta vậy nhưng người ta đàng hoàng lắm, người ta dịu dàng lắm chứ không phải là hung dữ, hùng hổ đâu, người ta năng ta như nâng hoa. Vài tháng sau thì mới hết sợ, người nước ngoài ngộ lắm, chịu thì tiến tới, không chịu thì mình thôi, mình rút lui, chú biết mình sợ là chú cũng từ từ.

Hai người lúc đó cũng không thể giao tiếp được nhiều vì chị không biết tiếng Anh. Mỗi lần đi hẹn hò là chị phải có người phiên dịch. Và trong nhiều năm trời, chị phải nhờ tới từ điển, sau đó là kim từ điển để nói chuyện với anh.

Moon Lane: Yêu thì chưa yêu liền đâu nhưng có cảm tình thì có. Có yêu thì cả năm sau mới yêu, ngôn ngữ bất đồng, mình không đi sâu cái tâm tư của người ta thì sao yêu được, giống như tình yêu sét đánh thì không có, ở Việt Nam chung 1 tiếng nói chung 1 văn hóa, thì có thể nói là tình yêu sét đánh chứ người nước ngoài không hiểu nhau thì không có tình yêu sét đánh được, mà lúc đó cô với chú lớn tuổi rồi thì không gọi là tình yêu sét đánh được. Thực sự theo duy tâm như có duyên có nợ thì mới đến được mới nhau, chứ thực sự hai người cách nhau nửa vòng trái đến, làm như đến ngày giờ đó cô có cái duyên để cô gặp ông vậy, cô gặp ông là ông thương cô liền vì khi đó cô còn trẻ lắm, 32 tuổi.

Chị Moon Lane có hai con trai với người chồng cũ. Cũng giống như bà Jackie Bông, chị cho biết chính vì việc anh Richard yêu thương con chị đã khiến chị càng có cảm tình với anh hơn. Anh thương con chị tới mức cậu con trai nhỏ của chị không hề hay biết Richard không phải là cha đẻ. Chị Moon cho biết, để thành công trong hôn nhân giữa hai người khác văn hoá, cái quan trọng là phải tôn trọng lẫn nhau.

Moon Lane: Nếu thực sự mà 2 người thương nhau mà sống với nhau thì điều thứ nhất là phải tôn tọng nhau thứ nhì là phải biết cảm thông, tôn trọng quyền tự do của 2 người và giúp đõ lẫn nhau. Khi cô ốm chú chăm sóc cho cô, chú bệnh cô cũng chăm sóc như vây.

Giờ đây, chị Moon đang ở Fairfax, Virginia, và đang học các chương trình cơ bản. Chị cho biết sau khi học xong, chị muốn đi làm nghề giữ trẻ và anh Richard cũng rất ủng hộ.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.