logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/03/2015 lúc 12:18:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hôm đầu tháng Hai, hạ viện nước Anh, qua biểu quyết mang tính lịch sử, đã thông qua một dự luật cho phép người dân Anh Quốc có quyền có con qua phương pháp thụ tinh nhân tạo với cấu trúc di truyền (DNA) từ hai người phụ nữ và một người đàn ông. Như vậy, nước Anh rất có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức áp dụng đạo luật cho phép người dân nước này có con lấy giống từ ba người riêng rẽ.

Với phương pháp thụ tinh nhân tạo mới này, những căn bệnh di truyền sẽ không thể truyền từ người mẹ xuống cho những đứa con nữa. Sau khi biểu quyết dự luật, một số vị dân cử nói rằng phương pháp mới này là “ánh sáng cuối đường hầm” cho một số gia đình hiếm muộn không con vì những nguyên nhân có liên quan tới một số căn bệnh di truyền.

Hiện dự luật còn chờ để được thông qua ở thượng viện. Nếu mọi chuyện xuôi chảy thì đứa bé đầu tiên loại này có thể được ra đời vào năm tới. Người ta ước tính nếu đạo luật được đem ra áp dụng, riêng tại nước Anh, có khoảng 150 em bé với hai bà mẹ và một ông bố được chào đời mỗi năm.

Những người ủng hộ cho đây là một tin mừng cho sự tiến bộ của ngành y khoa và mang lại chút hy vọng đến cho một số gia đình nay có thể có được những đứa con khoẻ mạnh mà không phải sống trong đau đớn do một số căn bệnh di truyền gây ra. Trong đó có một nhóm gồm 40 nhà nghiên cứu khoa học và cố vấn chính phủ trên khắp thế giới đã đứng chung trong một lá thư ngỏ gửi tới quốc hội Anh ủng hộ cho phương pháp thụ tinh mới này. Trong khi những người chống thì lo ngại với phương pháp thụ tinh mới này có thể đưa tới những vấn đề liên quan tới đạo đức và an toàn.
Phương pháp thụ tinh một cha hai mẹ được phát minh bởi Đại học Newcastle bên Anh Quốc cho phép những phụ nữ nào mang trong người mầm mống di truyền của căn bệnh rối loạn ty thể (mitochondrial disease) đến nay vẫn chưa có cách chữa – vẫn có thể có con mà không truyền căn bệnh này xuống cho đứa trẻ.

Ty thể mitochondrial là những hạt li ti có trong hầu hết các tế bào và có chức năng biến đổi thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Các ty thể này có cấu trúc di truyền DNA của riêng chúng và vì vậy sẽ không ảnh hưởng đến đặc tính cá nhân của đứa bé, chẳng hạn diện mạo bên ngoài như chiều cao, màu mắt, màu tóc v.v… Khi một người bị rối loạn ty thể, nó có thể đưa tới những căn bệnh hết sức nguy hiểm như teo cơ bắp, bại tim và thận, hoại não, động kinh, tiểu đường, mù loà, và có thể đưa tới tử vong. Trên thế giới, người ta ước tính cứ 6.500 em thì có một em mắc phải căn bệnh rối loạn ty thể, mà căn bệnh này chỉ được truyền từ người mẹ qua đứa con (tinh trùng của người cha không đóng một vai trò nào cả).

Phương pháp thụ tinh này có thể thực hiện bằng hai cách khác nhau: Cách thứ nhất, tách nhân từ trứng của người mẹ rồi đưa vào trứng của người hiến tặng sau khi trứng đó đã được tách tất cả mọi thứ ra ngoại trừ ty thể. Hạt trứng mới này – có chứa nhân DNA từ người mẹ và ty thể từ người hiến tặng – sau đó được cấy với tinh trùng của người cha. Cách thứ hai, cả hai trứng của người mẹ và người hiến tặng được cấy với tinh trùng, sau đó nhân DNA được lấy ra khỏi trứng của người mẹ và đưa vào trứng của người hiến tặng sau khi nhân của trứng này đã được lấy ra.
Nói chung, phương pháp thụ tinh nhân tạo này là gộp DNA của hai cha mẹ chung với lại những ty thể khoẻ mạnh của người phụ nữ hiến tặng trứng.

Kết quả là khi đứa bé được sinh ra nó sẽ mang DNA của cha mẹ cùng với 0,1% DNA của người phụ nữ thứ hai. Mặc dù phần DNA của người phụ nữ hiến tặng trứng rất nhỏ nhưng trên thực tế có thể nói đứa bé này là đứa con một cha và hai mẹ.

Hiện nay, Giáo hội Công giáo và Anh giáo ở Anh còn đang chống đối cho rằng ý tưởng về việc thụ tinh nhân tạo này chưa được an toàn tối đa và trái luân lý, đó là chưa nói tới tiến trình thụ tinh này còn bao gồm việc hủy hoại phôi thai.

Một vài nhóm chống đối khác nói rằng việc này còn có khả năng mở ra cánh cửa để người ta đi xa hơn nữa trong việc biến cải di truyền của những đứa trẻ trong tương lai – nghĩa là người ta đòi hỏi sinh ra những đứa con theo ý muốn, dùng kỹ thuật cải sửa di truyền để có được những đứa con đẹp, khoẻ, thông minh hoặc miễn bệnh tật.
Tại Hoa Kỳ, nơi mỗi năm có khoảng từ 1.000-4.000 em bé chào đời với căn bệnh rối loạn ty thể, hiện cũng đang có những tranh luận về phương pháp thụ tinh mới mẻ này. Vào đầu năm ngoái, Cơ quan Kiểm soát Thực và Dược phẩm (FDA) đã lập một ủy ban để thảo luận là có nên hay không cho phép những cuộc thử nghiệm lâm sàng về thụ tinh nhân tạo bao gồm ba người này. Với yêu cầu của FDA, Viện nghiên cứu Y khoa (Institute of Medicine) đã bắt tay làm việc để lập một bản phúc trình tìm hiểu về những vấn đề liên quan tới phương pháp thụ tinh trên có thể ảnh hưởng đến những chính sách về xã hội và luân lý.

Thậm chí nếu luật ở Anh cho phép được mang ra áp dụng, những đứa trẻ được sinh ra đời cũng không phải là thế hệ đầu tiên mang trong người di tố (gene) của ba người riêng rẽ. Vào thập niên 1990, một nhóm nhà nghiên cứu tại Viện St. Barnabus ở New Jersey đã phát minh một phương pháp điều trị cho những người hiếm muộn được gọi là cytoplasmic transfer (truyền tế bào chất), dùng phương pháp cài tế bào chất – là chất nằm trong tế bào có chứa ty thể và những cơ quan tử (organelle) khác – của người hiến tặng vào trong trứng của người mẹ. Nhưng kể từ năm 2002, cơ quan FDA đã cấm không cho thực hành phương pháp này nữa – nhưng trước đó đã có nhiều trung tâm y khoa đã bắt chước và thử nghiệm phương pháp của nhóm nghiên cứu ở New Jersey, và giúp cho ra đời ước đoán khoảng 30-50 em bé mà tố chất di truyền có chứa một phần ty thể có mang cấu trúc di truyền DNA của người hiến tặng.

Vậy tại sao một phương cách thụ thai mới có thể giải quyết được một căn bệnh rối loạn di truyền nghiêm trọng lại đưa đến nhiều tranh cãi như thế? Mặc dù một hội đồng cố vấn của FDA đã lưu ý tới phương pháp thụ tinh mới này nhưng quyết định là phải cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa trước khi nó được cho phép thử nghiệm trên các bà mẹ đang mong mỏi có con. Hội đồng cố vấn ngụ ý rằng vẫn còn một vài thắc mắc khoa học về những ảnh hưởng lâu dài của phương pháp thụ tinh trên. Ví dụ, nếu chẳng may một phần rất nhỏ những mảnh vụn ty thể biến dạng vô tình còn sót lại và gây ra những vấn đề sức khoẻ cho những thế hệ tương lai của các em?

Mặc dù một số giống khỉ được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh này đã sống bình thường và trưởng thành, nhưng chưa có nghiên cứu nào theo dõi những thế hệ tương lai của mấy chú khỉ con này. Một số nhà khoa học nói rằng nếu phải chờ thêm vài thập niên để có kết quả trên những thế hệ tương lai như vậy sẽ lấy mất đi cơ hội có con của những bà mẹ đang trong tuổi sinh đẻ nhưng lại mang mầm mống rối loạn ty thể trong trứng của họ.

Nói đến kỹ thuật sinh sản nhân tạo, chính nước Anh là quốc gia đầu tiên cho phép thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo (ống nghiệm) vào năm 1978, mở đường cho Hoa Kỳ đi theo và sau đó là nhiều triệu đứa trẻ đã được sinh ra theo phương pháp trên tại Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới.

Tuy nhiên, phần nhiều những tranh cãi hiện nay vẫn là sự lo ngại sẽ đưa đến tình trạng sau này có những cha mẹ muốn sinh ra những đứa con theo ý muốn của họ (designer babies). Những người chống đối nói rằng nếu bác sĩ có thể biến cải thai phôi, ai dám chắc rồi đây sẽ không có ai thử nghiệm lựa chọn di tố trong việc thụ tinh để tạo ra những đứa trẻ khoẻ, đẹp và thông minh hơn bình thường? Và như thế có nghĩa là đi ngược lại luân lý thông thường mà với những kỹ thuật tân tiến trong lãnh vực y khoa ngày nay làm nhiều người lo ngại.

Nhưng dù có đang tranh cãi thế nào thì người ta vẫn phải chờ xem thượng viện Anh sẽ quyết định có thông qua dự luật cho phép thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo này hay không đã. Hơn nữa, cơ quan kiểm soát y tế của Anh, tương tự như cơ quan FDA của Hoa Kỳ, còn phải xem xét kỹ lưỡng kết quả khoa học từ những cuộc thí nghiệm khác nữa. Thậm chí nếu việc truyền ty thể vượt qua cuộc kiểm chứng khoa học của cơ quan kiểm soát y tế, nó còn gặp một thử thách lớn khác là tìm một trung tâm y khoa nào có thể thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo mới mẻ này. Hiện trên thế giới chỉ có một số rất ít bác sĩ có thể đếm trên đầu ngón tay là có khả năng thực hiện được phương pháp thụ tinh trên, và vì vậy không phải là trung tâm y khoa nào cũng có thể làm được. Những diễn biến ở Anh hiện nay có gây ảnh hưởng lên quyết định của chính phủ Hoa Kỳ cho phép thực hiện phương pháp thụ tinh này hay không còn là một câu hỏi rất lớn. Người ta đoán nhanh lắm thì cũng phải chờ thêm vài năm nữa mới biết.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.