logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 03/03/2015 lúc 06:15:15(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cây cổ thụ bị đổ do bão hôm 10/10/2013 tại Đà Nẵng.

‘Xanh, sạch, đẹp’ là câu khẩu hiệu được nhìn thấy tại nhiều nơi ở Việt Nam. Khẩu hiệu tuyên truyền này được cho là chuẩn mực của các thành phố, thị trấn trên cả nước.

Tuy nhiên, trong thực tế yêu cầu ‘xanh’ của các nơi đang bị chính những cơ quan chức năng làm cho thu hẹp lại viện cớ vì lý do phát triển. Công chúng và những người thuộc lĩnh vực cây xanh tại Việt Nam có ý kiến ra sao về tình trạng đó?

Phương thức cuối cùng?

Thông tin từ Sở Xây dựng thủ đô Hà Nội thì đến trung tuần tháng hai vừa qua đơn vị này hòan thành việc chặt hạ, dịch chuyển cây trên dải phân cách tuyến đuờng Nguyễn Trãi- Trần Phú. Số cây bị chặt hạ là gần 150 cây. Thống kê được các báo trong nước đưa ra là từ tháng 11 năm ngóai cho đến trung tuần tháng 2 vừa qua, Hà Nội cho chặt gần 400 cây xà cừ cổ thụ trên tuyến đường Nguyễn Trãi- Hà Đông.

Sở Xây Dựng Hà Nội và các đơn vị liên quan trong cuộc họp báo vào ngày 22 tháng giêng vừa qua cho biết công tác chặt hạ cây như thế nhằm bảo đảm an tòan cho thi công, vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông và bảo đảm an tòan giao thông trong mùa mưa bão.

Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội cho biết đó là cách làm duy nhất hiện nay, không còn cách nào khác vì chính những sai lầm trước đây gây ra. Tình trạng đó khiến bà rất buồn lòng. Kiến trúc sư Trần Thanh Vân phát biểu:

Đó là điều rất đau lòng vì thế này: giao thông ách tắc thì người ta phải mở đường ngầm và đường trên cao thôi. Mở đường thì vì an tòan giao thông người ta phải chặt cây. Điều đó về mặt kỹ thuật chúng tôi không thể phản đối được mặc dù biết thành phố cây càng ngày càng mất đi, thành phố càng ngày càng bị bê tông hóa thì càng buồn. Không biết làm cách nào cả. Đúng đó là nghề của tôi và rất đau lòng nhưng không thể phản đối được.

Có những cái mình biết và rất đau lòng. Sai là sai từ đầu: đáng lẽ phải mở đường to, nhưng cho xây nhà sát quá rồi, đường sá chật muốn mở nhưng không mở được nữa nên phải mở đường trên cao và đường ngầm thì phải thế thôi.

Tại thành phố Hồ Chí Minh ở phía nam, vào đầu tháng giêng Sở Giao Thông - Vận tải cũng có chỉ thị cho cấp dưới đốn chừng 100 cây cổ thụ tại Công viên Gia Định với 13 ngàn mét vuông đất để mở đường nối thông Sân bay Tân Sơn Nhất cho đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm - Phạm văn Đồng.

Truyền thông trong nước cho biết trong lộ giới của dự án mở đường là hàng cây cổ thụ sao đen, bạch đàn và một ít xà cừ. Có những cây xả cừ phải hơn bốn người mới ôm hết thân cây. Đa số những cây ‘nhỏ’ khác đều có tuổi trên 30 năm.

Cô Nguyễn Phương Thảo, người tham gia khởi xướng nhóm có vận động bảo vệ cây xanh tại Sài Gòn với tên Happytreeinsaigon, cho biết ý kiến về việc cây tại Công viên Gia Định bị chặt để lấy đất mở đường như sau:

Tôi thấy đó tiếp tục là một sự xâm phạm khi mà trên Ủy ban có chủ trương đưa việc xâm hại cây xanh vào vấn đề qui họach đô thị, sửa chữa… Thế nhưng phần thừa hành như Công ty Cây Xanh chưa thực hịên chủ trương (của) trên Thành phố. Ông ( phó chủ tịch) Tín nói sẽ áp dụng từ tháng 1 năm 2015 mà tại sao ở dưới vẫn tiếp tục chặt cây!

Câu hỏi đặt ra

Dù cơ quan chức năng đã có giải thích phải chặt cây để phục vụ dự án phát triển, bảo đảm an tòan; nhưng những người quan tâm nêu ra nhiều nghi vấn đối với biện pháp cho chặt hằng lọat cây lớn tại thành phố như thế.

Bạn Nguyễn Quang Trung, hiện học tập tại Hà Nội đặt câu hỏi:

Tôi thấy Hà Nội mang tiếng là ‘Thành phố Vì Hòa bình’ là một ‘Thành phố vì Cây xanh’ là hai; nhưng trong thực tế cây ngày càng bị chặt đi nhiều, tôi chẳng thấy xanh đâu cả.

Nhiều lần tôi đi qua tuyến đường ở Hà Đông, tôi thấy họ chặt cây đi rất phí. Tôi đặt ra hai câu hỏi là cây bị chặt rõ ràng ở rất xa so với tuyến đường đó, tại sao họ chặt đi trong khi vẫn có thể đào sâu xuống, bê nguyên gốc cây đó đi đưa đến chỗ khác để trồng? Câu hỏi thứ hai là số gỗ mà họ chặt đi đang ở chỗ nào, đang đi đâu?

Ý kiến trái chiều

Trong khi đó một nhân viên thuộc Công ty Côg viên Cây Xanh Hà Nội cho rằng tình trạng cây xanh ở thủ đô không đáng ngại như nhiều người nêu ra và đơn vị của người này khi chặt cây đều có phép và cũng tuân thủ qui định trồng mới:

Cây cối của Hà Nội nhiều, việc chặt đi nằm trong dự án của thành phố và khi chặt tất nhiên đơn vị của chúng tôi phải có phép mới được chặt chứ không tự quyền chặt được. Khi chặt đi phải trồng lại, trừ những nơi nào mà công trình người ta yêu cầu phải giải phóng thì chặt mà không dựng lại. Còn nếu cây nào đổ thì phải dựng lại mới, có qui họach.

Ông Nguyễn Trịnh Kiểm, chánh văn phòng Hiệp hội Cây Xanh Việt Nam chỉ ra những vấn đề cần phải giải quyết đối với một số cây xanh dọc một số tuyến đường tại Sài Gòn như sau:

Hiện nay cũng nổi lên một vấn đề mà vừa rồi Hội chúng tôi có tổ chức hội thảo: có một số cây đã quá tuổi và nay cần phải thay thế như hàng cây dầu ở đường Sương Nguyệt Ánh, đường Công chúa Huyền Trần và những đường ở Chợ Lớn như 3 tháng 2… quá lớn nên việc phát huy vai trò cải tạo môi trường của chúng trở nên thấp đi. Vì chúng cao đến mấy chục mét nên việc hưởng thụ những ( lợi ích) do cây xanh tạo ra thì dân chúng không được huởng. Thứ hai nữa an tòan của chúng không được tốt: đối với những lọai sao, dầu tuổi thọ thực ra của chúng trên 200 năm. Đối với quần thể đất rừng tốt và chúng sống trong quần thể thì an tòan. Những cây sống trên đường phố Việt Nam cũng cả 100 năm rồi, dù chưa có phương tiện để đo đạc chính xác tuổi của chúng; nhưng nói chung đã lớn tuổi quá rồi, không an tòan. Vừa qua lần đầu tiên cách đây hai, ba năm có đổ một cây dầu. Hãy thử tưởng tượng một cây dầu khỏang 40 mét đổ vào giờ cao điểm thì sao? Rất may nó đổ vào giờ cao điểm nên không có hư hại gì cả, chỉ có đập vào hiên một nhà thôi.

Chúng tôi có kế họach cải tạo dần. Nếu thay thế một lúc rất khó: thứ nhất không có phương tiện để làm vì một cây dầu cao như thế muốn đốn cần một ê- kíp chừng 10 người làm trong vài ngày. Hiện nay việc đào gốc vẫn phải làm bằng thủ công, chưa có phương tiện để làm. Thứ hai nếu thay đổi một loạt thì sẽ có những tác động bất lợi đột ngột về mặt khí hậu và mọi mặt đối với thành phố. Do đó phải thay thế dần.

Vai trò người dân

Theo cô Nguyễn Phương Thảo việc bảo vệ vả trồng cây mới nhằm duy trì một mảng xanh cần thiết cho môi trường đô thị cần phải có sự tham gia của mọi người trong xã hội. Cô này nói về vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh tại Việt Nam lâu nay và yêu cầu cấp thiết phải thực hiện:

Tôi thấy người Việt Nam chưa được giáo dục về tình yêu cây xanh và môi trường. Người dân chưa có ý thức nhiều, họ chưa thấy được tác động khi thành phố có 5 ngàn cây mà chặt đi 1 ngàn cây, chuyện đó bình thường. Theo họ để phục vụ cho công tác phát triển đô thị thì cũng được và cũng đáng; thế nhưng họ không hiểu rằng đó là chuyện môi trường. Hiện nay Việt Nam rất nóng, mọi người đi ra đường cảm thấy mệt mỏi hơn; nhưng họ không thấy đó là do chính họ chọn lựa ‘giải pháp (option) chặt cây đi mà không trồng bù lại.

Về việc giáo dục môi trường và cây xanh, hiện chúng tôi đang liên kết với một số bạn để sọan ra những tài liệu về ý thức môi trường cây xanh, tạo tình yêu đối với cây xanh để đưa ra một luồng thông tin tốt giúp người dân hiểu về vấn đề môi trường cho đúng.

Tại Việt Nam nếu chỉ một nhóm thì không thể nào giải quyết đựợc vấn đề về môi trường mà càng ngày sẽ càng tệ hơn thôi. Đây không phải là vấn đề của một người, một nhóm hay một tổ chức nào hết mà môi trường là của chung xã hội, của tất cả mọi người.

Ông chánh văn phòng Hiệp hội Cây Xanh Việt Nam, Nguyễn Trịnh Kiểm cũng thừa nhận một thực tế đáng ngại tại Việt Nam như sau:

Việc tổ chức cho người dân tham gia, cùng bảo vệ có nhiều vấn đề mà luật Việt Nam chưa ‘thấu’ được. Ví dụ một cây trồng trước của nhà một người dân nếu người ta không thích ( về mặt ý thức), người ta có thể đổ acid, đổ chất độc hóa học… để cây chết dần đi. Tuy nhiên không thể làm gì được vì theo luật phải ‘bắt tận tay, day tận mặt’ dù đó là cây trứơc nhà người ấy.

Việc kêu gọi ý thức của người dân chưa được nhiều và chưa được tốt trong chuyện đó. Đó là theo chủ quan của tôi.

Theo ông Nguyễn Trịnh Kiểm tại thành phố Hồ Chí Minh, ông phó chủ tịch vừa đưa ra quyết định đối với các dự án xây dựng mà phải đốn hạ cây xanh phải có ý kiến của cơ quan chuyên môn; tuy nhiên thực tế cho thấy sự chấp hành và xử phạt vi phạm thiếu hiệu quả.

Trong khi đó những qui định cụ thể về diện tích mét vuông cây xanh cho mỗi đầu người dân tại Việt Nam đến nay vẫn chưa hề có như thừa nhận của ông chánh văn phòng Hiệp hội Cây xanh Việt Nam:

Thực tình hiện nay chưa có barem nào qui định điều đó cả; nhưng riêng thành phố Hồ Chí Minh rất thấp chưa được 1m2 trên đầu người; tốc độ phát triển cây xanh quá chậm so với tốc độ phát triển về dân số. Trong khi đó Hà Nội được chừng 4m2. Chưa có qui định vì cần có cơ sở khoa học, vì có nhiều khái niệm như mảng xanh thường xuyên khác, mảng xanh thời vụ khác. Ví dụ như ở ngọai thành có cây lúa, cây cao su, và ở Cần Giờ có cây đước… nên mảng xanh ở ngọai thành nhiều hơn, còn trong nội thành rất thấp.

Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cho rằng có những quốc gia trong khu vực như Thái Lan cũng từng gặp vấn đề ùn tắc giao thông và xây dựng phát triển đến mức phải hy sinh nhiều mảng xanh của thành phố Bangkok; tuy nhiên đến nay cơ bản họ cũng giải quyết được một số phần, và mảng xanh công viên được tuyệt đối duy trì không xâm phạm.

Bà nói rõ lỗi là của những nhà quản lý xã hội khi mà quà tặng thiên nhiên- những thảm thực vật có lợi cho con người, bị phá bỏ đi một cách không thương tiếc, thiếu sự bảo tồn, giữ gìn và khôi phục.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.094 giây.