Bệnh loét niêm mạc dạ dạy ở người cao tuổi
Bệnh tiêu hóa là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuổi càng cao thì chức năng của bộ máy tiêu hóa càng suy giảm. Trong bệnh tiêu hóa ở người già ngoài ung thư ra, loét đường tiêu hóa, biến đổi bệnh lý của thực quản là bệnh thường gặp.
* Triệu chứng bệnh:
- Bệnh có triệu chứng không điển hình, đau không rõ quy luật hoặc không đau.
- Chỉ biểu hiện khó chịu ở bụng trên và bụng giữa, ợ, đầy hơi, biếng ăn.
- Bệnh này dễ gây ra xuất hiện dạ dày và đã xuất huyết thì khó cầm. Có một số người già bị choáng vì ra nhiều máu cần chú ý theo dõi. Một số người khác thường xuyên có xuất huyết nhưng ít, đi ngoài phân đen song không được quan tâm đến khi xảy ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng dẫn đến đầu váng, mắt hoa, tai ù moiứ phát hiện ra.
- Bệnh này còn dễ gây ra thủng dạ dày, nhưng vì phản ứng kém, đau không dữ dội, khi chạm vào chỗ đau đau không rõ rệt, cơ bụng cũng không căng.
- Nếu tiền sử đã mắc bệnh loét niêm mạc, cũng dễ kéo theo tắc môn vị, nôn thốc nôn tháo, thể trọng giảm, toàn than suy nhược, rất giống căn bệnh ung thư.
Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh loét niêm mạc ở người già không chỉ đơn thuần dựa vào triệu chứng mà đối với bệnh nhân có triệu chứng khó chịu ở bụng trên và bụng giữa, ợ, đầy hơi, biếng ăn, sợ ăn, nôn nhiều lần cần đi khám để chụp X quang và nội soi dạ dày để chẩn đoán chính xác bệnh.
* Nguyên nhân mắc bệnh loét niêm mạc dạ dày:
Rất phức tạp, có nhân tố toàn thân cũng có nhân tố cục bộ.
- Trong nhân tố cục bộ thì hở môn vị dạ dày làm dịch mặt có tính kiềm trào ngược vào dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày là một nhân tố quan trọng.
- Ngoài ra xơ cứng động mạch dạ dày, niêm mạc da dày không được cung cấp máu đầy đủ, chức năng bảo vệ niệm mạc dạ dày bị giảm sút, năng lực hồi phục suy yếu cũng là một nhân tố quan trọng.
* Điều trị bệnh:
- Bệnh loét niêm mạc dạ dày ở người già thì vị toan tiết ra cũng bình thường hoặc hơi thấp, nên trong điều trị không nên ức chế quá mức vị toan tiết ra mà cần tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng cường chức năng co bóp của môn vị. Đối với các loại thuốc ức chế vị toan không được dùng quá liều, có thể dùng thêm các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như ulcermin.
- Mấy năm gần đây qua nghiên cứu phát hiện khuẩn xoắn ốc gây viêm nhiễm môn vị, có tác dụng quan trọng trong việc phát sinh và tái phát bệnh loét niêm mạc, đối với những vết loét khó chữa, dùng loại thuốc kháng khuẩn điều trị loét niêm mạc mạn tính như becherin, miediling, furazonlidone, gentamixin…
- Nhưng nói chung chỉ dùng từ 7 đến 10 ngày, nếu không thì dễ xảy ra loạn khuẩn đường ruột. Bismut chất keo có thể diệt khuẩn xoắn ốc môn vị với thời gian sử dụng tương đối dài, thông thường có thể dùng liên tục từ một đến hai tháng, nhưng đối với bệnh nhân chức năng thận không tốt nên cẩn thận khi dùng tránh bị trúng độc do tích tụ bismuth trong cơ thể. Đối với bệnh nhân có kèm theo bị huyết áp cao, có bệnh động mạch vành ó thể dùng nifedipin để cải thiện việc cung cấp máu cho niêm mạc dạ dày có lợi cho việc chóng lên da non ở bệnh này.
* Phải chú ý điều trị tổng hợp toàn thân trong chữa trị bệnh loét niêm mạc:
1. Sẵp xếp hợp lý thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
2. Giữ cho trong long thanh thản, tránh các tâm trạng không tốt như sầu muộn, lo âu, giận dữ…
3. Ăn uống hợp lí nhai kĩ nuốt chậm, tránh ăn các thức ăn cứng, thức ăn quá nóng, quá lạnh và nhiều kích thích. Không để quá đói, quá no, ăn uống điều độ có giờ giấc.
4. Cai thuốc, bỏ rượu, không uống trà đặc, cà phê đặc.
5. Không nên lạm dụng thuốc tiêu viêm, aspirin…
suckhoemoi