Thính giả Trần Văn Sanh hỏi như sau:
“Kinh thưa Bác sĩ
Xin hỏi Bác sĩ một vài chứng ở móng tay.
Tôi năm ngày ngoài 40 tuổi. Tất cả móng tay và móng chân của tôi đều phát triển bình thường, theo hiểu biết không chuyên
môn của tôi, đó là chúng cứ dài ra, và đủ chắc chắn để bao phủ phần đầu ngón tay và ngón chân. Cứ khi chúng mọc ra hơi
dài một chút, sau khoảng trên dưới một tuần, là tôi lại dùng kéo cắt móng tay cắt chúng ngắn lại. Tôi làm công việc chân
lấm tay bùn nên thường cắt móng tay chân rất ngắn để tiện làm các công việc là dễ giữ vệ sinh, chứ không có nhu cầu làm
đẹp.
Móng ở mọi ngón tay của tôi đều bình thường trừ móng tay của ngón trỏ và ngón giữ của một bên tay trái -- ở vị trí khoảng
1/3 theo chiều từ phải sang trái của đầu hai móng tay này “luôn có sẵn” một về nứt theo chiều dọc của móng tay. Tôi phải
luôn cắt hai móng tay này sát dính với phần tiếp xúc giữa móng tay và da của ngón tay, thậm chí đến đau chỗ cắt đó cả
ngày, thì không thấy vết nứt chiều dọc đó nữa. Nhưng khi móng của hai ngón tay này mới chớm mọc ra là vềt nứt chiều dọc
đó xuất hiện theo, giống như chúng được “đúc khuôn sẵn” từ bên trong trước khi mọc ra. Và khi đó tôi phải càng sớm càng
tốt cắt sát chúng vào da lại. Vì ngay điểm nứt đó là chỗ giống như một đầu sướt nhọn, rất dễ móc vào mặt vải quần áo, vải
bọc nệm v.v. và làm gẫy hay đứt một phần của móng tay đó, đôi khi gây chảy máu, và thường là đau đến vài ngày.
Trong khi đó trường hợp của đứa con tuổi thiếu niên của tôi, thì các móng tay của cháu lại không mọc ra đầy đủ để tạo
được một lớp móng tay đủ cứng, láng bọc ngón tay. Các ngón tay của cháu gần giống như một móng tay móng chân nào
trước đó bị dập hư vì một tại nạn gì đó và móng không chịu mọc lại, hay chỉ mọc “èo uột.” Các ngón tay của cháu hoàn
toàn không bị gì trước đó.
Xin hỏi Bác sĩ những triệu chứng về móng tay chân đó có phải do cơ thể thiếu chất gì hay không? Xin Bác sĩ giải thích và
tư vấn giúp.
Cảm ơn Bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Tải để nghe hỏi đáp Y học: Móng tay chân bất bình thường
http://av.voanews.com/cl...df7c9394c62_original.mp3Móng tay bất bình thường có thể là dấu hiệu của một bệnh toàn thân ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Ví dụ, trong bệnh
koilonychia (spoon nail)((gốc Hy lạp: koilos= lõm, hollow, onychia=móng) móng tay mỏng, lõm xuống, phía bờ thì vênh lên,
có thể giữ được một giọt nước trong phần lõm đó có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu chất sắt.
Người bị bệnh vẩy nến (psoriasis), bệnh rụng tóc alopecia areata (là bệnh tự miễn nhiễm làm hư các nang chân tóc), hội
chứng Reiter (gồm đau khớp, viêm mắt và viêm đường tiểu gây ra sau một phơi nhiễm với môt vi khuẩn nào đó): có thể có
những vết lõm lấm tấm trên các móng tay (nail pitting).
Móng tay dễ gãy (brittle nails), có những sọc cứng dọc (ridging) hay ngang (Beau lines, đường Beau), trắng đục, đổi màu,
với những vệt xám, xanh làm người ta nghi ảnh hưởng của việc thiếu vitamin (thiếu vitamin B12 gây ra ridging, nổi sọc gồ
lên chiều dọc), hay kẽm (zinc), hay canxi (calcium). Bác sĩ có thể thử nghiệm đo mức kẽm, vitamin B12, canxi trong máu.
Tuy nhiên đa số trường hợp không phải như vậy, chỉ là những khác biệt tuỳ thể chất từng người, hay từng giai đoạn trong
đời. Những vệt trắng, lõm ngang chừng 1mm trên móng tay (đường Beau, Beau lines) có thể xảy ra lúc cơ thể trải qua một
stress đáng kể nào đó như viêm phổi, tiểu đường, ban đỏ, quai bị làm gián đoạn sản xuất bình thường của mô liên kết
dưới móng tay. Thiếu chất kẽm, cũng có thể gây ra các đường Beau.
Ngoài ra, móng tay dễ gãy, hay hình dạng bất thường có thể là do nhiễm vi khuẩn hay nấm móng tay (fungal infection), hay
do chấn thương ngón và móng trong một số nghề nghiệp; khả năng các nguyên nhân loại này trong trường hợp này đáng
kể vì ông nói làm việc "chân lấm tay bùn". Hai ngón trỏ và giữa không biết có bị ông dùng ngón tay cái khều móc thường
xuyên không. Khả năng nguyên nhân do thiếu một chất dinh dưỡng thấp nếu người bệnh ăn uống bình thường và không có
triệu chứng gì khác.
Nói về những bệnh di truyền có mặt ở cha và con, chỉ một số nhỏ trường hợp dấu hiệu móng tay bẩm sinh là biểu hiện duy
nhất (isolated nail dystrophy), và trong một số trường hợp người ta chứng minh nguyên nhân là những gen bất bình
thường, phụ trách mô liên kết, trên nhiễm thể số 17. Nếu những năm đầu tiên, không thấy gì bất bình thường có thể do
móng chưa phát triển nhiều nên khó nhận xét những thay đổi bất thường trên móng tay của em bé.
Tóm lại, cần biết ngoài những thay đổi về móng, bệnh nhân có những triệu chứng ở các bộ phận đi kèm hay không. Về
việc người con cũng có vấn đề móng bất bình thường cần tìm hiểu thêm xem những người bà con trong gia đình có
những vấn đề tương tự với móng hay không. Nên để ý móng, răng, da, tuyến mồ hôi (ví dụ bệnh ít hoặc không có mồ hôi,
không chịu được thời tiết nóng vì không thải nhiệt qua mồ hôi), da, hệ thần kinh (mắt, tai), các ngón tay vì những bộ phận
này xuất phát cùng một lớp gọi là ectoderm của bào thai, và những rối loạn có thể đi kèm nhau thành những hội chứng
"loạn sản” ectoderm (ectodermal dysplasia)
Nếu thính giả thấy cần tìm hiểu tường tận nên gặp bác sĩ gia đình để khám kỹ lưỡng và nếu cần đến bác sĩ chuyên khoa về
da, nên dắt theo người con trai mắc bệnh móng.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền