Ðau gót chân LTS: Bác Sĩ Ðặng Trần Hào tốt nghiệp bác sĩ y khoa Ðông Phương tại Samra University, Los Angeles, năm 1987, và được mời tham dự hội đồng State Board về châm cứu và Ðông dược. Mục này giúp cho ai muốn tìm hiểu về Ðông dược và muốn góp ý cho kho tàng Ðông dược phong phú hơn để phục vụ bệnh nhân. Quý vị có thể liên lạc bác sĩ tại điện thoại (714) 531-8229 hoặc email
danghao@sbcglobal.net.
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau gót chân và dọc dưới gan bàn chân thường được nhắc đến như một dạng chấn thương, viêm cơ mạc, mọc gai dưới gót chân, phong thấp hay máu không được lưu thông bình thường do nguyên nhân cặp thận bàng quang mất quân bình về âm dương gây ra.
Sau đây chúng ta lần lượt đi tìm hiểu những trường hợp thông thường gây ra đau gót chân:
Viêm cơ mạc gây đauViêm cơ mạc bàn chân là do bong gân tiếp xúc với phía trước xương gót chân và chạy dọc theo phần dưới của bàn chân. Nguyên nhân chính gây ra thường là:
Ði giày không đủ độ cong và thư giãn cần thiết.
Làm việc liên tục và đứng từ 12 tới 14 tiếng một ngày.
Quay đi, quay lại đột ngột nhiều lần trong ngày gây ra một lực mạnh bất thường tác dụng vào dây chằng.
Chạy trên mặt phẳng cứng hoặc leo núi cao và dốc.
Bàn chân bị gập vào trong khi bước hụt chân.
Túi hoạt dịch gây đauTúi hoạt dịch ở gót chân có thể bị chấn thương, sưng do áp lực của giày. Cho nên người ta hay qui vào sưng do đi giày. Ngoài ra phần xương gót bên dưới nằm ở phía dưới gót chân thường bị sưng do thể thao nhảy cao chạm mạnh gót chân mà gây ra đau.
Gân gót chân gây đauGân gót chân là phần nối các cơ của bắp chân sau với phần sau của gót chân. Một khi bị chấn thương do vận động, di chuyển, làm việc nặng nhọc nhiều giờ phải dùng hai bàn chân, gây ra viêm gót chân do:
Phần cơ bắp chân và gân gót bị thu ngắn lại và mất độ co giãn mềm mại.
Ði giầy cao gót, hay gót nhỏ không đủ vững chắc gây tập trung các chấn động vào gót chân.
Chạy trên đường gồ ghề có nhiều sỏi đá cứng, hay leo dốc.
Thận suy gây đau Thấp đưa xuống dưới gót và bàn chân gây ra đau gót chân. Theo Y khoa Ðông phương, cơ thể con người được chia ra ba phần: Thương tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Phần thượng tiêu do thanh khí đưa lên trên, nên ít bị bệnh trầm kha ở vùng này. Trung tiêu nửa thanh, nửa trọc nên bệnh tật ở vùng này tùy thuộc vào những cơ tạng nào yếu kém sẽ dễ bị thụ bệnh. Hạ tiêu là trược nhiều hơn thanh, hơn nữa thấp có tính chất nặng nề và gây phù nề đau nhức. Một khi cơ thể bị suy yếu, không kiện toàn tiêu hóa và không thải hết ra ngoài bằng dường đại và tiểu tiện, nên tạo thành thấp ở hạ tiêu mà gây ra đau nhức ở gót và dưới bàn chân. Ống chân cảm thấy như sưng vì phần trược khí và thấp tích tụ quá nhiều gây ra nhức từ bắp thịt sau ống xương chân và đưa xuống gót chân.
Ngoài ra thận suy, ảnh ưởng tới bàng quang, vì thận và bàng quang là một cặp âm dương quân bĩnh trong hành thủy. Mỗi khi thận suy, làm bàng quang mất quan bình, nên đường kinh mạch của thận và bàng quang không làm được nhiệm vụ lưu hoạt khí huyết, gây ra bất thông, làm gót và bàn chân bị đau, thêm vào đường kinh châm cứu, thân (K3 Nhiên cốc, chỗ trũng ngay sau ngang lồi mắt cá trong), Dũng tuyền (K1 chỗ lõm giữa hai khối cơ gan bàn chân trong và gan chân ngoài hoặc 2/5 đường nối từ đầu ngón chân thứ ba tới xương gót), và bàng quang (UB 60 Côn Lôn, chỗ trũng ngay sau ngang lồi mắt cá ngoài). Sở dĩ gót chân đau là liên quan tới ba huyệt này không đủ khả năng làm máu lưu hoạt. Cho nên châm cứu bà huyệt này, cộng thêm với thận du K23 ở dười thắt lưng sẽ giúp giảm và hết đau trong một liệu trình châm cứu.
Ðồng thời chúng ta có thể dùng bài thuốc sau:
Ðộc hoạt ký sinh thang
1.Ðộc hoạt 9 grm
2.Phòng phong 6 grm
3.Bạch thược 9 grm
4.Ðỗ trọng 9 grm
5.Phục linh 9 grm
6.Tang ký sinh 9 grm
7.Tế tân 6 grm
8.Xuyên khung 9 grm
9.Ngưu tất 9 grm
10.Dương qui 9 grm
11.Thục địa 9 grm
12.Quế bì 9 grm
13.Nhân sâm 9 grm
14.Cam thảo 6 grm
Ðộc hoạt: Hóa thấp và giảm đau.
Tang ký sinh: Bổ thận và gan đồng thời hóa thấp giảm đau.
Ðỗ trọng, ngưu tất, thục địa và tang ký sinh: Nuôi dưỡng xương và thận.
Ðương qui, xuyên khung, bạch thược: Bổ huyết, thông huyết, phối hợp với độc hoạt, tế tân nuôi dưỡng thận và trị đau nhức.
Quế bì: Bổ thận khí huyết, khử lạnh và đau.
Sâm hoa kỳ và phòng phong: Bổ khí và giải phong.
Ngưu tất: Ðưa các vị thuốc xuống phần hạ tiêu, thư giãn gân cơ.
Ngoài cách châm cứu và uống thuốc kể trên, khi chúng ta bị viêm cơ mạc bàn chân, cần cho chân được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong khoảng một vài tuần, và nhờ vào châm cứu và thuốc giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Trong thời gian này, nên đi mua những loại giày có độ cong, độ dầy và mềm thích hợp. Thử dùng miếng lót chân do các phòng mạch bác sĩ cung cấp hay mua tại các dược phòng. Tuy nhiên cần nhiều thời gian và kiên nhẫn mới mong khỏi hẳn bệnh.
Trong trường hợp viêm gân gót chân ngưng luyện tập, lần lượt chườm đá rồi nước nóng ngày hai lần vào chỗ bị đau để gân co giãn, giúp trở lại bình thường mau chóng hơn. Ðộng tác tập co duỗi chân cũng rất quan trong trọng việc phục hồi lại bình thường.
Một trong những cách để giảm đau gân gót là:
Ðứng cách tường khoảng 0.8 mét, tay duỗi thẳng ra phía trước áp lên tường.
Cong khuỷu tay, kéo cơ thể sát về phía tường. Giữ hai gót chân vẫn đặt trên mặt đất.
Giữ nguyên tư thế trong khi đếm 1 tới 15 và đẩy mạnh lên và xuống vào tường.
Sự đau nhức sẽ cải thiện dần dần trong hầu hết các trường hợp.
Bác Sĩ Ðặng Trần Hào