logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/03/2015 lúc 06:53:42(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
WESTMINSTER, California (NV) - Ride The Thunder, một cuốn phim nữa về chiến tranh Việt Nam, sắp được chiếu trong suốt một tuần lễ, với suất đầu tiên vào lúc 10 sáng, ngày Thứ Bảy, 28 Tháng Ba, 2015, tại rạp Regency, ở số 6721 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683.

UserPostedImage
Một cảnh trong phim Ride The Thunder về trại tù cải tạo Nam Hà. (Hình: Fosters Films)

Ride The Thunder là một cuốn phim tài liệu, dựng theo nội dung cuốn sách có cùng tên, “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph,” tạm dịch là “Cưỡi Ngọn Sấm: Câu chuyện về danh dự và vinh quang trong cuộc chiến Việt Nam,” phát hành năm 2009.
Cả sách lẫn phim đều là tác phẩm đầu tay của tác giả, và giờ đây, nhà sản xuất phim Richard Botkin.
Qua điện thoại, ông Richard Botkin cho nhật báo Người Việt biết, để viết sách và thực hiện phim, ông phải đọc cả 100 cuốn sách về chiến tranh Việt Nam, đi thăm Việt Nam 4 chuyến, để nghiên cứu, gặp gỡ và phỏng vấn nhiều nhân vật.
Giúp ông Richard Botkin thực hiện cuộn phim, ngoài đạo diễn Fred Foster, còn có nhiều khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt, như nữ tài tử Kiều Chinh, trong vai trò một co-producer, cố vấn cho đội ngũ làm phim về lãnh vực nghệ thuật phim ảnh đằng sau ống kính.
Là một cuốn phim tài liệu “low budget,” Ride The Thunder không được quảng cáo rầm rộ, nhưng ông Richard Botkin tin chắc rằng tác phẩm của mình sẽ làm khán giả, nhất là những ai có dính líu đến Việt Nam, “xúc động.”
“Lý do, là vì câu chuyện được phim kể lại là chuyện thật, tiêu biểu của biết bao nhiêu người Việt tị nạn. Xem qua, hầu như ai cũng thấy hình ảnh của mình hay của người thân mình trong đó.” Ông Botkin nói.
Có ít nhất là một người đồng ý với ông.
“Cảnh về Quảng Trị làm tôi rớt nước mắt. Cha tôi trước kia phục vụ ở đó!” Một Facebooker ký tên Bình Nguyên viết trên trang Facebook của mình, sau khi xem khúc phim chiếu thử.
Cảnh được Facebooker Bình Nguyên nói đến là một cảnh tại Ðông Hà, Quảng Trị, vào Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972.

UserPostedImage
Nữ tài tử Kiều Chinh  cùng nhà sản xuất phim Richard Botkin trong một cảnh quay tại Hawaii. (Hình: Fosters Films)

Huynh đệ chi binh
Trận chiến giữa hai bên lúc ấy ở trở nên ác liệt và vô cùng nguy kịch, khi Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bị dồn vào tình thế trứng chọi đá, trước chiến thuật biển người của quân đội Bắc Việt.
“Chúng ta còn khoảng 700 quân sĩ. Phía bên kia sông, cộng sản có khoảng 20,000 người.” Người sĩ quan quân lực VNCH nói với đồng đội chung quanh bằng một giọng trầm buồn.
Ngồi đối diện ông trong ánh lửa đêm bập bùng, người cố vấn Mỹ, mồ hôi nhễ nhại, ánh mắt đẫm niềm lo lắng lẫn cảm thương, khẽ nói với người bạn đồng đội trong giây phút đó sẽ chia cùng một số phận:
“Nếu giữ được cây cầu, chúng ta sẽ bảo vệ được Ðông Hà.”
Không đáp lời, người sĩ quan VNCH lạnh lùng nói lớn, nét cả quyết không giấu hết được bi thương trên khuôn mặt.
“Lệnh của chúng ta là bảo vệ Ðông Hà, chúng ta chiến đấu ở Ðông Hà, và sẽ chết ở Ðông Hà!”
Chỉ qua những ánh mắt nhìn nhau ngắn ngủi, tài diễn xuất của hai tài tử đã cho khán giả cảm nhận được tình cảm huynh đệ chi binh gắn bó của hai người đồng đội khác chủng tộc, nhưng cùng một chiến tuyến. Ðó là tình cảm có thật của hai nhân vật có thật, cựu Trung Tá Lê Bá Bình, nguyên tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến VNCH, và Ðại Úy John Ripley, một người trong nhóm cố vấn cho Tiểu Ðoàn 3, Thủy Quân Lục Chiến VNCH.
“Cây cầu” mà Ðại Úy John Ripley nói đến là cầu Ðông Hà, cây cầu kiên cố do công binh Hải Quân Hoa Kỳ xây bằng bê tông cốt sắt vào năm 1967, mà chỉ ít lâu sau, cả hai được cấp trên là Trung Tá Turley ra lệnh phá hủy, để ngăn chặn không cho chiến xa và thiết giáp của bộ binh Bắc Việt tràn vào Quảng Trị, và Huế.

UserPostedImage
Một cảnh trong phim Ride The Thunder. (Hình: Fosters Films)

Ðại Úy John Ripley tình nguyện là người mạo hiểm phá cầu trong lúc hỏa lực của địch quân đang dầy đặc. Trước những cặp mắt theo dõi lo lắng và hồi hộp, ông nhận khối thuốc nổ nặng gần 500 lbs, bò dọc theo những thanh sắt dọc theo cầu, kiên nhẫn đặt từng thỏi mìn một. Trong lúc John Ripley gài mìn, Trung Tá Lê Bá Bình vừa bận rộn điều động 700 quân sĩ rải dọc theo hai bên cầu để bảo vệ đồng đội, vừa để mắt theo dõi từng động tác của người đồng đội chí thân.
Nhớ lại giây phút này, Trung Tá Lê Bá Bình kể với nhật báo Người Việt:
“Việc gài mìn không phải là việc của một cố vấn. Nhưng ông ấy làm vì tình cảm của mình, vì muốn làm một việc phi thường. Trong suốt mấy tiếng đồng hồ, chúng tôi yểm trợ bảo vệ ông. Vừa bắn, vừa nhìn ông, tôi vừa lo lắng. Chúng tôi bắn tác xạ tối đa về phía Việt Cộng, mình cố hết sức mình để bảo vệ, nhưng chiến tranh mà, ai đâu biết số kiếp ông như thế nào.”
“Ðặt xong bó mìn cuối cùng, ông ấy bò lên, hai chúng tôi nói thật lúc đó như tình nhân vậy, ôm chầm lấy nhau, thật chặt. Vừa ôm nhau vừa cảm ơn Trời Phật cho hai đứa còn sống sót.” Trung Tá Lê Bá Bình tâm sự.
“Ngày cuối cùng tôi gặp John Ripley ở Việt Nam là ngày chúng tôi từ căn cứ Ái Tử về dưỡng quân ở Thừa Thiên, Ripley mãn hạn về Mỹ cuối năm 1972. Ông Ripley là một người rất dễ thương, nụ cười luôn luôn ở trên môi. Lính (TQLC) rất thương ông. Ông rất mê thức ăn Việt Nam, nhất là món chả giò. Còn xuống bếp nói với tà lọt tôi chỉ cách làm chả giò, làm nước mắm cay để khi nào về nước, làm cho vợ ăn.”
Họ xa nhau một thời gian rất dài. Về nước Ðại Úy John Ripley được ban thưởng huy chương Navy Cross vì sự quả cảm trong việc phá hủy cầu Ðông Hà, rồi dần dà được thăng chức lên làm đại tá.
Trong khi đó, ở lại Việt Nam Trung Tá Lê Bá Bình tiếp tục trách nhiệm của một sĩ quan quân lực VNCH, rồi sau biến cố 30 Tháng Tư, bị giam cầm 12 năm trong các trại tù cải tạo.
Xa nhau ngàn dặm, và nhiều biến cố cuộc đời, không làm Ðại Úy John Ripley quên người đồng đội, và có thể nói là người đã giúp ông thoát lưỡi hái tử thần năm xưa, lúc điều động 700 chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến nã đạn vào quân địch.
Năm 2003, qua nhiều nỗ lực và quyết tâm của John Ripley, hai người tìm lại được nhau.

UserPostedImage
Tác giả kiêm nhà sản xuất phim Ride The Thunder. (Hình: Fosters Films)

“Ngày John gọi điện thoại chúng tôi hét lên trong điện thoại vì mừng rỡ.” Trung Tá Lê Bá Bình kể. “Tôi ở San Jose, John cứ nhất định đòi mời tôi lên Washington, DC, Lúc đó, tôi còn bận lo kiếm cơm, làm gì có ngày nghỉ phép, làm gì có tiền đi đâu. Nhưng John cứ nằng nặc mời tôi qua.”
Ông kể tiếp:
“John bảo chính phủ còn nợ tôi một cái huy chương. Huy chương gì? Ði qua thì sẽ biết huy chương gì, do bộ trưởng Bộ Quốc Phòng thay mặt Tổng Thống Bush, trao cho. John nói.”
Thế rồi đùng một cái Bộ Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ gửi cho hãng của Trung Tá Lê Bá Bình một lá thư, yêu cầu tạo điều kiện cho ông đi Washington, DC, để nhận huy chương Silver Star, mọi phí tổn do Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đài thọ.
“Ngày được gắn huy chương, John cho tôi biết thêm một tin vui nữa là sau khi tôi trở về San Jose, sẽ có một trung tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tên là Richard Botkin đến tìm tôi, hỏi chuyện, để viết sách.”
Trả sự thật cho lịch sử
Ðược hỏi lý do viết thêm một cuốn sách rồi lại làm thêm một cuốn phim về Việt Nam, tác giả Richard Botkin nhắc lại câu nói bất hủ của cố Tổng Thống Nixon: “Không biến cố nào trong lịch sử Hoa Kỳ bị hiểu lầm hơn là chiến tranh Việt Nam. Cuộc chiến này trước đây bị tường trình sai lệch, và giờ đây được nhớ lại lại một cách sai lạc.”
“Gặp và nghe chuyện của Trung Tá Lê Bá Bình là chuyện tình cờ. Nhưng từ đó, tôi đã nghiên cứu nhiều vô cùng, đọc biết bao nhiêu tài liệu, cả trăm cuốn sách, và nói chuyện với rất nhiều người, để cuối cùng phải đi đến kết luận là, đa số sách viết sai về cuộc chiến này, sai về dữ kiện lịch sử, về con người, người dân, người lính VNCH và người cựu chiến binh Hoa Kỳ.”
“Tôi muốn thay đổi những nhận thức và ký ức sai lạc đó.”
Trả lời câu hỏi ông muốn thay đổi nhận thức gì, đâu là sự thật?
Ông Richard Botkin nói:
“Những người nói miền Nam thất thủ vì quân sĩ VNCH thiếu can trường, còn cựu binh Hoa Kỳ chỉ là những người trai trẻ bị tổng động viên, không có lý tưởng, là không hiểu đúng lịch sử. Người lính VNCH rất can trường, chiến đấu trong danh dự, và bạn họ, các chiến binh Hoa Kỳ xả thân vì yêu nước, vì chia sẻ lý tưởng chống cộng sản.”
“Sự thật những người lính quân đội Việt Nam Cộng Hòa là những người quả cảm. Không ai muốn ngừng chiến đấu cả. Miền Nam Việt Nam đã gần đoạt được chiến thắng rồi. Nhưng họ phải bỏ súng vì Hoa Kỳ quyết định không hỗ trợ, không viện trợ nữa, trong khi miền Bắc vẫn tiếp tục được Nga và Tàu hỗ trợ.”

UserPostedImage
Hình bìa sách “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph.” (Hình: Người Việt)

Còn nhiều sự thật nữa mà ông Richard Botkin muốn đưa lên màn ảnh. Sự thật về sự tàn ác của bên thắng cuộc tại những trại tù cải tạo. Sự thật về những người vợ có chồng đi cải tạo vừa bươn chải lo cho con, vừa đối phó với mọi khó khăn của cuộc sống, vừa bóp chắt thăm nuôi chồng, vừa mòn mỏi đợi chờ, cho đến ngày chồng hoặc được thoát khỏi ngục tù hay được tin chồng đã chết.
Ông Richard Botkin cho biết cũng vì mục đích trả lại sự thật cho lịch sử mà ông muốn biến cuốn “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph” thành phim.
“Người Mỹ họ lười đọc sách lắm, cô thấy không? Vì thế tôi nghĩ chắc phải làm thành phim thì mới có nhiều người xem.”
“Ðây chỉ là một phim tài liệu loại ‘low budget,’ nhưng vẫn tốn khá nhiều tiền. Cá nhân tôi tài trợ 2/3 cho cuốn phim. Số còn lại, được một vài người góp sức.”
Cũng may, nhà làm phim Richard Botkin cho biết ông thấy ấm lòng khi được sự tiếp nhận nồng ấm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
“Chúng tôi làm việc trong tinh thần rất thân thương.”
Về điểm này, nữ tài tử Kiều Chinh tâm sự:
"Chúng tôi đến với nhau như một gia đình. Trong lúc quay phim, ông Richard Botkin có mặt từ ngày đầu đến ngày cuối. Sáng sớm ở Hawaii mọi người còn ngủ ông đã lái xe đi mua cà phê về cho mọi người uống. Trưa nóng ở sân quay, ông mang khay nước về mời từng người.”
Liệu cuốn phim Ride The Thunder rồi có thay đổi được những nhận thức và ký ức sai lạc về cuộc chiến và con người Việt Nam không?
Câu trả lời một phần nằm trong việc phim có được cộng đồng người Mỹ gốc Việt, trước tiên là ở quanh vùng Little Saigon đón nhận hay không. Theo quy luật phát hành phim của Hoa Kỳ, trong tuần lễ đầu tiên, một phim mới ra phải có ít nhất 3,500 người xem, thì mới được phát hành trên toàn nước Mỹ.
Vì thế, độc giả ở quanh vùng Little Saigon đừng quên dành thì giờ rủ nhau đi xem phim Ride The Thunder, sắp được chiếu suốt một tuần lễ, kể từ ngày Thứ Bảy, 28 Tháng Ba, 2015, tại rạp Regency, ở số 6721 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683.
Muốn biết thêm chi tiết về phim, xin vào trang web http://www.ridethethundermovie.com/
Muốn mua sách, xin vào trang web http://www.amazon.com/Ri...ry-Triumph/dp/193507105X
Hà Giang/Người Việt

song  
#2 Đã gửi : 01/04/2015 lúc 06:58:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phim về chiến tranh Việt Nam "Ride The Thunder" được khán giả hưởng ứng

UserPostedImage

Quận Cam, California. - Cuốn phim Ride The Thunder (Cưỡi Sấm) vừa được trình chiếu vào cuối tháng 3, 2015 tại rạp Regency 10 thành phố Westminster, được đông đảo đồng hương Việt Nam tại Quận Cam và lân cận đi xem.
Cuốn phim dựa vào cốt truyện của một cuốn sách cùng tên của tác giả Richard Botkin; ông là một cựu thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Năm 2003 ông đi dự buổi gắn huy chương Silver Star cho một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến của Việt Nam Cộng Hòa là trung tá Lê Bá Bình; người đã chiến đấu dũng cảm tại bờ sông Mỹ Chánh tỉnh Quảng Trị, ngăn chận bước tiến của quân Cộng Sản Bắc Việt vào mùa hè đỏ lửa 1972. Ông này bị tù Cộng sản 10 năm và sang Mỹ theo diện HO. Từ đó nhà văn Botkin làm bạn với trung tá Lê Bá Bình và ông tìm hiểu thêm về tinh thần chiến đấu của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến năm xưa. Ông xuất bản cuốn sách Ride The Thunder ( nghĩa là Cưỡi Sấm ) vào năm 2009 và được xếp vào loại sách viết về chiến tranh Việt Nam bán chạy.

Hãng sản xuất phim Koster đã dựa vào cuốn sách này để dựng thành cuốn phim Ride The Thunder. Nội dung chính là tình chiến hữu giữa trung tá Lê Bá Bình và sĩ quan John Ripley. Hai người đã có thời gian cùng chiến đấu trên mặt trận Quảng Trị năm 1972; ông này khi về lại Mỹ lên chức đại tá. Mấy chục năm sau, John Ripley có dịp để đại diện binh chủng TQLC trao tặng người bạn năm xưa huy chương cao quí Silver Star.

Cuốn phim Ride The Thunder do đạo diễn Fred Koster và có sự cộng tác của nữ tài tử Kiều Chinh trong vai trò người đồng xản xuất. Tháng 11 năm 2013, hãng phim Koster có mở cuộc tuyển lựa tài tử Việt Nam cho cuốn phim này và đã chọn được một số diễn viên. Sau hơn một năm thực hiện, cuốn phim đã hoàn thành.

Cuốn phim Ride The Thunder chiếu xuất đầu tiên vào tối Thứ Sáu 27/3/2015. Sáng Thứ Bảy 28/3/2015 có buổi lễ khai mạc cuốn phim này tại rạp Regency Westminster 10 với sự hiện diện của giám đốc hãng phim, đạo diễn, các diễn viên, nhiều đại diện cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam và nhiều đồng hương . Từ đó cho đến nay, mỗi ngày rạp chiếu nhiều xuất và được đông đảo đồng hương Việt Nam hưởng ứng.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam năm xưa, đồng minh Hoa Kỳ đã bị giới truyền thông cánh tả tại chính xứ sở này đưa ra những tin tức có hại cho cuộc chiến đấu của họ tại Việt Nam. Mấy chục năm trôi qua, bộ mặt tuyên truyền xảo trá của Cộng Sản Việt Nam đã lộ bày và người ta bắt đầu tìm hiểu lại sự thật của cả hai phe tham chiến gồm Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh Hoa Kỳ, và phe bên kia là Việt Cộng với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Cộng.

Bộ phim cho thấy sự chiến đấu anh dũng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa với những hi sinh và vẫn có tình chiến hữu đẹp giữa người lính miền Nam và người lính Mỹ.

Cuốn phim Ride The Thunder do người Mỹ viết truyện, dựng thành phim với sự diễn xuất của một số diễn viên Việt Nam, trả lại chính nghĩa và danh dự cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đã bị xuyên tạc bởi phe phản chiến ở Mỹ và cánh tả trong giới truyền thông Hoa Kỳ.

Trong tuần lễ đầu tiên, nếu phim Ride The Thunder được hơn con số 3,500 khán giả thì sẽ được chiếu nhiều rạp trên toàn nước Mỹ.

Quí đồng hương ở Quận Cam có thể liên lạc với rạp hát Regency Westminster 10 thuộc thành phố Westminster để biết lịch trình chiếu cuốn phim Ride The Thunder.
SBTN
phai  
#3 Đã gửi : 02/04/2015 lúc 10:39:06(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chúng ta đã chờ đợi 40 năm
UserPostedImage
cựu trung tá Lê Bá Bình

Westminster, California: Trên 1 ngàn khán giả đã đến rạp Regency ở thành phố Westminster trong hôm thứ bảy ngày 28 tháng 3, dự lễ ra mắt phim “Ride The Thunder, A Vietnam War Story of Victory and Betrayal”. Một câu chuyện thật vế cuộc chiến Việt Nam với những vinh quang và những phản bội (của người bạn đồng mình).

Cuốn phim dựa trên một tác phẩm cùng tên, viết để vinh danh quân lực VNCH , nhất là vinh danh binh chủng thủy quân lục chiến VN, do một cựu thiếu tá TQLC Hoa Kỳ, ông Richard Botkin viết lại.

Trong buổi lễ, ông Fred Koster, đạo diễn của cuốn phim cho biết là cuốn phim là những sự thật về cuộc chiến Việt Nam, trong đó các quân nhân Việt Mỹ đã can đảm chiến đấu bảo vệ sự tự do dân chủ.

Cuốn sách cũng như cuốn phim Ride The Thunder nói về những chi tiết của các trận đánh của tiểu đoàn Sói Biển TQLC Việt Nam trong thời của những năm Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Hiện diện trong buổi lễ ra mắt phim còn có hai nhân chứng sống là cựu đại tá Gerry Turley, nguyên cố vấn cho tiểu đoàn Sói Biển và cựu trung tá Lê Bá Bình.

Không những chỉ có những người Việt cũng muốn xem phim này, nhưng cả những khán giả Mỹ. Theo tạp chí WND, cuốn phim Ride The Thunder đã là một trong những cuốn phim hàng đầu trong tuần lễ qua, ở các rạp hát ở Hoa Kỳ.

40 năm sau khi miền Nam Việt Nam bị mất vào tay cộng sản, những cựu chiến binh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và VNCH đã có dịp nhìn lại những hình ảnh oai hùng, chiến đấu bên nhau cho tự do dân chủ của Việt Nam.

Theo cựu thiếu tá Richard Botkin, tác giả cuốn sách và cũng là giám đốc sản xuất điều hành cuốn phim đã cho biết cuốn sách và cuốn phim ghi lại những dữ kiện lịch sử về cuộc chiến Việt Nam cho những thế hệ mai sau.

Cũng theo ông Botkin thì những cuốn phim khác nói về cuộc chiến Việt Namm như the Deer Hunter, Platoon, Good Morning Việt Nam..v.v. là những cuốn phim hay trên lãnh vực giải trí, nhưng những cuốn phim này đã ghi lại những điều không thật, đã bóp méo sự thật về cuộc chiến anh hùng của các chiến sĩ Việt Mỹ, chống nạn cộng sản.
Theo Thời Báo
phai  
#4 Đã gửi : 27/05/2015 lúc 06:48:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cưỡi trên ngọn sấm: Từ tác phẩm lên màn ảnh

Tin giờ chót: 1) Tuần trước ghi dấu 39 năm IRCC chúng tôi nhắc đến các bằng hữu cộng tác đã ra đi. Hôm nay, bác luật sư dân biểu VNCH Đinh Thành Châu vừa qua đời. Bác là cộng tác viên lâu năm của chúng tôi.
2) Xin nhắc lại. Bằng hữu và độc giả tại Hoa Kỳ gửi địa chỉ qua email để nhận Giao Chỉ Văn Tuyển 1 và 3. Tháng 6 sẽ phát hành số 3. Hoa Kỳ, Thiên đường hay địa ngục.
***********************Cưỡi trên ngọn sấm.

Từ tác phẩm lên màn ảnh


Giao Chỉ. San Jose.

Cuối tuần qua, chúng tôi có dịp thông báo phim Cưỡi trên Ngọn Sấm ra mắt San Jose vào ngày thứ sáu 22 tháng 5-2015 tại Camera Twelve Downtown Theater 201 South Second Street San Jose, CA 95113. Lần đầu tiên có một phim chuyện về chiến tranh Việt Nam đó đạo diễn Hoa Kỳ thực hiện. Phim dựa theo cuốn sách Ride the Thunder của tác giả Richard Botkin dày 652 trang khổ lớn. Đây là câu chuyện chiến tranh Việt Nam dùng bối cảnh là cuộc đời chinh chiến của 2 sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ và Việt Nam. Trung tá TQLC Lê Bá Bình hiện là nhân chứng sống cư ngụ tại San Jose. Phía Hoa Kỳ là đại úy John Ripley. Câu chuyện thực kể lại tình chiến hữu giữa hai sĩ quan Việt Mỹ đã sống chết bên nhau trong thời gian tiểu đoàn 3 TQLC phòng thủ cầu Đông Hà trên đường tiến quân của cộng sản trong trận Quảng Trị 1972. Lúc đó ông Bình là thiếu tá tiểu đoàn trưởng.Đại úy Ripley là cố vấn. Trong hoàn cảnh đặc biệt, đích thân Ripley đã tình nguyện hoàn thành công việc đặt mìn phá cây cầu Đông Hà ngăn chặn lộ trình tấn công bằng thiết giáp của địch. Phim cũng dựng lại giai đoạn cộng sản tập trung giam giữ tù binh dưới hình thức "Cải Tạo".

Hình ảnh các chiến binh hào hùng VNCH trong phim sẽ làm sống lại những kỷ niệm của một thời chinh chiến hơn 40 năm qua. Phim này đã ra mắt hết sức thành công tại miền Nam Cali với sự hiện diện của hàng ngàn người Việt trong lần giới thiệu đầu tiên. Lần này tại San Jose có sự hiện diện của tác giả kiêm nhà sản xuất và tài tử điện ảnh Việt Nam trải qua nhiều thế hệ là cô Kiều Chinh và trung tá Lê Bá Bình. Đây cũng là dịp họp mặt của các cựu chiến binh Việt Nam và giới trẻ muốn tìm hiểu về chiến tranh VN dưới một góc cạnh mà điện ảnh Hoa Kỳ chưa bao giờ đề cập đến.Với các tin tức đọc được qua báo chí, chúng tôi đã tham dự buổi tiếp tân của ban tổ chức và xem xuất phim lúc 7 giờ chiều thứ sáu.Xin ghi nhận thêm các tin tức như sau. Phim trình bày dưới hình thức câu chuyện kể và thêm những dẫn giải bình luận như phim tài liệu. Dứt khoát đề cao quân lực Việt Nam Cộng Hòa và vai trò các cố vấn. Tài liệu thời sự trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam với những hoạt động phản chiến của Jane Fonda, John Kerry đã được xử dụng để chứng mình lý do Hoa Kỳ và miền Nam đã trở thành chiến bại.

Thêm vào đó, qua phim ảnh cũng như ngoài thực tế, chuyện phim dẫn dắt qua tình chiến hữu giữa 2 sĩ quan Mỹ Việt kéo dài từ mặt trận Đông Hà đến Hoa kỳ gần 40 năm sau. Sau khi miền Nam thua trận, Lê Bá Bình đi tù cộng sản và John Ripley trở về Mỹ như một người chiến bại. Trong khi ông Bình chịu dựng nỗi đau thương đày đọa để sống còn thì ông Ripley trăn trở với những niềm khắc khoải khôn nguôi giữa hậu phương bị đầu độc bởi tinh thần phản chiến. Cũng từ hai phía, có hai người vợ chiến binh Mỹ Việt đều thông cảm với những người chồng anh hùng.Câu chuyện thực đã làm tác giả Richard Botkin tìm hiểu gặp gỡ các nhân vật và giãi bày trong tác phẩm Cưỡi trên ngọn Sấm. Ride the Thunder được coi như thiên anh hùng ca dành cho chiến tranh Việt Nam nhìn từ phe chiến bại. Tiếp theo, tác giả viết sách đã cảm thông với nỗi bất hạnh của cả hai phía Mỹ Việt. Ông Richard Borkin không dừng lại với tác phẩm ấn loát. Ông muốn đưa sách lên màn ảnh. Hoàn toàn lấy tiền nhà ra dựng lại cuốn phim. Trên đường di làm phim, Richard đã mời tài tử Kiều Chinh cộng tác để đóng vai co-production. Với số ngân khoản giới hạn các nhà sản xuất đã phải phát huy sáng kiến dùng mọi hình thức khác biệt để vừa hấp dẫn, vừa hoàn tất được bản trường ca 90 phút vinh danh dành cho ARVN, quân lực Việt Nam Cộng Hòa dù muộn màng hơn 40 năm. Hai nam diễn viên đóng vai chính đều rất xuất sắc, đặc biệt Trần Hiếu trong vai thiếu tá Bình diễn tả sắc diện rất điện ảnh. Hai người vợ Việt Mỹ đều diễn xuất rất phù hợp. Hình ảnh chiến tranh đã bị giới hạn phương tiện và tài chánh nên không thể so sánh với các phim chiến tranh của các hãng danh tiếng Hoa Kỳ, tuy nhiên chỉ cần nhìn thấy hình ảnh các chiến binh Việt Nam Cộng Hoà oai hùng trong quân phục là bà con khán giả đã sẵn sàng hoan nghênh.

Cảnh trí trong trại tù cộng sản có thể chưa chính xác, những vai phụ được lựa chọn đóng tù cải tạo và quản giáo chưa thực sự thích hợp. Sau cùng quả thực cái khó bó cái khôn, vì không đủ tài chánh nên không thực hiện được cảnh cho nổ cầu Đông Hà. Dựng lại cây cầu nổi tiếng miền Quảng Trị rồi cho đánh xập có thể tốn nửa triệu mỹ kim, dù chỉ là cây cầu giả.

Sau cùng xin mời quý khán giả San Jose và toàn thể miền Bắc vui lòng đi xem Ride the Thunder. Nên nhắc con cháu cùng đi để hiểu rõ chuyện Việt Nam. Ông bà giám sát viên Dave Cortese hôm thứ sáu có đi xem và ngồi từ đầu đến cuối. Có lẽ sau bao năm đến với cộng đồng Việt Nam, lần này ông mới hiểu rõ cộng sản và tù chính trị. Để ủng hộ cho loạt phim này, cần có nhiều khán giả từ nay cho đến hết tuần. Nếu không đủ khách, rạp sẽ ngừng chiếu và Cưỡi trên ngọn Sấm sẽ không có tiếng vang và sẽ không hy vọng gì có thêm những loạt phim tương tự. Riêng về tác phẩm, hiện đã được dịch ra Việt ngữ và sau đây là phần giới thiệu chúng tôi ghi nhận được. Xin gửi đến quý độc giả.

Ride The Thunder

Tin về phim Cưỡi trên ngọn sấm tại San Jose.

Sẽ bắt đầu chiếu từ 2pm chiều thứ sáu 22 tháng 5-2015 tại Camera Twelve Downtown Theater, 201 South Second St., San Jose. Theo ngày giờ thường lệ. Các xuất 2pm 4.35 pm, 7.15 pm và 9.40 pm. Xuất ban ngày $6 xuất tối $9. Mua vé online(Open Camera 12, San Jose) hay tại chỗ.


"Ride the Thunder"
(Trịnh Bình An) Cuốn sách nói về cuộc đời của Trung Tá Lê Bá Bình, TĐT/TĐ 3 Sói Biển của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa. TĐ3 TQLC nổi danh trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 tại mặt trận Đông Hà và Quảng Trị.
Nhân vật chính thứ hai trong truyện là Đại úy John Ripley, cố vấn TĐ3/TQLC, người hùng Hoa Kỳ đã phá sập cây cầu Đông Hà với sự yểm trợ của TĐ3/TQLC, chận được bước tiến của chiến xa Bắc Việt xâm chiếm miền Nam Việt Nam.
Chủ đề của cuốn sách nói về hai nhân vật Mỹ và Việt, từ hai đầu của địa cầu cùng gặp nhau tại đất nước Việt Nam trong lý tưởng chiến đấu chống chủ nghĩa Cộng sản. Ho đã chia sẻ vinh quang chiến thắng quân thù, cũng như niềm bi hận khi miền Nam rơi vào tay kẻ thù.
Viên cố vấn người Mỹ về nước bị dư luận Hoa Kỳ khinh miệt còn vị Trung tá TQLC lê Bá Bình phải chịu đựng ngục tù Cộng sản trong 12 năm trời ròng rã và bị chia ly với gia đình. Trong tù, ông vẫn luôn giữ được danh dự và lòng tự trọng của một sĩ quan QLVNCH.
Sau cùng Trung tá Lê Bá Bình cùng gia đình đã được định cư sang Mỹ và quân đội Hoa Kỳ đã tưởng thưởng ông Huy Chương Silver Star là một huy chương cao quý nhất mà quân đội Hoa Kỳ có thể trao tặng cho một quân nhân thuộc quân đội các quốc gia đồng minh.
Gặp lại nhau sau hơn 30 xa cách, cả hai cùng ngửng mặt tự hào đã sống cuộc đời hào hùng vì đất nước, vì chủ nghĩa Tự Do và nghĩ rằng sự hi sinh của họ không hề bị bỏ quên. Cuộc chiến Việt Nam đã bị thua không phải ngoài mặt trận mà chỉ vì những âm mưu thủ đoạn chính trị trên bình diện quốc tế.
Cuốn sách "Ride The Thunder" đang được dịch ra tiếng Việt với tựa đề "Cưỡi Ngọn Sấm" và đăng hàng tháng tại Website Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y tại:

www.svqy.org



***

Cưỡi Ngọn Sấm
Trịnh Bình An

Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam. Ride The Thunder: A Vietnam War Story of Honor and Triumph




Cưỡi Ngọn Sấm kể lại câu chuyện có thật về tình “huynh đệ chi binh” hiếm có của một toán nhỏ cố vấn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa trên một mặt trận hết sức đặt biệt của Chiến Tranh Việt Nam: Quảng Trị – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của cả hai bên nên dù bị đẩy vào một hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt họ vẫn làm nên một chiến tích lẫy lừng: chặn đứng bước tiến của Cộng quân tại cầu Đông Hà.

Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong trận đánh 1972 đã thể hiện trọn vẹn trên khắp các vùng bị Cộng quân tấn công. Vì thế phải cần nhiều cuốn sách mới có thể ghi nhận đầy đủ về tình hình chiến sự cũng như về nhân cách của các chiến sĩ đã tham gia trận đánh.

Riêng tác phẩm “Ride The Thunder” của Richard Botkin chú trọng tới mặt trận Quảng Trị – Đông Hà trong đó câu chuyện xoay quanh ba nhân vật chính: Trung Tá Gerry Turley, Đại Úy John Ripley và Thiếu Tá Lê Bá Bình.

Trung Tá Gerry Turley có mặt trong Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật Ái Tử hai ngày trước cuộc tấn công trong một cuộc viếng thăm bình thường dự tính chỉ chừng vài ngày. Nhưng khi cuộc chiến nổ ra, ông được cấp chỉ huy gọi riêng và trao cho quyền tạm thời đảm trách toàn bộ hoạt động tại trung tâm này.Đại Úy John Ripley là một “skipper”- sĩ quan chỉ huy, của Đại Đội Lima 6 TQLC Hoa Kỳ tại VN. Ông trở thành cố vấn cho Tiểu Đoàn 3-Sói Biển TQLC cuối năm 1971. Ông đã sát cánh với hơn 700 chiến sĩ VNCH đồn trú tại căn cứ Alpha 2 nằm trong tỉnh lỵ Đông Hà. [Chức vụ sau cùng của TQLC John Ripley là Đại tá TQLC Mỹ Trung Tá Lê Bá Bình trình diện Tiểu Đoàn 3 TQLC cuối năm 1962 với chức vụ thiếu úy và đã tham dự nhiều trận đánh trên khắp các vùng chiến thuật. Ông từng được huấn luyện tại Trường Căn Bản Quantico tại Virginia năm 1964. Năm 1972, ông giữ chức vụ Thiếu Tá -Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 3 TQLC.



Trận chiến “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972”Easter Offensive là một kế hoạch táo bạo của Bắc Việt nhằm đánh một trận quyết định để tiêu diệt nền Cộng Hòa miền Nam đang mất dần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Giữa trưa ngày 30 tháng Ba 1972, quân đội Bắc Việt đã phối hợp bộ binh, thiết giáp, pháo binh cộng thêm hệ thống phòng không tối tân nhất của Liên Xô đã viện trợ, đồng loạt tấn công 12 căn cứ quân sự VNCH trải dài từ Đông sang Tây trong vùng phi quân sự và từ Bắc xuống Nam sát với biên giới Lào. Những đợt pháo kích đầu tiên nhắm vào các vị trí pháo binh VNCH mà chúng đã rõ. Đàng sau những cuộc pháo kích là hơn 30.000 lính Bắc Việt và – lần đầu tiên tại VN – xuất hiện hàng trăm chiến xa T-54 và PT-76 do Liên Xô cung cấp. Không chỉ hạn chế ở các mục tiêu quân sự, Cộng quân còn pháo kích vào các khu đông dân cư nhằm gieo rắc hoảng loạn và phá chặn các mạng lưới giao thông quan trọng, từ đó làm chậm thêm phản ứng của Quân Lực VNCH.
Với tình hình chiến sự thảm hại diễn ra khắp phía Bắc Vùng I Chiến Thuật, Tướng Vũ Văn Giai ra lệnh cho những người Mỹ phải rút ra khỏi TTHQCT Ái Tử. Riêng Trung Tá Gerry Turley, với tư cách là sĩ quan Hoa Kỳ thâm niên nhất, phải ở lại điều hành công việc với một nhóm nhỏ và tiếp tục hướng dẫn các hỏa lực yểm trợ cho đến khi nào tổng hành dinh mới được thiết lập xong. Dĩ nhiên Turley không đồng ý với quyết định ấy với lý do mình chỉ là “một thằng TQLC ghé thăm”. Thế nhưng, cuối cùng “gã TQLC” này vẫn phải nhận lãnh trọng trách.Rạng sáng ngày Chúa Nhật-Lễ Phục Sinh, khi 10 căn cứ hỏa lực lớn đã bị Cộng quân chiếm đoạt, khi xe tăng địch đã tàn phá hết phía bắc sông Cam Lộ-Cửa Việt, khi trong vùng chẳng còn mục tiêu nào đáng cho chúng tấn công nữa, Trung Tá Turley nhận ra rằng mũi nhọn tiến công của chiến xa và bộ binh Bắc Việt đang nhắm thẳng tới Đông Hà. Nếu chúng vượt qua được cây cầu này thì toàn bộ tỉnh Quảng Trị, và rồi Huế, sẽ lọt vào tay bọn chúng. Không cần suy tính lâu, Turley quyết định: bằng mọi giá phải phá nổ cây cầu Đông Hà. Trớ trêu thay, vì thời tiết xấu không thể xử dụng lực lượng Không Quân để ném bom, do đó cách duy nhất là phải có người trèo lên cầu và đặt chất nổ. Cầu Đông Hà đã được “Toán Ong Biển” – một tiểu đoàn Công Binh Hải Quân Hoa Kỳ, xây mới vào năm 1967. Đó là một con “mãnh long” kiên cố có bộ khung bê tông và thép khổng lồ với những phiến gỗ chắc nịch. Để chống lại sự phá hoại của bọn đặc công, những hàng rào xích sắt và dây kẽm gai được dựng lên dày đặc dưới gầm cầu. Muốn phá hủy cây cầu ấy dù trong lúc bình thường cũng không hề là điều dễ dàng, nên khi ra mệnh lệnh cho toán Alpha 2–Bình/Ripley: “somehow destroy the bridge”, Turley hiểu rõ rằng ông đã ký vào bản khai tử cho họ.Để đến gần Cầu Đông Hà, toán Alpha 2 đã bắn hư một chiếc xe tăng T-54. Khi thấy Cộng quân không tỏ dấu hiệu tiến lên thêm, John Ripley, Jim Smock và Lê Bá Bình nhanh chóng chạy tới chân cây cầu. Bộ ba chỉ có chưa đầy 4 tiếng đồng hồ và 500 cân thuốc nổ để thực hiện sứ mạng. Ripley từng được huấn luyện tại trường US Army’s Ranger School. Tại đây, ông đã được học về cách xử dụng chất nổ. Do đó, trong toàn thể binh sĩ nhóm Alpha 2, Ripley là người duy nhất biết cách phá hủy cây cầu. Trước tiên, Ripley đu người qua những hàng rào kẽm gai sắc lẻm. Sau khi nhận khối thuốc nổ do đồng đội chuyển qua rào, ông phải thực hiện công việc khó khăn nhất: leo lên cầu. Với sức mạnh và sự dẻo dai không ngờ, Ripley bám lấy những thanh sắt chữ I, đu người lên, và cuối cùng, bò vào trong khoang cầu. Bên dưới cầu là dòng nước sông chảy xiết, sẵn sàng cuốn phăng đi kẻ nào không may tuột tay rớt xuống. Phải mất 12 lần “đánh đu tử thần”, Đại Úy John Ripley mới đặt được hết toàn bộ khối thuốc nổ dọc theo cầu. Bốn tiếng đồng hồ tưởng chừng vô tận! Và rồi đất trời rung chuyển với một tiếng nổ vang dội. Ngày 2 tháng Tư năm 1972, Cầu Đông Hà bị phá hủy.





“Cưỡi Ngọn Sấm”, tuy nhiên, không phải là câu chuyện chỉ có cơ bắp và hành động, cũng không phải là truyện ca ngợi vài đấng anh hùng theo kiểu phim Viễn Tây. Để kể lại thấu đáo “Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam” thì bên cạnh những nhân vật sáng chói như Turley, Ripley, Bá Bình, tác giả đã không bỏ quên những con người khác. Họ là những chiến sĩ Mỹ và Việt như Phillip, Eisenstein, Goggin, Lương, Nhã, Lượm,.. Họ cũng chính là vợ con, cha mẹ của các chiến sĩ đang ngày đêm trông ngóng tin xa như Bunny, Moline, Bành Cầm. Họ còn là những người dân bất hạnh vô tên vô tuổi bị Cộng quân tàn sát trên đường chạy loạn mà hình ảnh thảm khốc của họ đã đập vào mắt những người lính đang cố thủ tiền đồn. Chính tình cảm, suy tư, hành động của những nhân vật tưởng chừng không quan trọng ấy đã tạo nên cái nền vững chắc để rồi trên đó những người anh hùng mới có đủ quyết tâm và dũng khí để làm những điều họ phải làm.“Cưỡi Ngọn Sấm” – qua 700 trang sách, trong khi kể về Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 nhưng không quên nhắc lại Tết Mậu Thân 1968; trong khi kể về sự thành lập lực lượng Thủy Quân Lục Chiến VNCH nhưng vẫn nhắc đến các cuộc huấn luyện TQLC tại Hoa Kỳ, kể chi tiết về các trận đánh và cũng rất tỉ mỉ trong các vấn đề kỹ thuật. Cuộc sống và tâm tư của thân nhân các chiến sĩ được mô tả cặn kẽ dù đó là Bunny-vợ Turley, Moline-vợ Ripley, hay Bành Cầm-vợ Bá Bình, cho thấy dù Mỹ hay Việt bất kỳ người vợ lính nào cũng đều phải chịu đựng những thiệt thòi, lo sợ, đau đớn không khác gì nhau.

Những gì còn đọng lại trong tâm trí những người đã từng thấy, từng nghe, về trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa thường là cảnh tượng kinh hoàng của bom đạn, hỗn loạn và xác chết. Thế nhưng, ít ai biết trong những thời khắc đau thương tột cùng ấy đã từng có những câu chuyện cảm động về tình người, tình chiến hữu mà “Cưỡi Ngọn Sấm: Một Câu Chuyện Về Vinh Dự Và Chiến Thắng Trong Cuộc Chiến Việt Nam” là một.

***

Người viết bài này thuộc một thế hệ lớn lên sau chiến tranh, trong đời chưa từng nghe một tiếng súng nổ, một tiếng bom rơi dù sống ngay trong lòng nước Việt từ 1962. Cuộc sống hồn nhiên của đứa nhỏ ấy trong nhiều năm dài có được là do đâu? Nếu như năm 1972 miền Nam bị rơi vào tay Cộng quân thì nó sẽ ra sao? Những câu hỏi ấy chợt bùng lên sau khi đọc những dòng máu lệ Ride The Thunder, và rồi cứ ở mãi trong đầu…

Phải cần bao nhiêu hy sinh mới có được Tự Do?

Câu trả lời ở những chiến sĩ quyết tâm giữ vững bờ cõi thật đơn giản:

Chỉ cần duy nhất một hy sinh – Đó là hy sinh mạng sống của chính mình.

Những ngày cuối năm 2014.


------------------------------------

Về tác giả Richard Botkin

Là cựu Thiếu Tá Thúy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (USMC), từng phục vụ suốt 15 năm. Hiện đang làm việc cho tổ hợp tài chính Morgan Stanley với chức vụ Senior Vice President, phụ trách phân bộ Quản Trị Tài Sản. Tác giả đã bỏ ra hơn năm năm để nghiên cứu về Chiến Tranh Việt Nam, phỏng vấn hàng trăm nhân vật có liên quan đến cuộc chiến, và cũng đã đến tận Việt Nam để nghiên cứu thêm và quan sát thực tế tại những địa danh như Đông Hà, Quảng Trị, Ái Tử, Khe Sanh.Một phần tiền bán sách “Ride The Thunder” sẽ được tặng cho hội “Injured Marine Semper Fi Fund”.Cưỡi Ngọn Sấm (Tập I) là bản tiếng Việt do nhóm Lý Văn Quý (California), Nguyễn Hiền (Netherlands), Nguyễn Hoàng Diệu (California) là những cựu sĩ quan Quân Y của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và Trịnh Bình An (Maryland) lớn lên sau chiến tranh, dịch và phát hành. Bạn đọc có thể đặt mua sách hiện bán ở Amazon hoặc liên lạc với người dịch qua điện thư: Trịnh Bình An tại: ustrinhbinhan@gmail.com.

Theo Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.302 giây.