logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 15/03/2015 lúc 10:58:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lone shooter

Với hầu hết mọi người, daylight saving time – ngày 08 tháng 03 năm 2015 có nghĩa là phải thức sớm hơn một giờ để vặn đồng

hồ báo thức, sợ nếu ngủ quên giấc sẽ thức dậy muộn đi làm. Hiện nay ở Mỹ chỉ có hai tiểu bang Arizona và Hawaii, cùng với

những vùng thuộc Hoa Kỳ như đảo Guam, Puerto Rico, đảo Samoa, quần đảo Bắc Mariana Islands, và quần đảo Virgin Islands

là không phải đổi giờ hằng năm (hai lần) vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng năm nay, không phải tất cả mọi người đều có may mắn

được vặn giờ nhanh hơn lên một tiếng dịp daylight saving time, có những người ngày đó không còn sống.

Với thế giới, Hoa Kỳ là đất nước của nhiều biểu tượng cao đẹp như tự do, dân chủ, cường thịnh, miền đất hứa, xứ sở của cơ hội

phát triển, của các phong trào tư tưởng cấp tiến, nền kinh tế lớn bậc nhất, nền giáo dục ưu việt, ngành y khoa tân tiến, đi đầu

trong khám phá không gian, có nhiều nhà khoa học nhất thế giới đoạt giải Nobel tại tất cả các lĩnh vực khác nhau, có phim trường

Hollywood sản xuất ra những bộ phim ăn khách khắp hành tinh này, có thị trường chứng khoán Wall Street lớn nhất thế giới, có

đồng Mỹ kim là ngoại tệ mạnh nhất. Và còn nhiều thứ khác nữa…

Nhưng Hoa Kỳ hẳn nhiên không miễn nhiễm hoàn toàn với những khó khăn xã hội. Trong đó nạn bạo lực và các vụ nổ súng giết

người đã trở thành chuyện thường ngày. Những con số thống kê sẽ khiến người ta không thể không băn khoăn, suy nghĩ mãi.

Gõ mấy từ khóa: Homicide in US 2014 vào ô search của Google, bạn sẽ thấy hiện ra hai hàng chữ bên dưới: (a) highest

homicide rate in us 2014 và (b) top homicide cities in us 2014. Nếu chọn một trong hai đề nghị này, bạn đọc sẽ có dịp đi vào rất

nhiều trang mạng đầy dẫy những thông tin về các vụ sát nhân (homicide) nhan nhản xuất hiện. Đó là một thực tế rất đau lòng.

Theo một trang mạng khá nổi tiếng (www.pewresearch.org) đưa tin năm 2014, thành phố Flint của tiểu bang Michigan năm 2012

là nơi có nhiều vụ án mạng giết người xảy ra nhất. Trang mạng này ghi lại: Theo con số của FBI cung cấp, thành phố Flint của

Michigan năm 2012 có tỷ lệ giết người cao nhất tại các thành phố có dân số tương đối của Mỹ. Cứ 100.000 người ở đây có 62

vụ giết người. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, năm đó Flint có khoảng 100.000 dân cư.

Flint là một thành phố có dân số khá đông của một tiểu bang lớn. Nhưng án mạng không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn. Gần đây

nhất (27/02/2015) khi Bắc Texas tuyết rơi phủ kín trắng đường, tại một thị trấn nông thôn nhỏ, town of Missouri – thuộc Hạt Texas

(tiểu bang Missouri chứ không phải tiểu bang Texas), cách biên giới tiểu bang Arkansas khoảng 50 dặm; khi tuyết còn phủ trắng,

bảy mạng người đã bị bắn chết. Sát thủ sau đó tự kết liễu đời mình. Theo lời cảnh sát kể lại, sát thủ đã đi đến từng nhà, bắn như

điên trong đêm khuya.

Ghi nhận cho thấy không có dấu hiệu của kháng cự hay xô xát tại bốn ngôi nhà kém may mắn của các nạn nhân. Nơi đây dân

chúng thưa thớt, chủ yếu sống bằng nghề nông. Cảnh sát cho biết người dân ở đây luôn cảm thấy an toàn. Giờ thì họ khuyến cáo

người dân: Start locking your doors. The world’s changing. Hãy bắt đầu lo khóa cửa đi. Thế giới đang thay đổi.

Xem ảnh, nhìn gương mặt của Joseph J. Aldridge, 36 tuổi, người cầm súng bắn chết bảy người hàng xóm và cũng là bà con của

anh ta, người ta khó có thể tin đấy là sự thật.

Chuyện vụ Joseph bắn chết bảy người được thuật lại như sau. Khoảng 10 giờ tối thứ Năm, một bé gái 15 tuổi hớt hải trong bộ

quần áo ngủ, chân trầy xước do lội tuyết, chạy qua đập cửa nhà hàng xóm cách đó một khu rừng, khóc kể là bố mẹ của em bị

bắn.

Cảnh sát vội đến hiện trường liền tìm thấy bố mẹ em là Garold (52 tuổi) và Julie Aldridge (47 tuổi) đã tắt thở. Họ là người cùng

mang chung họ với sát thủ Joseph J. Aldridge.

Cách đó vài dặm, một người em của Garold là Harold (50 tuổi) cùng vợ là Janell (48 tuổi) cũng đã bị bắn chết ngay tại phòng

ngủ. Lúc này thì cảnh sát vội khuyến cáo gần 50 dân cư tại đây hãy khóa chặt cửa lại. Cảnh sát trưởng Sigman điều một đội gồm

tám cảnh sát với hy vọng vụ này không gây thêm bất cứ án mạng nào nữa. Vụ án xảy ra tại thị trấn có tên Tyrone – chưa được

công nhận là một town chính thức.
Cách đó 3 dặm, tại nhà hai vợ chồng Darrell (68 tuổi) và Martha Shriver, người chồng Darrell đã bị chết vì trúng thương khá nặng.

Bà vợ thoát hiểm nên kịp thời báo cho cảnh sát biết hung thủ là ai trước khi được chuyển đến bệnh viện tại Springfield, Missrouri.

Khi bị bắn, Martha đã gọi phone cho một người bà con tên John Shriver nhờ đến nhà con trai của bà coi xem có bị bắn hay

không. John Shriver đến nhà con trai của Martha thì thấy Carey Shiver (46 tuổi) và Valirea Shriver (44 tuổi) đã bị bắn chết tại sàn

phòng ngủ, còn cậu con trai học lớp tám của đôi vợ chồng này đang trốn trong một phòng ngủ khác.

Theo lời Martha, cảnh sát vội đến một hạt khác kế đó. Họ tìm thấy sát thủ Joseph Jesse Aldridge (vốn là anh em họ của Harold

và Garold) đã gục chết trên vô-lăng của chiếc xe truck GMC, đậu ngay giữa đường. Cái chết được coi là tự sát, cùng một khẩu

súng ngắn .45-caliber sử dụng để bắn chết bảy nạn nhân kia.
Joseph Jesse Aldridge (36 tuổi), sống tại Tyrone với mẹ là Alice (74 tuổi) đã chết trước vụ nổ súng không lâu. Theo điều tra, cái

chết của bà được coi vì lý do sức khỏe tự nhiên. Khám nghiệm cho thấy bà tắt thở 24 giờ trước khi vụ nổ súng xảy ra. Có người

cho rằng rất có thể cái chết của người mẹ là cú sốc mạnh khiến Joseph Jesse Aldrid ngã quỵ. Từ đó anh đã có ý định tự tử. Còn

chuyện tại sao anh bắn những người khác không ai giải thích được.

Năm 2007, Joseph bị giam 20 tháng tại một trại giam liên bang vì sở hữu một khẩu súng ngắn .22-caliber và có mang trong

người một lượng cần sa. Được thả năm 2010, nhưng Joshep sau đó được tòa đưa ra lệnh giam tại nhà (house arrest) sáu tháng

năm 2011. Đề nghị này do nhân viên giám quản (probation officer) của anh yêu cầu. Ngoài ra tòa án còn buộc anh phải theo

chương trình kiểm tra nghiện rượu khá xa Tyron, nơi anh đang sống. Bà Mary Wilkin, người có hai cô con gái học chung với cậu

bé (cha mẹ bị bắn chết), nói bà sửng sốt khi biết nạn nhân và sát thủ đều là những người bạn tốt của nhau.

Gần đây các vụ bắn người không còn xa lạ gì với người Mỹ. Chuyện bắn người ở trường tiểu học, tại các trung tâm mua sắm, rạp

hát, nhà thờ, doanh trại quân đội, giảng đường đại học… không thiếu. Tuy nhiên chuyện đi đến từng nhà một để bắn thì quả là

chuyện đáng khiến người ta phải quan ngại, suy nghĩ.

Có người nói, vì ở xứ Mỹ súng quá sẵn, nên chuyện giết người bằng súng mới có cơ hội xảy ra dễ dàng như thế. Vẫn theo

www.pewresearch.org (2013) vì không phải ai ở Mỹ cũng có súng nên khó biết con số chính xác ở đất nước này có bao nhiêu

súng. Ước tính của trang website này cho biết khoảng 1/3 các hộ gia đình Mỹ cho biết họ hoặc người thân của họ có giữ súng

trong nhà. Số súng hiện có tại Mỹ được ước tính dao động trong khoảng 270-310 triệu khẩu súng – gần đủ mỗi người một khẩu

súng.

Chẳng biết điều đó, súng có quá sẵn, dù được sử dụng để bảo vệ cho chủ sở hữu hay với bất cứ mục đích nào khác, xem ra

vẫn khiến người ta có cảm giác lo lắng, băn khoăn mãi.
Phải chăng ở Mỹ đã và đang có hội chứng lone shooter (sát thủ cô độc); khi cảm thấy không còn gì để lưu luyến trên cõi đời này

nữa, họ sẽ trút nỗi buồn của mình vào nòng súng, giết hại người vô tội trước khi kết liễu mạng sống của chính mình?

Nguyễn Thơ Sinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.105 giây.