logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/03/2015 lúc 10:34:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong suốt hơn một thập niên đầu của thế kỷ 21, có thể nói sinh hoạt của người dân trên khắp thế giới, từ những quốc gia văn minh giàu có như Hoa Kỳ hay những quốc gia châu Âu đến những quốc gia nghèo như Yemen, Afghanistan hoặc khá hơn chút như Nigeria, đều bị xáo trộn và bị đe dọa, chỉ khác mức độ ít hay nhiều, bởi những hành động tàn bạo của những tổ chức khủng bố thuộc những nhóm Hồi giáo cực đoan.

Trong những tổ chức đó, gần đây, có lẽ không có nhóm nào gieo rắc kinh hoàng cho thế giới cho bằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIS). Ngoài việc gây ra những vụ bạo động, tàn sát người dân vô tội tại những vùng đất họ chiếm được của Iraq và Syria, cứ độ vài tuần, họ lại tung lên mạng những đoạn video khoe khoang thành tích tội ác man rợ của thời Trung cổ, từ cắt cổ đến thiêu sống, và những hình ảnh khủng khiếp đó đã làm người dân trên khắp thế giới ghê tởm, tìm cách xa lánh họ như một thứ ung mủ thối tha của thời đại.

Gần đây nhất, để khoe khoang thành tích tội ác mới, nhóm ISIS lại mới tung lên mạng một đoạn video dài độ năm phút chiếu cảnh những người đàn ông, trên tay là búa tạ và khoan máy, đang ra sức đập phá những tượng điêu khắc cổ thuộc nền văn hóa của khu vực Lưỡng Hà (Mesopotamia – Iraq). Trong số các tượng bị phá có các bức tượng của những vị thần đầu người mình bò có hai cánh được tạc từ thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên – đang được bảo quản trong Viện bảo tàng Mosul, viện bảo tàng lớn hàng thứ nhì ở Iraq. Những tượng này trước đây đã từng được đặt trước cổng chính để canh giữ hoàng cung của Assyria, vương quốc từng hiện diện trong vùng Lưỡng Hà từ năm 2500 đến 605 trước Công nguyên. Nhóm ISIS đưa ra lý do bào chữa cho hành động thiếu văn minh này là những tác phẩm nghệ thuật đó chỉ nhằm mục đích khuyến khích việc thờ phượng và sùng bái ngẫu tượng. Trong một đoạn video, một gã đàn ông trong nhóm còn nhìn thẳng vào ống kính tuyên bố là đấng tiên tri đã ra lệnh cho phép họ phá hủy những tượng và di vật cổ đó. Đây đúng là một sự ngụy biện cho thấy sự ấu trĩ và u mê của đám người này. Đâu lại có đấng tiên tri thiếu trình độ văn hóa như thế.

Theo các nhà khảo cổ, sự thiệt hại của lần đập phá này không thể tính được ra hiện kim vì những di vật cổ này vô giá và chúng mang một phần lịch sử của nhân loại.

Ngay khi những hình ảnh của đoạn video vừa xuất hiện, nhiều nhà nghiên cứu và viên chức của những tổ chức văn hóa như Thomas P. Campbell, giám đốc Viện bảo tàng Nghệ thuật New York, và Irina Bokova, giám đốc Unesco, cơ quan văn hóa thuộc Liên Hiệp Quốc, đã lên án những hành động phá hoại di sản văn hóa trên và gọi đó là hành động “diệt chủng văn hóa”.

Theo bản tin của nhật báo Wall Street Journal, chỉ trước đó ít ngày, nhóm ISIS đã cho đốt thư viện Mosul, thiêu hủy nhiều ngàn bộ sách và bản thảo quý hiếm. Và trong nhiều tháng qua, nhóm khủng bố này đã đốt cháy nhiều thánh đường cũng như điện thờ Hồi giáo, phá hủy những ngôi mộ cổ và cướp phá những khu vực khảo cổ, lấy đi nhiều cổ vật đem bán ra ngoài chợ đen để gây quỹ cho các hoạt động của họ.

Còn nhớ trước đây ít năm, nhóm thánh chiến Mali đã phá hủy những ngôi mộ cổ xây bằng đất bùn và một số bản thảo cổ rất quý của đạo Hồi tại Timbuktu. Xa hơn nữa, vào năm 2001, nhóm Taliban tại Afghanistan đã cho đặt chất nổ phá hủy hai bức tượng Phật, tượng lớn cao 53 mét và tượng nhỏ cao 38 mét, cả hai được tạc vào núi đá ở thung lũng Bamiyan, nơi con đường tơ lụa lịch sử chạy ngang qua, nơi từng là trung tâm truyền bá Phật pháp và cũng là nơi nhà sư Huyền Trang có lần dừng chân trên đường đi thỉnh kinh.

Cho đến nay cả thế giới chỉ biết đứng nhìn cảnh tượng đau lòng đó và gần như bất lực. Tuy đã có phản ứng từ một số chính phủ, tổ chức và cá nhân trong nỗ lực bảo vệ một số cổ vật và những khu vực khảo cổ đang gặp nguy hiểm cũng như nhằm ngăn chặn sự phá hoại từ những nhóm khủng bố, nhưng vẫn chưa đủ so với mức độ tàn phá rộng lớn như hiện nay. Thế nên, đã có người kêu gọi thế giới văn minh cần phải có tiếng nói mạnh hơn nữa, buộc những kẻ phá hoại di sản văn hóa là những tội phạm chiến tranh, chịu hình phạt từ phán quyết của Tòa án Quốc tế y như những tên tội đồ mang tội chống lại nhân loại. Và có như thế mới hy vọng giảm bớt được mức độ tàn phá.

Đây không phải lần đầu tiên các di sản văn hóa của thế giới trở thành mục tiêu để những nhóm hay tổ chức phá hoại hoặc cướp đoạt. Trong thời Thế chiến II, quân đội Đức quốc xã không chỉ chiếm đóng những quốc gia trong khu vực châu Âu mà còn mang tiếng cướp đoạt nhiều tác phẩm nghệ thuật và tài sản cá nhân khác của người Do Thái cùng lúc chiếm đoạt nhiều bộ sưu tập nghệ thuật từ những viện bảo tàng để thành lập một “siêu” bảo tàng nghệ thuật của Hitler ngay trên quê hương của nhà độc tài tại thành phố Linz, Áo quốc. Cũng may, vào cuối cuộc chiến, trong khi quân đội đồng minh tiến vào giải phóng Paris, Hitler đã ra lệnh phải phá hủy ngôi thánh đường Notre Dame và một số công trình nghệ thuật mang tính lịch sử của thành phố Paris nhưng vị tư lệnh quân đội Đức quốc xã tại đó đã không nghe theo lệnh, nếu không Paris đã thành bình địa.

Cách đây khá lâu, lúc cụ Vương Hồng Sển còn sống, đã có lần cụ đã lên tiếng tố cáo một số quan chức ở Huế đã đánh cắp một số vòng vàng nữ trang được chôn trong mộ của Đức Từ Dũ. Sau đó, đám quan chức này đem nấu chảy rồi chia nhau. Nghe tin đó, cụ Vương chỉ còn biết lắc đầu than trời vì hành động vô văn hóa đó. Việc ăn cắp cổ vật tại các di tích cổ ở Huế vẫn tiếp tục diễn ra và hiện đang trong tình trạng báo động mặc dù những khu di tích này được bảo vệ 24/24. Không nói ra chúng ta cũng dư biết thủ phạm là ai rồi.
Nhưng trường hợp hiện nay ở Iraq và Syria quả có khác trước. Hitler, ngoài ý tưởng điên rồ muốn phá hủy thành phố Paris, chỉ có ý định chiếm đoạt những tác phẩm nghệ thuật và cổ vật chứ không phá hủy. Ngược lại, tổ chức ISIS khai chiến trên những di sản văn hóa như một hành động nhạo báng lại những luật lệ nhằm bảo vệ những di sản trên.

Các văn kiện chính thức từ Hội nghị Hague 1954 của Liên Hiệp Quốc nói rõ là cấm sử dụng các công trình kiến trúc và các khu vực văn hóa cho mục đích quân sự, và cấm làm hư hại hoặc lạm dụng tài sản văn hóa bằng bất cứ hình thức nào. Ở bất cứ nơi nào ta thấy có trưng bảng mang dấu hiệu chiếc khiên màu xanh nghĩa là nơi đó những tài sản văn hóa đang được bảo vệ theo Hội nghị Hague 1954.

Nhưng cái khiên màu xanh đó cũng không làm được gì để bảo vệ Viện bảo tàng Mosul. Văn kiện của Liên Hiệp Quốc cấm làm thiệt hại đến di sản văn hóa đã phải bất lực khi đối diện với những tay đồ tể văn hóa thời nay.

Hiện đang có những nhóm nhỏ bao gồm những người yêu chuộng và muốn bảo tồn văn hóa đang âm thầm hoạt động tại Iraq, Syria và ngay trong khu vực kiểm soát bởi ISIS để cố gắng ngăn chặn việc chiếm đoạt và phá hoại những tài sản văn hóa của khu vực.

Những nhóm hoạt động bí mật này được so sánh tựa như nhóm “monuments men” thời Thế Chiến II, là nhóm hoạt động bí mật bao gồm một số nhà sử học và quản lý viện bảo tàng thuộc phe đồng minh được gửi đi tìm và thu lại những tác phẩm nghệ thuật giá trị đã bị quân đội Đức quốc xã chiếm đoạt trong thời chiến tranh.

Nhưng khác với những nhân vật “monuments men”, những đội quân văn hóa đang hoạt động bí mật này là những thiện nguyện viên cư ngụ tại địa phương, đa số là người Iraq và Syria được giấu tên, họ là những người coi thường mạng sống của chính họ để bảo vệ những món cổ vật quý giá và những khu vực khảo cổ – hay ít ra nếu không thể bảo vệ được thì ghi chép tài liệu để lưu lại.
Họ cũng nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức Bảo vệ Di sản Syria (SHOSI) gồm có một số học giả và chuyên gia về di sản văn hóa giúp huấn luyện cho họ những kỹ thuật trong việc bảo tồn bảo vật văn hóa và lịch sử. Trong số đó có Amr Al-Azm, một chuyên gia từng đứng đầu phòng thí nghiệm bảo tồn cổ vật thuộc Bộ Di tích cổ Syria, hiện đang dạy học tại Hoa Kỳ nhưng cũng sốt sắng tình nguyện trong việc hỗ trợ công việc bảo tồn các di tích lịch sử và văn hóa tại quê nhà của ông. Trong khi đó, một số trường đại học và tổ chức tư nhân phương Tây trợ giúp cho họ những dụng cụ để đào bới và cất giữ cổ vật cũng như máy chụp hình, quay phim để ghi lại hình ảnh tài liệu.

Một số cộng sự viên trong đội quân văn hóa đã thu hồi được một số bình cổ và những cổ vật khác có giá trị, sau đó cho chôn giấu tại những tư gia. Họ cũng được huấn luyện để xử lý nếu là những món cổ vật nhỏ thì được gói lại bằng giấy, xếp trong thùng để dễ dàng chuyên chở tới những địa điểm an toàn.

Theo các chuyên gia, việc bảo tồn di sản văn hóa cổ rất quan trọng đối với tương lai của cả Iraq lẫn Syria. Một ngày nào đó chiến tranh sẽ chấm dứt, người dân Syria và Iraq sẽ trở lại xây dựng lại những đổ nát trên quê hương của họ. Di sản văn hóa là đại diện của những kinh nghiệm lịch sử chung của dân tộc họ. Nó sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng làm chiếc cầu nối khép bớt lại những chia rẽ do chiến tranh gây ra.

Nhà báo Eric Gibson đã viết trên tờ Wall Street Journal: Di sản văn hóa không chỉ là những món đồ đẹp đẽ được trưng bày tại những viện bảo tàng hay những địa điểm du lịch để du khách tới viếng thăm vào dịp nghỉ phép. Nó là di tích, là kỷ vật để nhân loại chia sẻ với nhau về quá khứ của mình, là cách để người ta hiểu nhau hơn và tìm hiểu chính mình, và là sản phẩm tốt đẹp nhất của chính chúng ta tạo ra. Phá hoại di sản văn hóa là công kích vào lịch sử. Không gì quý hơn mạng sống của con người nhưng, đứng trước lương tâm của nhân loại, di sản văn hóa cũng nên được xếp vào những thứ quý giá ấy.

Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.