logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/03/2015 lúc 06:55:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ, Miền Nam Việt Nam rơi vào tay CSVN, thì hàng triệu người đã liều mình vượt biển, vượt biên qua đến xứ tự do và tạo thành cộng đồng người Việt Nam hải ngoại ở nhiều nước trên thế giới.
UserPostedImage

Cộng đồng người Việt Nam tị nạn dần dần lớn mạnh theo thời gian với những đứa bé thuộc thế hệ thứ hai sinh ra nay đã trưởng thành. Cộng thêm những lớp người từ trong nước được bảo lãnh theo diện đoàn tụ gia đình.

Cho đến nay đã 40 năm và đài truyền hình SBTN để kỷ niệm hành trình bốn mươi năm của người Việt tỵ nạn Cộng sản sẽ trình chiếu một thiên phóng sự dài gồm 15 tập mang tưa đề "40 Năm Nhìn Lại - Sau Cơn Sóng Gió Lưu Vong". Mỗi tập khoảng 30 phút, ghi những hình ảnh sinh hoạt của các cộng đồng người Việt tị nạn tại 15 quốc gia gồm các nước tại Tây Âu như Pháp, Đức, Anh, Hòa Lan, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, ở Bắc Mỹ thì có Hoa Kỳ và Canada; Úc, Tân Tây Lan, Nhật bản và Ba Tây.

Vào những năm cao trào vượt biển thì nhiều nước đã đồng ý nhận người tị nạn Việt Nam định cư. Riêng hai nước Nhật Bản và Ba Tây thì là trường hợp đặc biệt vì các tàu chở dầu của họ đi ngang Biển Đông và đã vớt các thuyền nhân Việt Nam.Theo luật quốc tế thời đó thì tàu của quốc gia nào vớt thuyền nhân thì phải cho họ định cư tại quốc gia đó.

Tàu dầu của Ba Tây (Brazil) đã vớt khoảng 86 thuyền nhân Việt Nam vào năm 1979 và đưa họ về sinh sống tại thành phố Sao Paulo, lớn thứ nhì nước Ba Tây. Trong chủ đề phóng sự truyền hình Bốn Mươi Năm Nhìn Lại của SBTN thì cộng đồng Việt Nam tại Ba Tây đặc biệt nhất. Đây là cộng đồng Việt Nam ít người nhất so với các quốc gia đã kể trên và ít được nói tới trên báo chí.

Phóng viên truyền hình SBTN kiêm đạo diễn Vũ Trần, là người đã bỏ công đi tới tận nơi các cộng đồng Việt Nam tại 15 nước, ròng rã 6 tháng trời, để quay phim và phỏng vấn nhiều nhân vật. Anh đi một mình với chiếc máy quay, lần mò hỏi thăm và tìm kiếm các địa chỉ của các nhân vật cộng đồng đặc biệt và dự những sinh hoạt để ghi lại thành thiên phóng sự dài nhiều tập, để cống hiến cho khán giả đài truyền hình SBTN một cái nhìn hiểu biết về những đồng hương tị nạn ở các quốc gia khác.

Phóng viên Vũ Trần cho biết trong 15 quốc gia anh đến, thì cộng đồng Việt Nam tại thành phố Sao Paulo, nước Brazil, là để lại ấn tượng đậm đà nhất. Những người Việt Nam tị nạn ở Ba Tây lúc đầu tới xứ này được chính phủ cho ở trong những tầng hầm của các nhà thờ, hoàn cảnh rất khổ sở. Họ phải đi làm thợ may cho những hãng may của Nam Hàn từ 6 giờ sáng đến nữa đêm. Suốt mấy chục năm làm việc vất vả, dành dụm để mua nhà và có chút vốn liếng buôn bán nhỏ, họ mới có cơ hội hòa nhập vào dòng sinh hoạt của dân bản xứ. Họ học được nghề và phát triển ngành may túi xách du lịch, tự kinh doanh lấy và khá thành công.

Đoạn phim phóng sự ghi lại hình ảnh những người Việt Nam có những quầy hàng lưu động bán túi xách trên đường phố và chợ trời ở Sao Paulo. Có ông Thái Quang Nghĩa kinh doanh ngành túi xách du lịch, hãng xưởng của ông không may bị cháy, thiệt hại rất lớn và nhiều đồng hương Việt Nam đã cho ông mượn tiền để làm lại sự nghiệp, thật là cảm động cho tình nghĩa đồng hương với nhau.

UserPostedImage
Người Việt bán túi xách chợ trời Sao Paulo.

Mức lương thấp nhất khoảng 500 mỗi tháng nhưng căn nhà bình thường giá cả triệu bạc, điều này nói lên sự chênh lệch giàu nghèo ở Ba Tây rất lớn. Nhờ vào kinh doanh nên những đồng hương Việt Nam ở đây mới ngóc đầu lên nổi trong một đất nước xa lạ như vậy.

Ở Sao Paulo có một tiệm ăn Việt Nam đầu tiên tên Miss Saigon nổi tiếng, bán thức ăn Việt Nam và thực khách là dân bản xứ Ba Tây rất ưa chuộng.

Cộng đồng Việt Nam tị nạn tại Ba Tây là những thuyền nhân, tinh thần chống Cộng rất cao. Nhưng những năm sau này có thêm những người di dân từ Việt Nam sang. Tòa đại sứ CSVN đã bắt đầu gây ảnh hưởng vào cộng đồng, tạo sự phân chia lập trường chính trị. Tuy vậy nhiều đồng hương ở đây vẫn không quên họ là người tị nạn, đã từng bỏ nước ra đi vì không chịu nổi sự cai trị tàn ác của bạo quyền Hà Nội, họ đã từng trải qua hiểm nguy trên biển cả năm nào; cho nên họ vẫn giữ vững lập trường chống cộng. Họ nói rằng sẽ không hồi hương khi nào Cộng Sản còn cai trị đất nước.

Được hỏi cảm giác nào vương vấn khi từ giã cộng đồng Việt Nam tại San Paulo thì phóng viên Vũ Trần kể rằng hình ảnh những ngôi mộ của những đồng hương Việt Nam tại đây đã làm anh ngậm ngùi. Những nấm mộ đó nằm lạc lõng giữa nghĩa trang nước Ba Tây, anh nghĩ tới hương hồn của họ chắc vẫn còn nghĩ tới quê nhà thân yêu xa lắc xa lơ hàng mấy ngàn cây số và cách cả một đại dương.

Anh có vào những ngôi chùa Nhật Bản ở Sao Paulo- nơi đặt những bình đựng tro cốt của những người Việt Nam đã hỏa táng, cũng có cảm tưởng ngậm ngùi tương tự. Bên cạnh nỗi buồn là niềm vui khi thấy những đứa trẻ sinh ra ở Ba Tây nói tiếng Việt Nam sành sỏi.
Tương lai của cộng đồng này thật mơ hồ, con cái của họ phải lập gia đình với người Ba Tây và những đứa con hai dòng máu Việt Nam - Ba Tây ra đời dễ bị đồng hóa bởi người bản xứ. Họ vẫn theo dõi những sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ qua Internet và truyền thông và họ rất muốn cho con cái du học tại đây và nếu có điều kiện thì họ lại di cư một lần nữa đến Hoa Kỳ.

Phóng viên Vũ Trần cho biết sau 7 ngày sống chung với cộng đồng Việt Nam tại thành phố San Paulo nước Ba Tây để làm phim phóng sự, cảm giác thật hồi hộp vì là lần đầu ghé một quốc gia Nam Mỹ. Đây là cộng đồng Việt Nam nhỏ nhất ở hải ngoại, tuy vậy họ đã thành công sau mấy chục năm làm lụng vất vả, dành dụm và vươn lên bằng kinh doanh.

Đó là ghi lại vài nét về tập phóng sự sinh hoạt của cộng đồng Việt Nam tại Ba Tây, kế tiếp là các quốc gia khác. Mười lăm tập phim phóng sự của phóng viên kiêm đạo diễn Vũ Trần, thực hiện trong vòng một năm trời, sẽ được trình chiếu vào trung tuần tháng 4 năm 2015, mỗi tuần một tập và sẽ kéo dài mấy tháng trời trên đài truyền hình SBTN nhân kỷ niệm 40 năm Miền Nam tự do thất thủ 1975-2015. Mời quí vị đón xem.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.