(Getty Images)
Ông Ryan Reynolds, một tài tử điện ảnh người Canada, thường đóng những vai dữ dằn trên màn ảnh, cho dù anh diễn vai một nhân viên tình báo CIA xông xáo, một cảnh sát viên bất tử, hoặc một siêu anh hùng chân chính. Thế nhưng trong cuộc sống thực tế, chàng tài tử này lại thú nhận rằng khi lớn lên, anh đã thường xuyên run lẩy bẩy vì sợ người cha của mình.
“Nói gọn trong một câu, cha tôi dễ sợ lắm.” Ngôi sao này thú nhận với báo Times như vậy, trong một bài viết “Đến Lúc Cám Ơn.”
Bài này kể lại chuyện ba anh em trai của Ryan đã làm cho anh ngạc nhiên, bằng cách mỗi người xỏ một lỗ tai để đeo bông tai, cho phù hợp với một cái tai mà anh được xỏ lúc lên 13 tuổi. Họ làm như vậy là để giảm bớt sức mạnh của cơn thịnh nộ của người cha, mà họ đoán thế nào cũng bùng lên, vì chuyện Ryan xỏ lỗ tai.
Nam tài tử 38 tuổi này viết, “Khi tôi lớn lên, ít nhất là trong mắt của chúng tôi, cha tôi là người đàn ông dữ nhất trên đời: một cựu cảnh sát viên, một cựu võ sĩ quyền Anh, và khi nào cũng như là một trái mìn sắp nổ.”
Nhưng anh nói rõ thêm rằng cha anh không đánh con.
“Ông đã cật lực làm việc để nuôi gia đình của mình, và bù lại ông mong đợi con cái sẽ làm những gì ông bảo, thường là làm trước khi ông nói ra. Đó là một tình huống không thể nào chịu nổi, đối với bất cứ hệ thống thần kinh nào hoạt động bình thường.”
Thật vậy. Hóa ra những người cha làm cho con cái khiếp sợ đều có thể gây ra một tác động thể lý tiêu cực trên con mình.
“Nếu một đứa trẻ có xu hướng nhút nhát, ưa lủi thủi một mình, thì lối ứng xử này sẽ gây ra những tác hại trên chúng, và làm tăng nguy cơ bị căng thẳng thần kinh và lo âu trong cuộc sống sau này,” tiến sĩ Alan Kazdin, giám đốc Trung Tâm Nuôi Dạy Con của đại học Yale, nói với Yahoo. “Việc phải chịu đựng căng thẳng thần kinh trong gia đình thậm chí có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch, và đưa bạn vào nguy cơ bị mắc ung thư khi trưởng thành.”
Có một tin mừng, đó là cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng loại người cha khó tính này đang dần dần biến mất. Khác với kiểu rập khuôn cũ của những người cha khắt khe, những người đàn ông nói chung trong năm 2014 hầu chắc đều thực sự chia sẻ trách nhiệm với các phụ nữ trong việc áp dụng các quy tắc, và đưa ra những hình phạt.
“Các bậc cha mẹ được xem như là có một trách nhiệm mạnh mẽ ngang nhau để áp dụng kỷ luật cho con cái của họ.” Một cuộc thăm dò vào năm 2013, do Trung Tâm Nghiên cứu Pew thực hiện, đã báo cáo như vậy.
Có một điều cũng đáng mừng như vậy về mặt mềm mại của việc cha mẹ nuôi dạy con cái. Trong số những người được hỏi, có 61 phần trăm nói rằng “việc cung cấp hỗ trợ tinh thần cho trẻ em” là một vai trò hết sức quan trọng đối với các bà mẹ, và 52 phần trăm nói cũng nói như thế về các người cha.
Những ông bố nào chấp nhận mặt cảm xúc của việc làm cha làm mẹ cũng đều mang lại nhiều điều tích cực cho gia đình. Trong một bản phúc trình về Vai Trò Đang Thay Đổi Của Người Cha Hiện Đại, Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ nói, “Nghiên cứu tâm lý về các gia đình thuộc mọi bối cảnh sắc dân gợi ý cho thấy rằng tình cảm của các người cha và sự tham gia tăng lên của gia đình giúp thăng tiến sự phát triển của trẻ em về mặt xã hội và cảm xúc.
Những cuộc nghiên cứu khác về vai trò của các người cha đều gợi ý rằng ảnh hưởng của tình yêu của người cha trên sự phát triển của con cái cũng là lớn lao như mức ảnh hưởng của tình yêu của một người mẹ vậy.
Tình yêu của người cha sẽ giúp cho con cái phát triển một cảm thức về vị thế của mình trong thế giới. Điều này hữu ích cho sự phát triển và việc thực hiện chức năng của chúng về mặt xã hội, tình cảm và nhận thức. Hơn nữa, những đứa con nào được nhận được tình yêu nhiều hơn từ cha mình đều ít có khả năng tranh đấu với những vấn đề lạm dụng ứng xử hoặc lạm dụng những chất gây nghiện.”
Điều lý tưởng nhất là cả hai cha mẹ đều đóng một vai trò tích cực trong việc tích cực nuôi nấng con cái của mình. “Điều ngược lại với tình yêu khắt khe là điều được cần nhiều nhất từ cha mẹ,” Kazdin giải thích.
Tuy nhiên ông nói thêm rằng một người mẹ trìu mến cưng chiều có thể làm nhẹ bớt tác động tiêu cực của một người cha gây ra kiếp sợ nơi con cái. “Bạn thực sự muốn cha mẹ bảo vệ, ôm ấp và chăm sóc trong thời thơ ấy. Đó là sự bảo vệ tốt nhất để chuẩn bị cho những thách thức của cuộc sống.”
Theo báo Viễn Đông