logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/03/2015 lúc 06:33:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Là vị Hoàng đế khai sáng triều Nguyễn, Gia Long – Nguyễn Ánh có công khi thống nhất Việt Nam sau gần 300 năm chia cắt và chiến tranh kể từ thời Nam Bắc triều tới hết thời Tây Sơn (1533-1802); trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương. Triều đại của ông kéo dài từ năm 1802 đến 1820, được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất lúc bấy giờ, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam thông qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc…

Gia Long có hai bà phi được phong làm Hoàng Hậu là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (mẹ Hoàng tử Cảnh) và Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (mẹ vua Minh Mạng); nhà vua còn sắc phong cho bà Lê thị Ngọc Bình (con vua Lê Hiển Tông, em Ngọc Hân Công Chúa) làm Đệ Tam Cung. Bà này sinh được hai hoàng tử là Quảng Oai Công và Thường Tín Quận Vương.

Bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu họ Tống. Năm lên 18 tuổi, Nguyễn Ánh cưới bà đầy đủ nghi lễ và tấn phong làm Nguyên Phi. Bởi tính tình cẩn trọng, cử chỉ đoan trang, nên bà được Nguyễn Ánh rất quý trọng.

Mùa thu năm Quý Mão (1873) Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh, phải chạy ra đảo Phú Quốc, sau đó thấy tình hình nguy ngập, Nguyễn Ánh gửi Hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) qua Pháp xin cầu viện. Lúc ấy, Hoàng tử Cảnh mới 4 tuổi. Bá Đa Lộc lạy xin thọ mạng. Nguyễn Ánh và bà Nguyên phi lau nước mắt đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp. Sau khi Hoàng Tử Cảnh đi rồi, Nguyễn Ánh lấy một thoi vàng chặt đôi trao cho bà một nửa và căn dặn:

– Con ta đi rồi, ta cũng sẽ đi sang Xiêm. Vậy Phi phải ở lại đây (Phú Quốc) để cung phụng Quốc Mẫu (tức bà Thiếu Khương, vợ của Nguyễn Phúc Luân) chưa biết gặp nhau khi nào và ở chỗ nào, vậy lấy vàng này làm tin.
Trong những ngày Nguyễn Ánh bôn tẩu, khi ở Xiêm, lúc ở Việt, bà vẫn một mình hầu hạ mẹ chồng. Ngoài việc hầu hạ mẹ chồng, bà còn thân hành may dệt nhung phục cho quân lính. Một lần, quân Nguyễn giao chiến với quân Tây Sơn, đến hồi quyết liệt, quân Nguyễn núng thế, muốn rút lui, bà tự tay nổi trống thúc quân, quân Nguyễn Ánh hăng hái trở lại, xông lên và cuối cùng thắng lợi.

Sau ngày thu phục đất nước, vua Gia Long hỏi bà nửa thoi vàng năm xưa, bà đem vàng ra trình lên. Gia Long vô cùng cảm động, cầm lấy nửa thoi vàng và bảo rằng:

– Vàng này mà còn giữ được, đó thật là ân trời đã giúp cho trong lúc gian nan, chẳng nên quên lãng. Vậy phải để dành về sau cho con cháu biết.
Dứt lời, Gia Long lấy nửa thoi vàng của mình ráp với nửa thoi vàng của bà Nguyên Phi, rồi trao hết cho bà.
Cuộc tình duyên của bà Tam Cung Lê thị Ngọc Bình với Gia Long cũng khá lạ kỳ. Sau khi thắng trận trở lại Phú Xuân, Nguyễn Ánh gặp bà vợ trẻ của Quang Toản là công chúa Ngọc Bình đang còn ở lại trong cung, không kịp chạy theo vua Tây Sơn. Say mê trước sắc đẹp của bà, Nguyễn Ánh quyết định lấy bà, sau đó đã phong làm Đệ tam Cung.
Bà Ngọc Bình lấy hai đời chồng đều làm vua (Cảnh Thịnh và Gia Long) nên trong dân gian có câu ca dao:
“Số đâu có số lạ lùng!
Con vua mà lấy hai chồng làm vua”
Cũng là một sự trớ trêu! Nguyễn Huệ-Quang Trung chồng bà Ngọc Hân công chúa; Nguyễn Ánh-Gia Long chồng bà Ngọc Bình, em Ngọc Hân; hai kẻ cừu địch không đội trời chung ấy lại trở thành anh em “cột chèo”!
Đó là những bà phi đặc biệt và nổi tiếng. Còn các bà phi tần khác trong cung, những gần một trăm bà, lại xảy ra bao chuyện rắc rối. Bài báo của Michel Đức Chaigneau đăng trong tờ Le monniteur de la Flotte xuất bản năm 1858 tường thuật như sau:

– “Khanh sẽ không ngờ rằng cái gì đợi Trẫm ở đây kia (Ngài chỉ vào hậu cung của Ngài) khi Trẫm rời khỏi nơi đây, ở đây Trẫm được hài lòng vì Trẫm nói chuyện với những người xứng đáng, họ lắng nghe Trẫm, họ hiểu biết Trẫm, và khi cần họ vâng lệnh Trẫm răm rắp, còn ở đằng kia Trẫm gặp phải một lũ quỷ thật sự. Chúng cãi vã nhau, ngược đãi nhau, phỉ báng nhau và sau đó tất cả cùng chạy đến cầu xin Trẫm phân xử. Nếu làm đúng thì Trẫm sẽ luôn luôn khiển trách tất cả. Vì Trẫm không biết ai sẽ nhường nhịn ai trong cơn giận dữ. Ta muốn sửa đổi lại cả thế giới, nhất là đàn bà vì họ đáng sợ hơn đàn ông” .
Sau một lúc im lặng Ngài tiếp: “Chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm Trẫm điếc tai, nhức óc” (vừa giả giọng và điệu bộ của một người đàn bà trong cơn giận dữ; Ngài vừa thét):
– Muôn tâu Bệ Hạ, phân xử, bà đã sỉ nhục thần thiếp, người ta ngược đãi thần thiếp, thần thiếp xin được phân xử”.

Nhà vua phì cười, rồi nhìn vị quan đối thoại với Ngài. Vị quan Pháp cũng cười ngất, nhất là bản kịch câm của nhà vua và những tiếng la hét của Ngài để bắt chước sự giận dữ của các cung phi. Ông tâu: “Việc đó rất dễ, Hoàng Thượng có thể giảm bớt mối sầu khổ của họ bằng cách hạn chế số cung phi”.

Nhà vua ngắt lời:
– Suỵt! Hãy nói khẽ! Nói khẽ!
Ngài cho hộ vệ quân đã theo Ngài khắp nơi được phép lui ra và nói tiếp: “Ồ! Ông Chaingneau, nếu các quan đồng liêu của Khanh nghe được điều Khanh vừa mới nói ra đó, họ sẽ trở thành những kẻ thù vĩnh viễn của Khanh, Khanh không biết rằng các cung phi hầu hết đều là con gái của các quan ư? Mặc dù tuổi Trẫm đã cao, nhưng không bao lâu nữa, một vị quan sẽ dâng cho Trẫm con gái của ông ta. Trẫm không thể từ chối được. Ở đây chính là một vinh dự của một ông quan có con gái được vào Cung, và đối với Trẫm đó là một sự bảo đảm chắc chắn nhất về lòng trung thành của ông ta. Nếu Trẫm ghét bỏ một cung phi của Trẫm, thì nó sẽ than phiền với thân phụ ngay, và nếu chê hai tuổi tác già nua của Trẫm, thì ông ta cũng khéo léo gieo rắc những lời đồn đại về Trẫm, sẽ làm cho Trẫm lố bịch trong mắt thần dân”.
Có lẽ quá mệt mỏi, đau đầu vì chuyện chốn hậu cung mà trong Hoàng Việt luật lệ, vua Gia Long đã đưa vào chuyện xử phạt “tranh giành trong nội cung”. Theo quy định này thì “phàm trong nội cung nổi giận, tranh giành lẫn nhau, phạt đánh 50 roi. Để tiếng tranh giành giận dữ thấu đến chỗ vua ngự hoặc đánh nhau, phạt 100 trượng.
Vết thương từ gãy, dập trở lên, phạt tăng so với tội đánh người bị thương 2 bậc, nếu ở chỗ lâm triều trong điện, lại tăng thêm một bậc nữa. “Lại tăng thêm” tức là ở trong điện mà uất ức tranh giành thì xử tăng thêm 1 bậc, phạt 60 roi. Còn để tiếng tranh giành thấu đến chỗ vua ngự hoặc đánh nhau trong điện xử tăng thêm 1 bậc, phạt 60 trượng, đồ 1 năm. Vết thương từ gãy trở lên, xử tăng thêm một bậc so với tội trong cung đánh người bị thương, lại tăng thêm hai bậc so với tội đánh nhau bị thương, tổng cộng là tăng thêm ba bậc. Dù đến mức tàn tật suốt đời, tội cũng chỉ phạt đến mức 100 trượng, lưu đày 3.000 dặm. Đến mức chết người cũng xử theo luật thường. Người bị đánh, dù đến mức tàn tật suốt đời cũng chỉ xử 100 trượng, thu tiền chuộc của cả người tàn tật lẫn người có tội, cho nên không xử cắt phần tài sản để nuôi người tàn tật”.
Cũng như các quy định khác, để mọi người hiểu rõ hơn quy định này còn có phần giải thích kèm theo. Cụ thể là “nếu trong cung mà giận dữ tranh giành, đều phạt 50 roi để trị tội bất kính. Tiếng tranh cãi ầm ĩ thấu đến chỗ vua ngự hoặc đánh nhau đều phạt 100 trượng để phạt thêm tội không biết kiêng sợ. Đánh nhau gây ra vết thương từ gẫy dập trở lên, chẳng hạn gẫy một cái răng hay một ngón tay trở lên xử tăng so với tội đánh nhau bị thương hai bậc là để nhớ cái tội không biết kiêng sợ lại còn làm tổn thương đến người khác.

Nếu trong điện tranh cãi ầm ĩ, thấu đến chỗ vua ngự hoặc đánh nhau gây ra vết thương từ gãy dập trở lên, đều chiếu theo tội gây ầm ĩ trong cung, lại phạt thêm một bậc. Luật gốc đã chú rất rõ ràng”.
Việc vua Gia Long đưa vào luật của vương triều một quy định có tính riêng tư, chỉ dành áp dụng riêng ở chốn hậu cung của mình, quả là chuyện lạ trong số nhiều chuyện lạ về cuộc đời của ông.
Tôn Thất Bình
Theo Đại Nam chính biên liệt truyện và Le moniteur de la Flotte của Michel Đức Chaigneau

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.