logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/04/2015 lúc 10:35:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Liệt sĩ là danh từ hào quang Việt Cộng choàng lên di ảnh những người nhắm mắt chịu chết để tạo thắng lợi cho chúng; xin mượn 2 chữ này để gọi ông Ali Taha–một trong 4 không tặc người Palestine đã chiếm phi vụ 571 của hãng hàng không Sabena ngày mùng 8 tháng 5/ 1972, bay từ Vienna đến phi trường Lod (sau này đổi tên thành Ben Gurion International Airport) của Do Thái, và đã bị quân biệt kích Do Thái bắn chết.

UserPostedImage
Sabena là một hãng hàng không Belgique, và phi vụ 571 chuyên chở 90 hành khách; 20 phút sau khi máy bay cất cánh, nhóm không tặc tiến vào phòng lái. Phi công là ông Reginald Levy, người Anh, vừa giải ngũ ra khỏi không quân Anh, và đã dầy thành tích lái khu trục giao tranh với không lực Đức.

UserPostedImage

Quen đối phó với hiểm nghèo mỗi lần cất cánh, nên trước mũi súng không tặc Levy vẫn tỉnh bơ như một người Anh; giọng điềm đạm, ông nói với hành khách qua máy vi âm, “Xin thông báo với quý vị là chúng ta có một số thân hữu đồng hành.”
Ngày 5/8/1972 là ngày sinh nhật thứ 50 của Levy, nên vợ ông cũng có mặt như một hành khách trong chuyến bay để tối hôm đó ăn tiệc sinh nhật chồng tại Tel Aviv.
Mọi người chết điếng, không ai có được một phản ứng nhỏ nào cả; một anh không tặc gí súng uy hiếp phi công, anh thứ nhì với sự trợ giúp của 2 nữ không tặc ra lệnh cho hành khách đổi chỗ ngồi, chúng dồn người Do Thái xuống những hàng ghế cuối. Mục đích của nhóm không tặc là uy hiếp chính phủ Do Thái trả tự do cho 315 du kích quân Palestine đang bị giam giữ.
UserPostedImage

Levy vẫn bình tĩnh đàm thoại với tên không tặc uy hiếp ông; ông nói chuyện tiếu lâm, chuyện đàn bà, vui vẻ cười giỡn như đang nói chuyện với bạn; nhưng trong lúc vừa điều khiển máy bay, vừa trò chuyện với ông khách bất đắc dĩ, Levy vẫn gửi được tín hiệu báo động cho Tel Aviv.
Danh tướng Do Thái Moshe Dayan -ngày đó đang giữ chức vụ tổng trưởng An Ninh- lên tiếng xin tiếp xúc và điều đình với nhóm không tặc; trong lúc điều đình, ông ra lệnh tổ chức cuộc tập kích
Operation Isotope chớp nhoáng tấn công tiêu diệt nhóm không tặc.
Đơn vị biệt kích gồm 16 người, trong số có 2 sĩ quan trẻ là Ehud Barak và Benjamin Netanyahu -2 vị thủ tướng sau này của Do Thái. Chiều hôm sau -5/9/1972- cuộc hành quân Isotope khởi động vào lúc 4 giờ, trong lúc chiếc máy bay con tin nằm bất động, máy ngừng nổ trong một góc phi trường.
Biệt Kích Quân mặc đồng phục thợ máy tiến đến sau khi Levy thuyết phục được nhóm không tặc là phi cơ cần được sửa chữa để máy lạnh hoạt động bình thường; họ chớp nhoáng nổ súng giết 2 anh không tặc và bắt sống 2 cô nữ không tặc.
Nếu nhìn cuộc tranh sống trên cùng một mảnh đất, của 2 dân tộc Palestine và Do Thái như xem một vở kịch, thì câu chuyện vừa kể là màn trước, màn kế tiếp đang khởi diễn. (Xin mở ngoặc để giải thích việc không gọi màn trước là màn thứ nhất hay màn một, vì màn một của vở bi hùng kịch lịch sử này đã bắt đầu từ nhiều năm trước nữa, sân khấu mở màn bằng việc lập quốc của Do Thái).
Sau “màn trước”, màn kế tiếp là một vở kịch thật, đang diễn ra mỗi tối trên sân khấu, kịch bản do soạn giả Raeda Taha viết, và diễn viên duy nhất cũng chính là cô; chi tiết quan trọng: Reada Taha là con gái của Ali Taha -anh không tặc bị bắn chết 43 năm trước.
UserPostedImage

Giọng trầm ấm, cô Taha nói như đang kể một câu chuyện chỉ liên quan đến những người khác, chứ không phải chuyện thật của chính cô.
Cô nói, “Cái khổ của đàn bà chúng tôi là lúc nào chúng tôi cũng sợ bị cướp, kể cả những lúc trong túi không có đồng nào; lúc nào đàn ông cũng có thể dùng sức mạnh chiếm đoạt sở hữu của chúng tôi. Bị cướp, tôi phải thét lớn lên để báo động, hắn mới bỏ chạy. Gài cửa lại, tôi ngồi run rẩy bên mép giường, nhất định sẽ mách bố tôi mọi việc.”
Khán giả nín thở chăm chú nghe, vì không ai không biết bố cô là Yasir Arafat -nhà lãnh tụ Palestine tranh đấu cho nền độc lập của đất nước ông đến hơi thở cuối cùng. Ông nhận là bố nuôi chị em cô, sau khi bố đẻ của cô bị bắn chết trong cuộc không tặc bất thành.
Đến tuổi trưởng thành, Radea làm tùy viên báo chí cho ông; trong một chuyến xuất ngoại công tác, cô bị một cộng tác viên của Arafat mở cửa vào phòng cô trong khách sạn.
Nhưng cuối cùng cô không mách bố, vì ý thức được nỗi cu ky của ông Arafat -ông cần mọi người, cần từng cộng tác viên một, trong lúc cô cũng thấm thía cảm thấy khoảng trống vắng chỉ có ông bố huyết thống mới đủ yêu thương để trám đầy, và để chỉ làm bố cô thôi, không bận bịu với những gánh nặng khác, nặng hơn.
Nhiều người khóc với vở kịch “Bố Ali ơi; con biết tìm bố ở đâu?” đang tối tối trình diễn tại rạp Babel, thành phố Beirut. Có thể nói đây là lần thứ nhất cuộc tranh đấu giành đất sống giữa 2 dân tộc Palestine và Do Thái mang nét nhân bản, nhờ những mất mát đau đớn của Taha -người con gái một liệt sĩ. Khán giả đổ đến thưởng thức một tác phẩm tình cảm mà không giả tưởng -cả kịch tác gia lẫn diễn viên và câu chuyện thương tâm đều là chuyện thật của mỗi người Palestine, mỗi gia đình Palestine.
Taha mặc áo xanh, đeo dây chuyền gắn hình ông bố Ali sát vào cổ, cô thủ thỉ kể lại câu chuyện thật của chính cô; khán giả là những ông, bà cụ trên dưới 70, những người đã chứng kiến việc bố cô làm gần nửa thế kỷ trước; khán giả cũng còn là những người trang lứa với cô, những người trung niên -trên dưới 50 đã sống trong tủi nhục nhược tiểu như cô.
Vở kịch độc thoại không buồn tẻ, vì kịch tác gia khéo gài những giai thoại vui nhộn ngắn vào chuỗi dài cay cực của một gia đình tử sĩ. Cô kể, sau cái chết của Ali, đứa bé 7 tuổi Raeda Taha -là chính cô- ngơ ngác nhìn nhiều người kéo đến nhà cô khóc lóc với mẹ cô trước di ảnh của bố cô; đang khóc một bà đứng phắt dậy, gay gắt bảo mẹ cô, “Sao lại sơn móng tay đỏ? Quả phụ của tử sĩ sơn móng tay đỏ như vầy là không được.”
Raeda đổi giọng the thé, khó thương để diễn tả thái độ hình thức và máy móc của một bà “viên chức” trong hệ thống xã hội của nước Palestine đang sụp đổ. Khán giả phá lên cười vì đoạn hài kịch ngắn trong tấn thảm kịch dài.
Một đoạn khác, cô kể lại cuộc sống cay cực thiếu thốn trong gia đình khiến mẹ cô than thở với 3 chị em cô, “phải chi ba các con đừng làm liệt sĩ, mà làm anh bán cải ngoài chợ, thì mẹ con mình đã không khổ sở đến mức này.” Khán giả lại cười vì niềm ao ước giản dị của bà quả phụ liệt sĩ, cười nhưng mắt họ ướt vì giòng lệ xót thương.
Bên ngoài sân khấu, vở kịch lịch sử PALESTINE BỊ BÓP CHẾT vẫn đang tiếp diễn; anh trung úy biệt kích Netanyahu bắn chết anh không tặc Ali Taha 43 năm trước, lại vừa đắc cử, và sắp trở thành vị thủ tướng 4 nhiệm kỳ. Vở thoại kịch “Bố Ali ơi; con biết tìm bố ở đâu?” có thể giúp cô Raeda gây khó khăn cho ông ta, nếu cô lược bỏ bớt những tình tiết tuyên truyền để kịch phẩm của cô trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Cái khó là Raeda chưa ý niệm được sức mạnh của kịch nghệ, chưa hiểu là chất tuyên truyền của vở kịch đang giới hạn kịch phẩm của cô vào khán giả Ả Rập; vứt bỏ được sức nặng tuyên truyền, kịch phẩm của cô sẽ nhẹ nhàng bay vào khu vườn văn nghệ chung của nhân loại, và sẽ vẽ lên được những nỗi truân chuyên của phụ nữ Palestine trong gió bụi loạn ly.
Và điều trớ trêu là nếu kịch tác gia Raeda Taha không tuyên truyền nữa thì giá trị tuyên truyền của vở kịch “Bố Ali ơi; con biết tìm bố ở đâu?” lại mạnh hơn hàng trăm lần hiện nay.
Tối thiểu cô cũng nêu lên được với khán giả Hoa Kỳ câu hỏi, “tại sao quý vị lại đóng thuế để cung cấp cho Do Thái mỗi ngày 10 triệu Mỹ kim, mỗi năm 3 tỉ Mỹ kim, để tạo ra thảm kịch này cho nhiều người vô tội”.
Nhưng cô và kịch phẩm của cô sẽ mãi mãi bị giam tại Trung Đông, cũng chỉ vì cô là con gái của một liệt sĩ, và không đủ sức vượt ra khỏi vai trò hẹp té này.

Nguyễn đạt Thịnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.