logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/06/2012 lúc 12:58:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Theo thông tín viên của Le Figaro tại Bắc Kinh, thì tuy chỉ chiếm có 5% dân số, nhưng cộng đồng Thiên Chúa giáo lại là những nhân tố rất tích cực trong việc hình thành xã hội công dân Trung Quốc. Trong một xã hội thiếu phương hướng, thiếu vắng những giá trị tinh thần, Thiên Chúa giáo đã thu hút được nhiều tín đồ cũng như trí thức, và được sự hỗ trợ từ bên ngoài.
UserPostedImage
Luật sư Trần Quang Thành (trái) gặp gỡ đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Gary Locke (phải) ngày 02/05/2012, nhờ có sự giúp đỡ của các nhà hoạt động Thiên Chúa giáo ở Trung Quốc.
REUTERS/US Embassy Beijing Press Office/Handout/Files

Bài báo nhắc lại câu nói của Karl Marx, cho rằng tôn giáo là « thuốc phiện của nhân dân ». Nhưng triết gia người Đức còn viết thêm là : « Tôn giáo là tiếng thở dài của con người bị áp bức, linh hồn của một thế giới không tim, thần linh của những điều kiện xã hội ở nơi mà thần linh bị loại trừ ». Tư duy này được người Thiên Chúa giáo Trung Quốc lĩnh hội đúng từng câu từng chữ.

Ngày nay tại Trung Quốc, làm một người Thiên Chúa giáo không chỉ là vấn đề đức tin, mà ngày càng đòi hỏi phải dấn thân. Họ đang đứng ở tuyến đầu của xã hội công dân, đấu tranh cho một Nhà nước pháp quyền và tôn trọng con người.

Cụ thể là trong vụ luật sư khiếm thị Trần Quang Thành đào thoát, làm rung chuyển quan hệ Mỹ-Trung. Câu chuyện càng thêm kịch tính khi ông Trần Quang Thành từ giường bệnh ở Bắc Kinh gọi điện thoại trực tiếp đến Quốc hội Mỹ. Ở Washington, một người cầm điện thoại di động dịch trực tiếp trước micro cho các dân biểu Mỹ. Đó là ông Bob Fu, một người Trung Quốc đến Mỹ định cư vào thập niên 90. Ông là người Thiên Chúa giáo, và tổ chức ChinaAid của ông đặt tại Texas, từ lâu vẫn hỗ trợ cho các « giáo hội ngầm » ở Trung Quốc.

« Trần Quang Thành không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo, nhưng chúng tôi cầu nguyện cho tất cả những ai đi tìm sự thật ». Mục sư Trương Minh Tuyển ở Hà Nam đã nói với tờ Wall Street Journal như thế. Mục tiêu đấu tranh của vị luật sư khiếm thị là chống cưỡng bức phá thai, đã gây ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng Thiên Chúa giáo, đặc biệt là ở Mỹ.

Để đào thoát khỏi ngôi làng ở Sơn Đông nơi ông bị quản thúc, Trần Quang Thành đã được cả một hệ thống các nhà hoạt động Thiên Chúa giáo hỗ trợ. Cô Hà Bội Dung ở Nam Kinh, biệt danh là Ngọc Trai, đã can đảm lái xe đến bìa làng đón vị luật sư mù và đưa ông đến tận Bắc Kinh, cũng là tín đồ Thiên Chúa. Bản thân ông Trần Quang Thành cũng tin rằng Thượng đế đã giúp ông vượt được bằng ấy bức tường và chướng ngại vật, cho dù mù lòa. Ông nói : « Tôi không theo tôn giáo nào cả, nhưng tôi là tin năng lực siêu nhiên hiện hữu ».

Cách đây bốn ngày, cũng chính các tổ chức Thiên Chúa giáo tại Hồng Kông đã dẫn đầu một cuộc biểu tình khổng lồ để đòi công lý cho cái chết đáng ngờ của nhà ly khai Lý Vượng Dương. Bị tống giam suốt 21 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, ông được thả ra năm ngoái ở tuổi 62, gần như mù và điếc, và tuần rồi ông đã chết trong một phòng khách sạn ở Hồ Nam. Chính quyền địa phương nói là ông tự tử, còn những người thân thì thấy ông ở trạng thái treo cổ nhưng rất kỳ lạ là đôi chân lại chạm đất.

Đảng Cộng sản Trung Quốc:Thực dụng hơn là lý tưởng

Le Figaro cho biết tại Trung Quốc, năm tôn giáo được chính thức công nhận đều được điều hành bởi một tổ chức cấp quốc gia, do các cán bộ cao cấp của đảng lãnh đạo để kiểm soát. Là một tôn giáo « ngoại nhập », Thiên Chúa giáo đặc biệt nằm trong tầm ngắm của các lãnh đạo cộng sản. Cựu giáo sư luật Vương Di, nay là mục sư ở Thành Đô, từng được ông George Bush tiếp tại Nhà Trắng năm 2006 đã nhận định : « Từ một thế kỷ qua, Trung Quốc cố gắng trở thành một quốc gia hùng mạnh và hợp nhất, và yêu cầu này vượt lên trên các quyền cá nhân. Từ năm 1949, chế độ cộng sản lại càng chú trọng hơn ». Trong khi đó Thiên Chúa giáo lại rao giảng cho hạnh phúc của các cá thể.

Cộng đồng Thiên Chúa giáo hiện chiếm ít nhất 5% dân số Trung Quốc. Con số chính thức là 5,7 triệu người, nhưng người ta ước tính ít nhất 12 triệu người Trung Quốc theo đạo Công giáo ; còn Tin Lành theo thống kê chính thức có 16 triệu tín hữu, nhưng thực tế vào khoảng 35 đến 40 triệu người. Một điều chắc chắn là số người theo Tin Lành tăng nhanh hơn Công giáo.

Nhà nghiên cứu Anthony Lam ở Hồng Kông giải thích : « Cách tổ chức của Tin Lành theo nhiều nhóm nhỏ từ 30 đến 40 người rất phù hợp với xã hội Trung Quốc hiện nay. Và họ rất năng động, tích cực tham gia vào đời sống hàng ngày tại làng quê cũng như khu phố ». Tại chỗ, cộng đồng Thiên Chúa giáo cũng đáp ứng được những mong đợi của người dân, trong khi các cán bộ cộng sản lại xa dần nhân dân.

Người Thiên Chúa giáo liệu sẽ là những người nổi dậy hay không ? Giáo sư Dương Phượng Cương nhận xét, sau thảm kịch Thiên An Môn, nhiều nhà hoạt động và trí thức đã tìm đến với đức tin Thiên Chúa giáo. « Họ nhận ra rằng Đảng không mang lại những gì mà họ tìm kiếm, và Thiên Chúa giáo là một lựa chọn cho nhiều thanh niên ». Bản thân vị giáo sư này sau khi đến Mỹ cũng đã theo đạo : « Sau biến cố Thiên An Môn, tôi rất bơ vơ về mặt tinh thần, đó là một giai đoạn đầy đau khổ (…) và tôi nhận ra rằng Thiên Chúa giáo mang lại nhiều ý nghĩa hơn ».

Kỷ niệm 23 năm vụ thảm sát Thiên An Môn vừa trôi qua, nhưng sự trống vắng về tinh thần vẫn đè nặng lên người dân Trung Quốc. Mục sư Trần Kiếm Quang ở Hồng Kông giải thích : « Ngày nay, Đảng mang tính thực dụng hơn là lý tưởng. Đảng đem lại cho người dân khả năng làm giàu, nhưng không mang lại được ý nghĩa hay giá trị nào. Còn xã hội thì đã thay đổi rất nhiều. Từ hình mẫu công bằng theo kiểu cộng sản, giờ đã trở thành một xã hội phức tạp, nhiều tầng lớp, rất bất bình đẳng và không có một giá trị xã hội rõ ràng nào giúp cho người ta trong ứng xử ». Và như vậy đức tin sẽ giúp những người mất phương hướng vượt qua những bất định trong tương lai.

Tuy vậy, theo một nhà nghiên cứu thì « Người Thiên Chúa giáo không quan tâm nhiều đến chính trị, nhưng khi các quyền cá nhân của họ bị vi phạm, thì họ sẽ đấu tranh ». Họ cũng là những người đi đầu trong xã hội công dân : một số lớn các luật sư tranh đấu là người Thiên Chúa giáo. Mục sư Vương Di phân tích : « Đó không phải là phong trào chính trị, mà mang tính dân sự. Từ sau Thiên An Môn, xã hội không có khuynh hướng nào rõ rệt, nhiều nhà trí thức chỉ nêu chung chung về dân chủ và nhân quyền. Còn Thiên Chúa giáo thì đi vào thực tiễn, khi trong những cộng đồng nhỏ người ta được quyền tự do ngôn luận, hội họp, xuất bản, cho dù chỉ trong nội bộ ». Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ về tinh thần và tài chính của mạng lưới mạnh mẽ trên thế giới.

Mục sư Vương Di tin rằng người Thiên Chúa giáo cho thấy một hình mẫu độc lập và sẽ có ảnh hưởng rất lớn lên xã hội Trung Quốc tương lai. Những cộng đồng từ chối sự lãnh đạo của nhà nước có thể bị tiếp tục đàn áp, nhưng họ không sợ hãi.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.