logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/04/2015 lúc 06:13:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đi tiệc thì ai cũng đã từng. Đủ thứ tiệc trong đời sống chúng ta như tiệc đầy tháng, thôi nôi, sinh nhật, tiệc cưới…, tới đám giỗ đương sự là trọn vẹn một thâm tình. Và bốn mươi năm nhìn lại những bữa tiệc của người Việt ở Mỹ đã khác xưa, hồi mới qua. Đặc biệt với người càng trẻ thì sự thay đổi càng nhiều.
Tôi đã nghe nhiều người đến Mỹ sớm, họ kể về những bữa tiệc của ít ỏi người Việt mà lại hiếm hoi có dịp gặp nhau. Những bữa tiệc chan chứa tình đồng hương; tình bạn lính bao nhiêu thì thực phẩm dân tộc nghèo nàn bấy nhiêu. Đơn cử chuyện ông bạn tôi sang Mỹ từ 1975. Định cư ở Hóc bà Tó bên Pennsylvania. Anh kể tôi nghe mãi đến mùa đông năm 1977 anh mới gặp được một người phụ nữ Á đông mà anh nghi, anh nghĩ, là người Việt nhất trong chợ Mỹ. (Sau những đắn đo không biết chị ta là người Việt-mình; hay người Tàu, người Hàn, người Lào…?) Anh ấy liều hỏi đại một câu bằng tiếng Việt, “Chị có phải là người Việt không?”

Chị ấy trả lời bằng dòng nước mắt lăn xuống gò má, đủ biết chị ấy mừng cỡ nào khi nghe một câu tiếng Việt.
Phía chị có chồng là Thủy quân lục chiến và hai con. Thì phía anh là Hải quân, cũng có vợ với một con. Hai gia đình cách nhau hai tiếng lái xe nhưng thành ruột thịt với nhau vì tuần này nhà này thì tuần sau nhà kia. Món ngon nhất của họ vào ngày cuối tuần là được nói tiếng Việt; chứ món ăn kể ra nghe xấu hổ! Chẳng có món gì là Việt cả nên hai ông lính ngồi uống bia, rồi nghĩ ra cái tên Việt để đặt cho những món ăn tự chế – cho đỡ thèm…
Đến năm ’80. Ônh Hải quân tìm được cái nông trại nhưng có mổ heo, gà của người Mỹ. Ông ấy vô mua gà về ăn – và nói xạo với bà chủ, “Bà có thể cho tôi xin chút ít lòng heo được không? Tôi đem về nấu cho mấy con chó săn của tôi ăn…”

Phải nói vậy bà ấy mới cho vì ông Thủy quân lục chiến đã từng vào mua lòng heo (hôm tuần trước), thì bà ấy nói là “không được ăn những thứ dơ bẩn đó! Nên không bán, không cho…”
Vậy là hai khứa lão được bữa cháo lòng sau 5 năm biệt xứ, -ngon tới trào nước mắt.

Rồi cách đây hơn hai mươi năm. Tôi trông cuối tuần có gì lạ trong bữa ăn của gia đình? Ông anh vợ cũng tử tế lắm lắm rồi… là mua pizza về nhà ăn!

Trời ơi! Cái miếng cơm cháy của Mỹ, nó dở hơn miếng cơm cháy mùa nước nổi của người Việt biết chừng nào. Hôm mưa trắng đồng, nước trắng bờ. Trong cái mênh mông sông nước bó chân người. Vậy mà nồi cơm chín tới không màng. Chỉ thích bắc nồi chỉ còn miếng cơm cháy dưới đáy nồi – lên bếp than tàn. Rưới-rắc vài giọt mỡ hiếm hoi nơi đồng không mông quạnh; vài giọt nước mắm cặn; nghe xèo xèo trong nồi đã sướng lỗ tai. Sướng cái thính giác xong thì sướng liền khứu giác với cả gian chòi đã lừng lựng hương thơm – nước bọt tiết ra chân răng không kịp nuốt. Chao ôi! Tớp chung rượu đế cái tót, đưa cay miếng cơm cháy thơm mùi mỡ, mùi nước mắm, mùi khét khét đặc biệt của cơm cháy gạo mới – nó vừa dẻo vừa giòn…

Hỏi sao miếng pizza không lén lén tuôn vô thùng rác!
Tôi thất vọng nhiều cuối tuần khi mới tới Mỹ để hy vọng tắt luôn vào một cuối tuần, bà chị ra thông báo từ tối thứ bảy: “Sáng mai, nhà mình ăn bánh ướt.” Làm tôi thấp thỏm nguyên đêm chờ sáng chủ nhật để được ăn cái món bình dân mà đầu đường xó chợ nào ở Việt nam cũng có.
Nhưng than ôi! Sáng chủ nhật nên chị tôi còn nướng tới nướng lui trong phòng vì cả tuần thức khuya dậy sớm đi làm. Tôi cắn răng, bấm bụng, bởi thân phận mới qua; không ăn nhờ nhưng còn ở đậu nên ngậm miệng!
Mặt trời chậm hơn rùa mà cũng đã bò tới ngọn cột đèn. Chị tôi mở cửa phòng bước ra, làm cha con tôi mừng như gặp Phật bà. Thằng nhỏ hỏi tới, luyên thuyên về bánh ướt. Bà chị vui vẻ (nhờ đẫy giấc) – có ngay, có ngay…
Trời mẹ ơi! Chị tôi luộc bánh hủ tíu khô mà gọi là bánh ướt; cắt khoanh cây xúc xích ra – là chả – đó con. Không biết chị nói với con tôi hay nói với tôi. Chỉ nhớ là cha con tôi… chả!

Nhưng bây giờ thì ẩm thực Việt ở Mỹ đã ngon hơn trong nước, phẩm chất hơn, và hơn hẳn về mặt vệ sinh. Chỉ trừ những món độc, những món cây nhà lá vườn mang tính địa phương như mực một nắng ở cầu Đá-Nha trang; cá nục kho phan Thiết; con tôm khô Bạc liêu ngọt tới làm cho củ kiệu hết chua; ốc mỡ Cần giờ, con xịa ở biển Gò công… Những thứ đặc sản ấy thì trên trời còn không có nói gì ở Mỹ.

Bốn mươi năm nhìn lại ẩm thực của người Việt ở Mỹ đã có đủ hết những thức thường dùng, từ nguyên liệu chánh như tôm cá, thịt tươi; tới các loại gia vị đều có hết. Nhưng cách nấu chỉ thay đổi từ than củi cổ truyền thì bây giờ xài bếp ga, bếp điện. Nhìn lại mới thấy những quán nhậu là cái nôi cho ra đời món mới vì dân nhậu ăn ít nhưng đòi hỏi phải ngon, đặc biệt là lạ. Nhưng món ngon và lạ ở quán nhậu không có tính phổ quát để trở thành món ăn phổ biến của dân tộc. Như tiết canh, bê thui, dê xào lăn, áp chảo, ruột khìa… là những món ngon nhưng không phải món để ăn cơm. Chúng chỉ được xếp vào nhóm món nhậu.
Rồi bốn mươi năm, ngồi nhớ lại, nghĩ về những bữa tiệc của người Việt ở hải ngoại (chủ yếu là ở Mỹ) – có một điều không hề thay đổi là thực khách không bao giờ đến đúng giờ!

Tuy nội dung và hình thức của những bữa tiệc của người Việt ở Mỹ đã có những thay đổi thấy được. Đa số tiệc tùng đã bỏ hẳn những món nấu nướng cực công vì lý do không có thời giờ; chén đũa bằng sứ tráng men làm cho bữa tiệc sang trọng hơn, thích hợp với thực phẩm Việt đa số là ăn nóng thì được thay bằng chén đũa giấy…
Đến dự bữa tiệc ở nhà một người Việt ở Mỹ bây giờ, chẳng ai còn lạ cảnh được mời đến ăn nhưng phải bưng tới một món… thì mới được bưng cái dĩa giấy, xếp hàng đi vòng quanh bàn dài… để gắp chính cái món mình bưng tới!

Nói về những thay đổi trong bữa tiệc của người Việt ở Mỹ thì người khen cũng lắm và kẻ chê cũng nhiều. Thôi thì nồi nào úp vung nấy cho đôi lứa; bè nào sào nấy cho nhóm bạn. Mỗi cá nhân có sự hội nhập riêng theo hoàn cảnh và cá tánh.

Tôi nhớ ngày mới đến Mỹ nên tò mò. Lần đó, thằng bạn người Anh làm chung trong xưởng mời bạn bè Việt nam đi dự đám cưới của nó. Thấy ai cũng từ chối, nên tôi nhận lời, đi cho biết đám cưới Mỹ ra làm sao? Hơn nữa thằng bạn này là người trực tiếp làm việc với mình, tôi cũng thích nó ít nói nhưng để mắt tới tôi hơn những người làm chung khác; nó giúp tôi thực sự hơn những người khai thác sự không biết của mình để lợi dụng vì tôi mới đến Mỹ, và đặc biệt là mới biết đi làm dù tuổi tác đã sắp về hưu…

Nhớ lần đầu lần nhậu với nó theo cách quen của nó, dù lạ với tôi. Nhưng là bước đầu tiếp thu một nền văn hóa mới nên tôi muốn thử. Hôm đó giờ nghỉ, hai thằng ra ngoài hút thuốc. Nó ra xe lấy cho tôi xem chai rượu mà theo nó nói, loại rượu này uống với chocolate trắng thì tuyệt vời! Tao mới mua hết bảy mươi lăm đồng, cộng thuế. Nếu mày muốn thử thì đưa tao bốn chục; với năm đồng tiền chocolate nữa là bốn mươi lăm đồng. Chiều nay, về apartment tao ở. Hai thằng mình nhậu.

Đó là lần đầu tôi nghe uống rượu mà đưa cay bằng chocolate, nên càng tò mò về ai uống rượu mà hảo ngọt bao giờ? Tôi đưa nó năm chục, cho mày năm đồng tip vì mày còn phải rửa ly! Nó khoái chí, cười vang…

Lần đầu tiên tôi nhậu với một thằng bạn mà trên bàn có giấy viết vì tôi nói nhiều câu nó không hiểu, nó nói nhiều câu tôi cũng không hiểu, nhưng viết xuống thì hiểu. Bởi mớ tiếng Anh nhỏ nhoi từ trường lớp Việt nam của tôi đâu có bao nhiêu, còn nó thì người Anh nên nói tiếng Anh… dở ẹt, nó không hiểu tiếng Anh ngoài luồng như mấy thằng bạn Mỹ đen của tôi.

Căn phòng apartment nhỏ gọn, ngăn nắp và sạch sẽ. Mặc thời tiết bên ngoài đang cả trăm độ F, nó mở máy lạnh sáu mươi độ, đóng màn cửa sổ để không gian trong phòng tối hẳn rồi mở ngọn đèn bàn nho nhỏ, trong khi mặt trời mùa hè thì chín giờ tối mới lặn. Nhưng cái ánh sáng gay gắt của mặt trời Texas mùa hạ thật không thích hợp với chai cognac của Ái Nhĩ Lan tuyệt đầm, nhấm miếng white chocolate của Bỉ – không quá ngọt như chocolate của Mỹ, du dương theo tiếng nhạc cổ điển nhè nhẹ. Tôi chưa biết sướng với cái gu Âu tây này dù rất khoái. Tôi chìm vào nỗi nhớ Sài gòn da diết với sự náo nhiệt, ồn ào phố thị; tiếng cụng ly rôm rả của bạn bè như mới hôm qua mà nay đã thành dĩ vãng trong sự tĩnh lặng hiện hữu với người bạn khác chủng tộc; bàn nhậu bên kia bờ đại dương…

Chúng tôi còn đi ăn trưa chung với nhau nhiều lần để nó chỉ tôi vài món Mỹ, tôi chỉ nó vài món Việt. Dĩ nhiên là ai ăn nấy trả cũng như nhậu tiền mình mà phải cảm ơn người mời…

Đã nhiều năm không gặp nhưng ăn chocolate trắng, uống cognac, nghe nhạc không lời là một cách thư giãn đã thấm vào tôi tới hôm nay.

Nhớ về người bạn Ăng-lê này là bài học đầu tiên ở Mỹ. Tôi đi dự đám cưới nó như Vân Trường đơn đao phó hội vì chỉ mình tôi là người Việt. Tôi không biết người ngoại quốc có nhận tiền mừng đám cưới hay không, nên mua cho vợ chồng nó một hộp xì gà tới năm mươi điếu để làm quà vì thấy hai đứa cùng hút loại xì gà nhỏ như chiếc đũa.

Bữa tiệc lớn trong hotel khá sang trọng diễn ra. Nhìn không ra thằng Harry thường ngày cao gầy, tóc dài, bụi bụi… Hôm nay nhìn nó như ca nhạc sĩ với áo đuôi tôm sậm, cà vạt đỏ… Nó gởi gấm tôi cho Tracy, là cô gái Mỹ trắng cũng làm chung, vì cô ấy cũng đi dự đám cưới có một mình.
Tôi với Tracy nhậu một bữa đã đời. Đúng như ông sếp tôi nói về cô ta, “con nhỏ này uống rượu như tao uống coke…” vì ông ấy ghiền coke dữ lắm!

Tôi còn nhớ thằng Harry cảm ơn tôi với món quà cưới mà vợ chồng nó rất thích. Cô dâu vui vẻ, mở quà chia luôn cho bạn bè cùng hưởng. Tôi cảm ơn Tracy đã chỉ tôi vài loại rượu ngon; order cho tôi một bữa ăn rất ngon…

Thằng Harry nghỉ vacation hai tuần sau đám cưới. Hai tuần tôi tha hồ kể về đám cưới Mỹ cho đám Việt nam nghe; kể về rượu lạ với Tracy uống rượu như uống nước…

Cho tới hôm nó đi làm lại, Tracy cầm hóa đơn tính tiền cái bàn table for two của tôi với cô ta, gồm tiền hai phần ăn, tiền rượu mà chúng tôi đã uống. Cô ta nói tự nhiên, “Cái bàn của tao với mày hôm đám cưới thằng Harry là hai trăm đồng. Vậy mày đưa tao một trăm. Tao sẽ đưa nó hai trăm…”

Chuyện ăn rồi, uống rồi, đâu có trả lại được như mua món gì ở Walmart. Tôi âm thầm tìm hiểu, thì ra đi đám cưới bạn Mỹ không cần đi tiền mừng, không cần mua quà cáp gì hết! Nội sự có mặt của mình để chung vui với ngày cưới của bạn đã là quý. Rồi thì ai ăn nấy trả, ai uống nấy lo…

Tôi không biết cô dâu chú rể có trả tiền bàn ăn cho hai cặp cha mẹ của họ không nữa, vì họ mời cha mẹ tới dự đám cưới tụi con chứ không phải cha mẹ đứng ra lo đám cưới cho con cái như người Việt thường làm. Thôi thì đi đứt một tuần lương cho cái đám cưới thằng bạn Ăng-lê để biết đường tránh né những đám cưới của bạn Mỹ làm chung sau đó.

Nhưng về đi đám cưới Việt ở Mỹ thì chán thật! Một phần là tuổi tác đã qua thời bạn bè lập gia đình. Bây giờ có đi đám cưới thì chỉ là đám cưới con của bạn bè. Đám cưới cứ mời rành rành trên giấy nhũ mực in là sáu giờ chiều. Nhưng sáu giờ ở nhà hàng chỉ có nhân viên phục vụ ngáp vặt. Bảy giờ, cô dâu còn đi làm tóc chưa về, vì tám giờ các tiệm nail mới đóng cửa, nên chín giờ khách mời mới giá lâm. Từ đó sự ồn ào của sân khấu ca nhạc làm phiền, làm mất sự trang trọng của đám cưới hơn là giúp vui với những lời ca tiếng hát không phù hợp. Nhưng đám cưới không thuê ban nhạc thì buồn tẻ quá! Người Việt thích ồn. Tôi nghĩ riêng và câm miệng… cho tới hôm gặp ông kia đã nhiều rượu, đám cưới người ta mà ông ấy cứ một hai đòi hát bài tủ để giúp vui… Ban nhạc không chơi thì ông không trả lại micro, nên ông nhạc của chú rể cho phép ông ấy hát; và đúng là ông nhạc vì ông kia hát bài… đồi thông hai mộ!

Nhưng trốn đám cưới đâu dễ vì chỗ bạn bè gả con, cưới dâu, là chuyện lớn của gia đình mà bạn bè lủi trốn thì khó gặp mặt. Nên mới đây, tôi đi đám cưới con gái của ông bạn. Cô dâu chú rể là những người trẻ lớn lên bên đây nên họ tổ chức đám cưới của họ như người Mỹ; mời cha mẹ hai bên đến dự đám cưới tụi con chứ không phải cha mẹ hai bên lo (làm) đám cưới cho hai đứa.

Bắt đầu từ thiệp cưới, có hỏi người được mời là có đi dự đám cưới hay không? Nếu có đi dự thì đi mấy người, (hai vợ chồng hay đi một mình)? Và thậm chí hỏi luôn là mình ăn món gì (trong vỏn vẹn mấy món được nêu ra). Về thức uống thì thiệp mời cũng hỏi rõ là mình có uống rượu bia hay không, để người mời đặt phần rượu bia cho mình với nhà hàng…

Thôi thì dẹp tự ái dân tộc qua một bên để nhập gia tùy tục cho rồi! Nhưng kẹt cái là bạn bè của cha mẹ là người Việt, đi đám cưới đúng giờ thì sợ người ta cười, bộ vợ chồng nhà này đói lắm sao mà mò tới sớm dữ vậy trời? Nhưng đôi trẻ đó chỉ mướn cái phòng lớn trong Hotel để tổ chức đám cưới có 3 tiếng đồng hồ. Sau 3 tiếng, nhà hàng với mấy chục người phục vụ cho một tiệc cưới. Họ nhanh chóng dọn dẹp sạch sẽ, set-up bữa tiệc cưới mới cho đám cưới khác.

Thiệp mời ghi rõ là 3 giờ chiều. Nên tiếng đầu đón khách, chụp hình kỷ niệm. Mọi người chụp hình xong với cô dâu chú rể thì đi uống rượu, trò chuyện với người quen kẻ biết có dịp gặp. Sang tiếng thứ hai, tuyên bố chính thức về ý nghĩa buổi tiệc là tiệc cưới của hai nhân vật chính. Họ chính thức mời mọi người dùng tiệc. Nhà hàng với mấy chục người phục vụ nhanh chóng dọn ăn theo phần (đã đặt trước theo thiệp cưới). Mọi người ăn uống vui vẻ; cô dâu chú rể cũng ngồi bàn ăn riêng với nhau; không lôi thôi bầu đoàn thê tử đi chào bàn gì hết… Họ đặt cái thùng ở cửa vào như thùng phước sương ở chùa, ai cho gì cứ bỏ vào đó. Người nhận đỡ mất thời giờ cảm ơn mà người cho cũng không phải nói những câu chúc tụng đã nhàm…

Sang tiếng thứ ba là cắt bánh cưới, mời mọi người ăn tráng miệng, là xong một bữa tiệc cưới. Giải tán. Để trả phòng cho đám cưới tiếp theo.
Vậy mà trong cái tiếng thứ 3 của đám cưới đó… lai rai những cặp bạn bè của cha mẹ hai bên mới tới. Có người còn kịp thấy dĩa thức ăn của mình đã nguội lạnh, dù không còn kịp giờ để ăn. Có người trễ tới không thấy được phần ăn của mình luôn vì nhà hàng đã trút hết vô thùng rác…
Lạ lùng là những người đến trễ không xin lỗi cô dâu chú rể, mà quay sang trách hai ông sui, hai chị sui là đám cưới gì mà kỳ cục quá vậy? Rồi dỗi hờn, nguay nguảy ra về…

Bốn mươi năm nhìn lại người Việt vẫn coi trọng, quý giá thời giờ của mình hơn thời giờ của người khác. Đi bác sĩ, đi hớt tóc…, đúng giờ, nhưng phải chờ đợi là chửi… lén. Nhưng đi đám cưới trễ thì không xin lỗi, mà cũng chửi lén luôn.

Điều hiển nhiên qua đám cưới con ông bạn là thế hệ bây giờ vô vai ông sui bà sui vẫn thế! Không đi trễ không phải Việt nam. Nhưng mừng cho thế hệ trẻ được sinh ra, hay lớn lên bên Mỹ, họ đã hội nhập đúng đắn là tôn trọng giờ giấc của người khác và tôn trọng giờ giấc của chính họ.

Tôi thấy được khả năng tài chánh của họ là không phải không có khả năng mướn cái hội trường đó 6 tiếng để cho khách Việt (bạn bè của ba mẹ) thường đi trễ! Nhưng họ đã đúng đắn khi cô dâu chú rể có mặt trước người khách đầu tiên để đón tiếp đúng giờ nên không cần thiết lãng phí thời gian và tiền bạc (mướn thêm giờ) với người thiếu tự trọng mình và tôn trọng người khác về giờ giấc.

Nhìn cô dâu chú rể tự nhiên phóng xe đi nhảy đầm, uống rượu với bạn bè ở cái bar nào đó. Họ không có lỗi gì với những cô chú bác không vui, đang cằn nhằn ngoài parking. Tôi hiểu ngày cưới của họ cũng chỉ là ngày có hai mươi bốn tiếng; giờ nào họ dành cho gia đình, giờ nào cho bạn bè, giờ nào cho họ… Bất kể sự đánh cắp nào cũng có tội và sự đánh cắp thời gian của người khác là đáng trách nhất!

Tôi nhìn theo ông bạn mời một số cặp bạn bè đến trễ đi nhà hàng Việt nam, ông ấy đãi. Gặp tôi tôi không đi mà chỉ gởi lời xin lỗi cô dâu chú rể về sự trễ giờ của mình. Nhưng thế hệ tôi lại có nhiều người tìm lại được nụ cười sau lời mời của ông bạn tôi. Và chính ông bạn tôi đã giận tôi là bỏ anh em khi ông ấy cần tôi có mặt trong bữa tiệc muộn để giúp ông ấy chống đỡ sự chỉ trích của bạn hữu là nuông chiều con cái theo Mỹ…

Tôi bỏ bạn hay là tôi cũng Mỹ hóa là lái về nhà chứ không đi nhà hàng tăng hai. Những gì còn lại trong tôi bay biến cho tư duy mới có chỗ đậu vào để nhập gia tùy tục đúng nghĩa là học lấy cái đúng giờ của người Mỹ.

Bốn mươi năm nhìn lại những bữa tiệc mà tôi có mặt. Điều ắt xảy ra đã đến là thế hệ chú bác đã thôi mời vì lý do sức khỏe. Thế hệ tôi đã bớt cuồng nhiệt với tiệc tùng vì tuổi tác đã tới lúc thích một hai người bạn thôi cho đỡ ồn… nhưng vẫn trễ. Điều đáng mừng là thế hệ con em đã hội nhập được với xã hội Mỹ về mặt giờ giấc. Nói cách khác, là họ đã khắc phục được khiếm khuyến của những thế hệ trước. Hy vọng cái đồng hồ xài dây thun của người Việt ra đi mang theo sẽ biến mất trong xã hội coi trọng giao tiếp và giao tiếp coi trọng giờ giấc hơn hết…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.146 giây.