logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/04/2015 lúc 10:19:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tề tựu ở miền Nam Calilfornia kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ ‘vắng mặt’, một nghi lễ bị chính quyền Việt Nam cấm ở trong nước.
UserPostedImage

Sáng Chủ nhật ngày 12/4, các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo miền Nam California, Hoa Kỳ, đã tập trung về Hội quán Phật giáo Hòa Hảo ở thành phố Santa Ana để kỷ niệm 68 năm ngày vắng mặt của Đức Huỳnh Giáo Chủ, một trong ba ngày lễ quan trọng nhất đối với Phật giáo Hòa Hảo cùng với ngày kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ đản sanh và ngày khai đạo.
UserPostedImage
Theo các tài liệu của Phật giáo Hòa Hảo ghi lại thì Đức Huỳnh Giáo Chủ, người khai sáng Phật giáo Hòa Hảo, đã ‘vắng mặt’ kể từ ngày 25/2 nhuần năm 1947 (14/04/1947) sau khi nhận lời mời của đại diện Việt Minh đến tham dự một buổi họp hòa giải. Theo lời kể lại của một trong số bốn cận vệ còn sống sót của Ngài thì Việt Minh đã cho tám người đem theo vũ trang đến đâm chết ba cận vệ của Ngài trong đêm hôm đó. Còn Ngài đã nhanh chóng phủi tay tắt ngọn đèn dầu khiến trời tối đen như mực làm mọi người không thấy Ngài đâu và Ngài biến mất từ đó. Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vẫn tin rằng Ngài vẫn còn sống và ngày nào đó sẽ quay trở về nên họ không thờ di ảnh của Ngài mà chỉ để chân dung nằm chếch một bên ban thờ.
UserPostedImage
Buổi lễ có sự tham dự của các vị đại diện của đạo Cao Đài đại diện cho Hội đồng Liên Tôn ở Hoa Kỳ. Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo là hai tôn giáo giáo do người Việt Nam khai sáng vào đầu thế kỷ 20 lần lượt vào các năm 1926 và 1939. Theo các tư liệu lịch sử thì sau khi khai đạo, Phật giáo Hòa Hảo nhanh chóng thu hút đến hai triệu tín đồ trong tổng số dân miền Nam lúc đó 10 triệu người. Ảnh hưởng to lớn của Phật giáo Hòa Hảo và của Đức Huỳnh Giáo Chủ đã khiến cho cả thực dân Pháp và Việt Minh lúc đó lo sợ.
UserPostedImage
Các vị trưởng lão của Phật giáo Hòa Hảo trong áo tràng thực hiện các nghi lễ trước bàn thờ Cửu huyền Thất tổ trong tiếng đọc kinh của các tín đồ. Phật giáo Hòa hảo là sự giản lược các giáo lý cơ bản của Đạo Phật cho phù hợp với người dân miền Nam. Khác với Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo chỉ có các cư sĩ, tức người tu tại gia và không có người xuất gia. Tất cả những người đi theo Phật giáo Hòa hảo đều được xem là ‘đồng đạo’, tức không có hàng giáo phẩm hướng dẫn cho các tín đồ.
UserPostedImage
Dù sinh sống ở Hoa Kỳ nhưng các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo vẫn giữ nền nếp sinh hoạt Đạo của họ như hồi còn ở Việt Nam. Trong ảnh là các vị trưởng lão thực hiện một nghi lễ ngoài trời trước bàn Thiên. Họ tu và đọc kinh tại gia và mỗi tuần đều có các buổi giảng giáo lý tại các Hội quán do các vị trong Ban giáo lý đảm trách.
UserPostedImage
Buổi lễ còn có sự tham dự của các vị đại diện trong chính quyền sở tại và nhiều cơ quan báo chí của người Việt tại miền Nam California. Trong ảnh là ông Andrew Đỗ, giám sát viên địa hạt quận Cam lên phát biểu tri ân Đức Huỳnh Giáo Chủ.
UserPostedImage
Ông Tạ Đức Trí, Thị trưởng Thành phố Westminster, lên đọc bốn câu thơ chữ Hán có nhan đề ‘Bửu Sơn Kỳ Hương’ (tức Núi Báu), tương truyền là sấm truyền do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Bốn câu thơ thất ngôn tứ tuyệt này đọc ngang và đọc dọc đều được và đều là những bài thơ trọn vẹn ý nghĩa. Lời sấm trong đó được cho rằng dự đoán sẽ có một vị kỳ tài xuất thế ở Việt Nam trong tương lai để đưa đất nước Việt Nam phát triển hưng thịnh.
UserPostedImage
Ông Nguyễn Thanh Giàu, Hội trưởng Ban Trị sự Phật giáo Hòa hảo miền Nam California, lên giảng giải về ý nghĩa của việc Đức Huỳnh Giáo Chủ vắng mặt. Các mưu đồ ám hại Đức Huỳnh Giáo Chủ liên tiếp của Việt Minh, theo lời ông Giàu, cho thấy Đảng Cộng sản là một lực lượng ‘gian trá’, ‘không thể tin được’ và ‘không thể hợp tác được’. Do không có bằng chứng về thi thể của Đức Huỳnh Giáo Chủ và do có xuất hiện bút tích được xác nhận là thủ bút của chính Ngài yêu cầu các tín đồ bình tĩnh không lâu sau khi xảy ra biến cố ngày ngày 14/04/1947 nên các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tin rằng Ngài chỉ tạm thời vắng mặt và một ngày nào đó sẽ xuất hiện trở lại. Cả hội trường vang tiếng vỗ tay mỗi khi ông Giàu nhấn mạnh rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ đã không chết trong sự kiện ngày hôm đó và sẽ có ngày Ngài trở lại.
UserPostedImage
Tương truyền Đức Huỳnh Giáo Chủ mà các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tôn kính gọi là Đức Thầy đã khai sáng Đạo sau một cơn bạo bệnh rồi tự khỏi mặc dù trước đó đã được chạy chữa nhiều thuốc thang nhưng không khỏi. Tục danh của Ngài là Huỳnh Phú Sổ. Ngài đản sinh ra vào năm 1920 tại Quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay thuộc tỉnh An Giang. Ngài viết lại và truyền bá giáo pháp của Ngài qua những lời ‘Sấm giảng’.
UserPostedImage
Các trụ cột của giáo lý Phật giáo Hòa hảo bao gồm: Tin vào Tứ ân, làm Phước Thiện và ăn chay. Tứ ân của Phật giáo Hòa Hảo, theo thứ tự là Ân cha mẹ ông bà, Ân đất nước quốc gia, Ân Tam bảo và Ân nhân loại. Các tín đồ Phật giáo Hòa hảo lấy việc làm phước thiện là lẽ sống vì họ cho rằng đó là cách để rũ bỏ ‘tấm thân tứ đại’ của họ và đạt đến sự giải thoát mầu nhiệm.
UserPostedImage
Các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa hảo cũng là các ngày mà các tín đồ tề tựu lại để cùng ôn lại lời truyền giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ và thăm hỏi nhau. Sau đó mọi người cùng chung tay góp của, góp sức làm tiệc chay khoản đãi các đồng đạo. Tục lệ này vẫn được duy trì ở buổi lễ ở miền Nam California và nhiều món ăn chay Nam bộ được chế biến và phục vụ không khác gì ở trong nước. Buổi lễ này có sự tham dự có nhiều bậc cao niên nhưng lại thiếu vắng những người trẻ tuổi.
UserPostedImage

Theo BBC

Sửa bởi người viết 12/04/2015 lúc 10:20:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.052 giây.