logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/04/2015 lúc 07:50:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Các trường đại học Úc trả hàng trăm triệuh đô Úc cho công ty môi giới nước ngoài để giúp lấy sinh viên quốc tế. (Credit: ABC)

Các trường đại học Úc ước tính trả 250 triệu đô la mỗi năm cho những công ty môi giới, không được quản lý để thu hút sinh viên quốc tế nhập học dù biết rằng rất nhiều công ty này gian lận và làm giả giấy tờ.

Khoản hoa hồng được các trường đại học trả cho công ty môi giới trong bốn năm qua vượt quá 1 tỷ đô tiền quỹ công, không được công bố cho công luận.

Hiện điều tra của chương trình Four Corners, ABC cho thấy một số việc làm khuất tắt của một số công ty du học chủ yếu từ Trung Quốc đại điện cho những trường danh tiếng nhất tại Sydney, Melbourne và Canberra, giả giấy tờ nhằm đảm bảo chỗ nhập học sinh viên quốc tế vào các trường đại học Úc.

Trong vòng 12 tháng qua, trường Đại học Western Sydney (UWS) chẳng hạn đã hủy hợp đồng với ít nhất 4 công ty môi giới nước ngoài vì họ là gian lận và làm giả hồ sơ để đưa sinh viên sang Úc.

Người phát ngôn của trường đã xác nhận việc này và cho biết thêm UWS “quyết định hủy hợp đồng môi giới vì lý do không thực hiện việc kiểm tra hồ sơ tính hợp lệ trong hồ sơ của sinh viên”.

Đại học Canberra hiện đã xác nhận họ đã hủy một số hợp đồng vì những hành vi không chấp nhận được từng xảy ra. Tuy nhiên trường cho biết họ không thể công bố thông tin chi tiết vì luật đời tư.

Vụ việc được phát hiện khi New South Wales Independent Commission Against Corruption (ICAC) cảnh báo các trường đại học đã tạo ra môi trường khiến “ tham nhũng lũng đoạn” và đẩy chất lượng học tập xuống.

Hôm qua ICAC công bố một báo cáo với tên gọi ‘Learning the Hard Way’, trong đó dấy lên hồi cảnh báo về việc ‘chấm điểm nhẹ tay’ cho sinh viên quốc tế trả phí đầy đủ.

Báo cáo cho biết các trường đại học ưu tiên thu nhập hơn chất lượng và uy tín bằng cấp của họ, và những công ty nước ngoài của họ đang thúc đầy chiều hướng đi xuống này.

Nhiều sinh viên cũng là nạn nhận của những công ty môi giới nước ngoài. Hầu hết các tân sinh viên đều không hề biết rằng các trường đại học phải trả hàng nghìn đô la hoa hồng từ tiền học phí của họ cho các công ty môi giới.

Hầu hết, những khách hàng này đều đã bị các công ty môi giới tính phí làm hồ sơ.

Tại Trung Quốc, thị trường sinh viên quốc tế lớn nhất của Úc, phí làm hồ sơ có thể ở mức từ 2 nghìn đô đến 10 nghìn đô, như ABC được biết.

Không kiểm tra tính chân thực của hồ sơ

Nguồn tin từ cả văn phòng quốc tế và công ty môi giới Trung Quốc đều nói với ABC rằng chỉ có một phần nhỏ giấy tờ được gửi đến các trường đại học và cao đẳng được kiểm tra độ chứng thực.

Một nguồn tin từ một trường đại học lớn ở Sydney nói rằng: “Các công ty môi giới có quyền lực đối với các trường đại học hơn mức có thể. Ngay khi các công ty môi giới lớn nói, ‘tại sao lại kiểm tra chữ ký của sinh viên?’, nhân viên tuyển sinh sẽ đến bộ phận nhập học và nói ‘đừng kiểm tra chữ ký’… chúng tôi bị phụ thuộc vào những quy định của công ty môi giới.”

Những năm gần đây, Đại học Deakin đã hủy quan hệ với hai đại diện ở Việt Nam. Người phát ngôn của trường này nói vì “họ không đại diện trường đại học đúng mức cần thiết và không làm việc hiệu quả.”

Trường Đại học Newcastle (UON), trước đây đã không công khai việc họ trả hoa hồng cho công ty môi giới từ năm 2010 lên đến 24 triệu đô Úc, cho ABC biết họ đã gặp nhiều vấn đề với các đối tác nước ngoài.

"Tháng Một năm 2014 UON hủy hợp đồng với một công ty môi giới sau khi điều tra xác nhận giấy tờ giả đã được công ty này nộp đối với hai hồ sơ sinh viên, “ nữ phát ngôn của UON nói.

Đai học này cũng vừa bị đội chi phí tiếp đón cho các công ty môi giới. Năm ngoái, ngân sách cho giải trí tăng từ 7.850 đô lên 36 nghìn. Người phát ngôn giải thích rằng năm 2014 “đại học phải tổ chức những cuộc gặp mặt lớn tại Úc cho các công ty môi giới nước ngoài, và một số những trung tâm ở các tiểu bang trên toàn nước Úc.”

Giám đốc phòng chống tham nhũng của ICAC, Robert Waldersee, cho ABC biết, một trường đại học phát hiện chính nhân viên của họ có “quan hệ cá nhân và tài chính với những công ty môi giới mà họ phụ trách.”

"Trường này hiện cho xoay vòng những quản lý để hạn chế bê bối này phát triển,” Tiến sĩ Waldersee nói.

Các trường đại học không công bố tiền hoa hồng cho các công ty môi giới trong báo cáo tài chính

Chỉ có 12 trong 40 trường đại học công trên toàn quốc công bố tổng số tiền hoa hồng họ trả cho công ty môi giới giáo dục trong mục chi phí hoạt động thuộc báo cáo tài chính mỗi năm của mình.

Một số trường cũng cho biết chính xác họ trả công ty môi giới như thế nào. Trung bình mức hoa hồng trường Đại học Bách khoa Queensland trả vào khoảng 15 phần trăm học phí năm đầu. Đại học Macquarie chi từ 10 đến 15 phần trăm. Một số khác từ chối tiết lộ con số chính xác vì nó quá nhạy cảm.

Trong số những trường muốn giữ kín thông tin về chi phí ăn ở và tiền hoa hồng họ trả cho các công ty môi giới là Đại học RMIT University, Đại học Công giáo Australia và Đại học Melbourne.

Người phát ngôn của RMIT, David Glanz nói “cảm ơn vì lời mời, nhưng RMIT không có ý kiến gì ở đây.”

Và David Stacey, Đại học Tây Australia, nói " University of Western Australia xin từ chối cho ý kiến ở đây.”

Để đưa ra con số ước tinh trả cho các công ty môi giới, ABC Four Corners đã buộc phải sử dụng con số mà 14 trường công bố, vì nếu không nó sẽ là một số liệu không rõ ràng.

Tổng số tiền hoa hồng này từ năm 2013, từ mức 1 triệu đến 12 triệu, tổng số lên đến hơn 90 triệu đô Úc.

Số trung bình dựa trên 14 trường là 6,4 triệu đô la Úc.

Nếu đó là con số trung bình ước tính cho tất cả các trường đại học công của Úc, thì số tiền hoa hồng tổng cộng lên đến 257 triệu được trả cho các công ty môi giới năm 2013.

Thông tin từ các trường đại học cung cấp cũng cho thấy tiền hoa hồng đang trên đà tăng lên.
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.