logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 22/04/2015 lúc 06:35:44(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Ngòi bút chống bàn phím: Liệu chữ viết có bị biến mất không? Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin, máy

tính bảng, điện thoại thông minh, máy vi tính cầm tay...hầu như hiện diện khắp nơi, trở thành một vật dụng không thể thiếu.

Tưởng tượng một ngày nào đó, tại các giảng đường ở Hoa Kỳ, Úc hay Châu Âu sẽ không còn một sinh viên nào cầm cây bút

với một tờ giấy để ghi lại bài giảng mà chỉ toàn là máy vi tính.

Sự tưởng tượng đó không phải là không có cơ sở. Lấy ý tưởng từ Hoa Kỳ, vào một ngày tháng 11/2014, Phần Lan đã thông

báo kể từ năm 2016, học viết chữ thảo sẽ không còn bắt buộc trong các trường học. Học sinh tiểu học sẽ học cách đánh chữ

trên bàn phím và đó sẽ là một ưu tiên. Câu hỏi đặt ra : Liệu chữ viết thảo nắn nót đó sẽ bị biến mất để nhường chỗ cho các

bàn phím ? Ngành giáo dục có còn nên tiếp tục dạy viết chữ ở trường tiểu học hay không ? Chấm dứt dạy viết ở trường sẽ có

những hệ quả như thế nào lên cách suy nghĩ, cách học, tổng hợp hay biểu lộ cảm xúc ?

Trên thực tế tại Pháp hiện nay, ngay từ khi mới bước vào mẫu giáo, trẻ nhỏ đã được làm quen với các mặt chữ cái. Năm cuối

cấp, các em phải nhận biết được ít nhất khoảng 15 mặt chữ phổ biến nhất dưới ba dạng khác nhau: chữ viết thảo (attaché),

chữ in thường (script) và chữ in hoa (majuscule). Các hướng dẫn chính thức quy định "trẻ cũng phải biết viết tên của mình,

bằng chữ viết tay và trên bàn phím".

Bỏ học viết chữ làm giảm trí nhớ ?

Thế thì « bỏ » hay « không bỏ » chữ viết thảo, giới chuyên gia Pháp bị chia rẽ và đưa ra nhiều tranh cãi. Những người đứng

giảng dạy lâu năm đánh giá rằng "bỏ dạy viết chữ ngay từ cấp tiểu học là quá sớm. Học đọc gắn liền với học viết. Học sinh chỉ

có thể nhận dạng tốt các mặt chữ một khi chúng biết viết chữ". Đứng trên góc độ thần kinh học, ông Jean-Luc Velay, chuyên

gia về thần kinh học trường đại học Aix Marseille chứng minh rằng học viết chữ có tác động quan trọng lên trí nhớ của trẻ nhỏ :

" Khi viết, ta thực hiện một hành vi cố gắng viết lại một cách trung thực nhất hình dạng con chữ và điều này tạo ra một trí nhớ

cảm giác – chuyển động, hoàn toàn có liên quan đến hình dạng con chữ. Mỗi con chữ được thể hiện bằng một động tác nào

đó. Trên bàn phím, mọi việc lại không hoàn toàn như vậy. Khi di chuyển ngón tay trên bàn phím, ngón tay chỉ nhấn một phím

nào đó. Các động tác này hầu như giống nhau đối với bất kỳ con chữ nào.


Hành động gõ đó không có một mối liên hệ nào với con chữ. Do đó, khi ta gõ chữ trên bàn phím, trí nhớ cảm giác – chuyển

động là hoàn toàn không tồn tại.Những gì mà chúng tôi quan sát thấy được trên các ảnh chụp cắt lớp não bộ ở người lớn và

trẻ nhỏ trong các thí nghiệm về dạy viết chữ sớm, cho thấy những người nào học viết chữ trên bàn phím, nhận dạng con chữ

kém hơn là những người học viết tay."

Đối với Alain Bentolila, giáo sư Ngôn ngữ học trường Sorbonne - Paris Descartes, dạy viết chữ bằng bàn phím cũng đồng

nghĩa với thất bại học đường. Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi học đọc.

"Quả thật, khi ta viết một chữ, ta viết bằng cả một sự hiểu biết về chữ cái đó. Mặt khác, bằng cả sự hiểu biết về mối quan hệ

giữa con chữ và âm thanh của con chữ đó. Ví dụ như chữ « R » phải gắn liền với âm « r ». Do đó, nếu như mất đi thói quen

uốn nắn từng con chữ, ta cũng sẽ mất đi khả năng ghi nhớ trong đầu cấu trúc đồ họa và âm thanh của từ. Khi mà các bạn cần

phải nhận dạng từ, bạn sẽ thấy khó khăn hơn bởi vì hình dạng và âm thanh liên quan đã không được in lại trong não. Ví dụ như

từ aéroport (phi trường) hoàn toàn không giống với arret au port (bến dừng ở cảng)".

Không chỉ ảnh hưởng riêng ở trẻ nhỏ, các nghiên cứu về thần kinh học trên người lớn do các nhà khoa học thuộc trường đại

học Aix Marseille thực hiện cũng đưa ra một kết luận tương tự. Trong một thí nghiệm nhỏ, một nhóm người lớn sẽ được học

cách viết bảng chữ cái của một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ dưới hai hình thức, gõ phím và viết tay. Ông Jean-Luc Velay giải

thích kết quả thí nghiệm như :

" Họ nhận dạng mặt chữ thật là khó khăn. Khi đo lường trí nhớ, chúng tôi nhận thấy bộ nhớ của họ về các chữ cái không được

tốt và rất mau chóng quên. Chúng tôi còn quan sát thấy là ở người lớn, khi đặt họ trong trạng thái đọc, những vùng não được

kích hoạt lúc họ gõ phím và lúc viết chữ là không giống nhau. Đặc biệt đối những chữ cái mà họ biết gõ trên bàn phím, họ

không kích hoạt được các quy trình vận động giác quan. Nhưng quy trình đó lại được tái kích hoạt đối với những con chữ mà

họ biết viết ".

Một số ý kiến khác còn đi xa hơn cho rằng "bỏ viết chữ thảo, tức là bỏ tự do ngôn luận", theo như nhận định của cô Daniele

Dumont, một giáo viên có thâm niên trong nghề. Theo đó, " nếu như quý vị viết bằng cách gõ phím máy vi tính, nghĩa là quý vị

đang kết nối với một cái máy. Thế thì, người ta cũng có thể làm cho bạn bị mất kết nối, ngắt nguồn điện, chẳng hạn. Và nếu

như người đó chỉ có biết gõ phím, người đó sẽ không thể nào giao tiếp được nữa, điều đó thật nghiêm trọng ".

Xóa chữ viết tay, phản xạ suy nghĩ cũng mất theo ?

Tuy nhiên, theo cô Danièle Dumont, điều đáng lo nhất bỏ chữ viết thảo sẽ còn để lại một hệ quả khác trong dài hạn : đó là mất

đi phản xạ suy nghĩ. Bởi chữ viết thảo có lợi rất nhiều cho suy nghĩ hơn là gõ phím. Về điểm này, một số nhà khoa học Mỹ

cũng có đồng quan điểm.

Tuy là quốc gia đi tiên phong trong việc không bắt buộc dạy chữ viết thảo trong các trường học, nhưng nhiều nhà nghiên cứu

nghi ngờ về hiệu quả cũng như lợi ích của việc dạy viết chữ trên bàn phím. Để đánh giá hệ quả của việc ghi chép bài giảng

bằng máy vi tính cầm tay lên trí nhớ của sinh viên, cô Pam Mueller, nhà nghiên cứu thuộc khoa Tâm lý, trường đại học

Princeton, Hoa Kỳ đã thực hiện một thí nghiệm khá hay.

Trả lời phỏng vấn RFI qua điện thoại, cô Pam Mueller cho biết mục đích nghiên cứu ban đầu chỉ nhằm so sánh kết quả học

tập của sinh viên qua hai cách ghi bài giảng bằng tay và bằng cách gõ phím. Nhóm nghiên cứu của cô đã theo dõi một nhóm

sinh viên, và cung cấp máy vi tính cho những bạn nào chọn cách ghi bài bằng gõ phím. Lưu ý, máy vi tính sẽ không có kết nối

với Internet tránh cho họ khỏi bị phân tâm và sao nhãng trong giờ học.

Sau khi ghi chép xong, các sinh viên sẽ được thư giãn với những hoạt động khác trong vòng 30 phút, rồi mới tiến hành thực

hiện các trắc nghiệm về nội dung bài giảng. Câu hỏi được đặt ra dưới hai hình thức : sự kiện (có tính chất cụ thể) và khái niệm

(đòi hỏi nhiều suy nghĩ hơn) về nội dung bài giảng. Kết quả đưa ra cho thấy có sự khác biệt rõ nét giữa hai hình thức. Cô Pam

Mueller giải thích :

« Trong các câu hỏi về sự kiện, cả hai cách ghi chép bài cho kết quả gần như giống nhau. Ngược lại, chúng tôi quan sát thấy

là những sinh viên nào ghi chép bài bằng máy vi tính trả lời khá vất vả các câu hỏi về khái niệm. Trong khi đó, cùng một câu

hỏi, các sinh viên ghi bài bằng tay trả lời tốt hơn. Trên thực tế, những sinh nào ghi bài bằng gõ phím có xu hướng gõ lại từng

chữ một. Họ cố ghi lại cho sát bài giảng đến mức tối đa. Họ thật sự không suy nghĩ về ý nghĩa những gì họ đang viết, họ nắm

lấy thông tin một cách máy móc tất cả những gì giáo sư trình bày trên giảng đường, do đó họ nhớ kém hơn. Đương nhiên viết

tay không thể nào nhanh hơn bằng gõ phím. Chính vì lý do đó mà các sinh viên chép bài bằng tay buộc phải chọn lọc thông tin

để tổng hợp. Vì vậy mà họ hiểu rất rõ bài giảng ».

Tuy nhiên để củng cố thêm cho kết luận trên, cô Pam Mueller đã tiến hành thí nghiệm sâu hơn. Lần này, nhóm nghiên cứu của

cô cho các sinh viên thêm nhiều thời gian hơn (một tuần chẳng hạn) để xem lại các bài ghi. Bởi vì đối với những sinh viên sử

dụng máy vi tính trên giảng đường có một lượng bài ghi rất đáng kể, dù là đôi khi họ chẳng hiểu gì ngay lúc đó. Nhóm nghiên

cứu của cô Pam Mueller tự nhủ điều đó có thể mang đến cho họ một lợi thế trong dài hạn. Thế nhưng kết quả trắc nghiệm

đưa ra đã gây bất ngờ cho các nhà quan sát.

« Chúng tôi đã thật sự rất bất ngờ. Đáng kinh ngạc hơn, một lần nữa lại là những sinh viên chép bài bằng tay trả lời các câu hỏi

vừa mang tính sự kiện vừa mang tính khái niệm tốt hơn. Như vậy, việc ghi lại được khối lượng lớn lời giảng trên máy vi tính

chưa hẳn là một chiến lược tốt cho sinh viên. Nếu như họ không hiểu bài ngay trong giờ giảng, bài chép lại cũng chẳng giúp gì

được cho họ. »

Nhưng điều đó cũng không có đồng nghĩa với việc chép bài bằng máy vi tính không có lợi ích gì. Theo cô Pam Mueller, tùy

theo từng tình huống, địa điểm mà việc sử dụng máy tính sẽ có những tiện ích rất hữu hiệu.

« Tôi không nói là tuyệt đối không có lợi, chắc chắn có một vài trường hợp chẳng hạn như phỏng vấn ngay tại chỗ, những lúc

cần phải được ghi lại từng chữ một về những gì được nói ra. Đối với tôi, có lẽ nên khuyến khích sinh viên không nên ghi chép

lại bài giảng bằng cách gõ phím, họ nên thay đổi phương pháp ghi bài giảng, họ sẽ có một kết quả học tập tốt hơn và sẽ học

được nhiều thứ hơn.


Tôi không có ý định chống lại bằng mọi giá việc sử dụng máy vi tính ở giảng đường. Điều đó còn phụ thuộc vào cách chúng ta

sử dụng chúng. Trong lớp học, các sinh viên làm việc theo nhóm, họ tranh luận với nhau, trong trường hợp này, máy vi tính sẽ

trở nên hữu ích hơn. Nhưng trên giảng đường, trong giờ học, các sinh viên có khuynh hướng không sử dụng chúng theo

hướng có lợi. Lưu ý là tôi không nói làcác em đó chỉ gặp thất bại. Đơn giản là họ có rủi ro tiếp thu được ít hơn mà thôi ».

Cuối cùng theo nhà khoa học Mỹ, vì lợi ích của sinh viên, nên hạn chế bớt sử dụng máy vi tính trong giờ học, nhất là ở đại học.

« Tôi nghĩ là nên lắm. Nếu chúng ta không thể nào làm cho họ hiểu được là phải thay đổi cách ghi bài giảng, theo nghĩa là phải

tiếp thu tốt trong giờ học, thì có lẽ tốt hơn hết nên quay trở lại cách ghi chép trên vở. Bạn cũng biết rằng màn ảnh cũng là một

yếu tố thư giãn. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc có thể vào được Internet trong giờ học chỉ có làm tổn hại đến chuyện học

hành. Có máy tính để có thể làm một số việc như nghiên cứu ở nhà đương nhiên là rất quan trọng rồi. Nhưng lợi ích của máy

tính trong lớp học thì chẳng có là bao nhiêu ».

Giải pháp dung hòa

Tuy nhiên cũng có rất nhiều chuyên gia Pháp cho rằng dạy viết chữ trên bàn phím chưa hẳn là một thảm họa. Ông Roland

Jouvent, bác sĩ tâm thần thuộc bệnh viện Pitié Salpetrière, tại Paris nhận định đó là một tiến trình tất yếu và sẽ đi vào Lịch sử

tiến hóa công nghệ. Đây cũng không phải là lần đầu tiên con người đối mặt với những khó khăn. Gian nan đầu tiên mà con

người hiện đại trải qua là chuyển từ chữ viết mực sang máy đánh chữ. Nếu chuyển hẳn sang đánh máy đấy thật sự là một sự

thay đổi hoàn toàn. Ông Jouvent nhấn mạnh rằng do có tính đàn hồi, nên não bộ con người sẽ thích nghi được với sự thay đổi

đó.

Những người ủng hộ cho việc bỏ học viết chữ thảo còn lập luận về nỗi vất vả cầm bút. Tập viết chữ đối với các em là một áp

lực lớn. « Nhiều em sẽ không còn cảm thấy đau khổ vì ‘chữ viết xấu’. Với máy vi tính và bàn phím, không cần làm chủ ngòi bút

nữa. Trẻ nhỏ giờ có thể viết những gì chúng cần nói, một cách sạch sẽ và trình bày rõ ràng », theo như nhận định của ông

Yann Leroux chuyên gia phân tâm học.

Ý kiến khác dung hòa hơn cho rằng chữ viết thảo và gõ phím song song tồn tại. Tùy từng tình huống mà ta có cách sử dụng

khác nhau. Để làm việc thì cần gõ phím, nhưng trong những trường hợp đặc biệt, có tính chất cá nhân và phép tắc giao tế,

như thư chia buồn, thư chúc mừng… không thể nào dùng máy vi tính.

Nhưng có lẽ hay nhất là tìm ra một giải pháp thay thế cho cả đôi bên, nghĩa là vừa vẫn giữ được chữ viết thảo, vừa sử dụng

công nghệ tin học, theo như đề xuất của ông Pierre Abel, người sáng chế phần mềm « L’escapadou ». Một phần mềm cho

phép viết kiểu chữ thảo trên máy tính bảng thay vì là trên giấy trắng. Tại sao lại không nhỉ ?
Theo RFI

Sửa bởi người viết 22/04/2015 lúc 06:36:43(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.186 giây.