logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 22/04/2015 lúc 09:26:13(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage
Cảnh tượng thanh niên nam nữ leo vào Công Viên Nước Hồ Tây sáng Chủ Nhật 18 tháng Tư, 2015. (Đất Việt)

Dân ngoại chê dân Việt xem ‘chen lấn là bình thường’

HÀ NỘI – Cuối tuần qua, hàng trăm người mà phần lớn là giới trẻ, nam cũng như nữ, đã leo qua hàng rào của Công Viên Nước Hồ Tây để được tắm miễn phí. Lúc đó công viên phải đóng cửa vì đã có hàng ngàn người ở bên trong. Sự việc này được một số báo trong nước đăng tin, đưa đến ý kiến của một số người về trình độ dân trí tại Việt Nam, đặc biệt là ngay tại Hà Nội, một thành phố được xem là có văn hóa.

Báo Đất Việt đã ghi nhận nhiều ý kiến của người ngoại quốc đang sống tại Việt Nam khi thấy hình ảnh trèo rào, sàm sỡ của phụ nữ trong Công Viên Nước Hồ Tây. Điều đáng quan tâm là người nước ngoài không ngạc nhiên khi thấy dân Việt Nam leo trèo, chen lấn không xếp hàng hoặc có những hành động vô kỷ luật khác.

Anh Ryosuke Fujii là người Nhật đã học tập và làm việc ở Việt Nam hơn hai năm. Khi nhìn thấy những hình ảnh được đăng trên các báo về vụ trèo rào ở Công Viên Nước Hồ Tây, Ryosuke Fujii cho biết anh không cảm thấy hành động ấy quá bất ngờ.

Ryosuke nói với báo Đất Việt, “Người Việt Nam hành động như thế là bình thường. Nếu Việt Nam không như vậy thì không vui nữa.”

Nhận xét của anh khá cay đắng khi nhìn nhận về cách ứng xử của người Việt trong mắt người nước ngoài.

Anh dẫn chứng tình trạng giao thông hỗn loạn, chen lấn, lèo lách trên vỉa hè, bấm còi inh ỏi thậm chí là xung đột, đánh nhau vào giờ cao điểm tại Hà Nội, hay cảnh tượng người mua xăng ở trạm không theo hàng lối, trật tự mà rất lộn xộn.

So sánh với nếp sống ở Nhật, anh nói người Nhật Bản trong giờ cao điểm bị kẹt đường hàng dài khi phải lái xe nhưng không có chuyện chen lấn lên vỉa hè. Người dân luôn xếp hàng đúng lối khi đợi tàu điện ngầm.

“Đó là những điều mà tôi chứng kiến hàng ngày và không cảm thấy bất ngờ khi người dân Việt Nam trèo hàng rào, chen chúc nhau để tắm miễn phí mặc dù nhan viên bảo vệ đã ngăn cản vì quá đông người rồi,” anh Ryosuke nói.

Anh nói cảnh tượng này hiện nay ở Nhật Bản đương nhiên không bao giờ xảy ra, nếu có thì xảy ra cách đây nhiều năm về trước.

“Những đứa trẻ Nhật từ khi bắt đầu đến trường đều được dạy văn hóa xếp hàng, cư xử văn hóa và lớn lên chúng vẫn vậy,” anh Ryosuke giải thích.

Về những trường hợp khác, như khi một thiếu nữ mặc bikini màu đỏ bị cả đám đông con trai reo hò tấn công trêu chọc đến tuột cả nội y, mà hình ảnh video được cho người đàn ông Nhật Bản xem qua, anh phải thốt lên: “Trời ơi!”

Anh nói mình thực sự “sốc” vì ở Nhật những người có hành vi xấu với phụ nữ trên xe buýt như sàm sỡ nếu bị phát hiện đều bị bắt giam và bị buộc thôi việc tùy vào mức độ.

Một người khác nêu ý kiến là cô Blonde Thảo Nguyễn. Hiện nay Blonde Thảo Nguyễn, 24 tuổi, là thiết kế thời trang và làm việc tại Việt Nam được sáu tháng. Cô mang dòng máu lai Hàn - Việt (gốc Đài Hàn ) và đã từng ở Nga, Thái Lan.

Mặc dù chưa tiếp xúc nhiều với người Việt nhưng trước sự việc xảy ra ở công viên nước Hồ Tây hôm Chủ Nhật 19/4, cô cho biết mình vô cùng thất vọng về cách ứng xử "tồi tệ, không đẹp mắt" của đại đa số những thanh niên hôm đó.

“Thật không ngờ khi chỉ vì một ngày mở miễn phí hai tiếng đồng hồ lại khiến sự việc trở nên hỗn loạn như vậy.

Còn những hành vi của các bạn nam đối với phụ nữ thì cực kỳ xấu. Họ không giúp đỡ mà còn châm chọc, thậm chí là tranh thủ có hành vi tồi bại nữa.

“Tôi mong các bạn hãy trưởng thành hơn nữa chứ đừng làm xấu mặt con trai, đàn ông Việt Nam," Blonde Thảo Nguyễn nói thẳng thắn với phái nam Việt nam.

Cô cho rằng, vấn đề ứng xử của nam giới trong trường hợp này chủ yếu do ý thức và cô hy vọng các bài học giáo dục công dân, ý thức về lối sống được đề cao hơn trong trường lớp tại Việt Nam.

Anh Xomchit Rorward, 22 tuổi, mang hai dòng máu Việt – Lào, nói: “Mình cảm thấy buồn, sững sờ và thấy phản cảm nhất là hình ảnh cô gái trẻ bị nhiều nam thanh niên quây trêu chọc, hò reo, sàm sỡ đến khi cô ấy bị rách bộ bikini.

“Thực sự hành động đó rất đáng xấu hổ! Việc xé rách hoặc thấy một cô gái có bộ đồ bikini bị rách lại tập trung vào trêu trọc là một việc khó chấp nhận được. Nếu cô gái bị rách bikini, bị trêu chọc đó là người yêu bạn hay là em gái của bạn, bạn có xót không?"

Bạn đọc T-Vinh chia sẻ trên báo Đất Việt: "Giáo dục phải từ trong trứng nước trong đó môi trường gia đình, nhà trường là quyết định tất cả. Khi đến cả người lớn không làm được gương cho trẻ nhỏ thì đứa trẻ sẽ học những điều hay lẽ phải của ai đây?

“Người Việt Nam nên chăng phải học về cách cư xử của người Nhật Bản. Mặc dù thiên tai động đất như vậy nhưng mọi người từ người lớn đến trẻ con rất có ý thức như việc đứng xếp hàng trật tự để nhận hàng cứu trợ."

Còn bạn có nickname là Hay nói: "Biết nói làm sao nhỉ? Thôi cơ chế thị trường mà, phải nhanh, mạnh nếu không là chết, mắc người phía sau kêu cứu. Ngẫm lại câu chuyện người Nhật nhường nhau lúc di chuyển trong tòa nhà cao tầng để tránh động đất sóng thần mà khâm phục và ngẫm lại chuyện ở nước mình mà buồn, mà bực nhưng không hiểu sao những tật xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc là y như rằng người Việt mình cũng làm theo."

"Cứ chỗ nào có cái chữ “miễn phí” là y như rằng, chúng ta được chứng kiến bao chuyện cười ra nước mắt. Thế nên ai, doanh nghiệp nào muốn quảng cáo hình ảnh của mình một cách nhanh nhất, ấn tượng nhất, hãy gắn hai chữ ‘miễn phí vào nhé," độc giả Nguyễn Thanh Hải chia sẻ.

Bạn đọc Trần Sơn bình luận: “Niềm tin yêu, hy vọng... là đây sao?"

“Lâu lắm rồi không tắm, nghe tắm miễn phí kéo nhau đi ào ào,” bạn đọc Huu Nhat viết.

Bạn đọc Tư Nổ viết: “Đi tắm mà phải cực khổ như thế sao? Về quê tôi tắm sông miễn phí cả ngày lẫn đêm, rất thoải mái.”

“Cái giá của free (miễn phí) thường là như vậy thôi mà. May mà không có em nào té gãy cổ,” bạn đọc Nguyễn Tuấn nhận định.

Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.