logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 22/04/2015 lúc 09:34:08(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

WESTMINSTER, California (NV) - Ở tuổi gần 90, ông Talbot Bashall, cựu giám đốc điều hành Trung Tâm Kiểm Soát Người Tị Nạn Hồng Kông, quyết định từ Úc đến tham dự lễ tưởng niệm 40 năm Tháng Tư Ðen tại Westminster, nơi được mệnh danh là thủ đô người Việt tị nạn.

UserPostedImage
Các trang trong bộ sổ lưu niệm thuyền nhân Việt Nam tại Hồng Kông do bà Cynthia Bashall thực hiện. (Hình: www.vietnamesediaspora.com)

Nhân chuyến đi này, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, vào lúc 4 giờ chiều Thứ Hai, 27 tháng Tư, ông Talbot Bashall sẽ trao tặng cho cộng đồng Việt Nam một món quà vô giá, đó là bộ sổ lưu niệm (scrapbooks), gồm hàng ngàn hình ảnh, bài báo, thư từ, và tài liệu liên quan đến thuyền nhân Việt Nam tại các trại tị nạn Hồng Kông.
Bộ sổ lưu niệm gồm 6 tập, khổ giấy A3, mỗi tập dày hơn 100 trang này, do người vợ quá cố của ông là bà Cynthia Bashall, nghiên cứu, thu thập, góp nhặt và xếp đặt theo đúng thứ tự ngày tháng, trong suốt thời gian bốn năm hai người làm việc tại Hồng Kông, từ năm 1979 đến năm 1982.
“Cuộc di tản của người tị nạn Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp của tôi, nhưng đóng vai trò lớn hơn nhiều trong đời sống, và trong lịch sử loài người,” ông Talbot Bashall nói như thế về quãng đời này của mình.
Có hiểu được tâm tư của ông, người ta mới nhận ra được rằng, ký ức của biến cố 30 Tháng Tư, 1975, có lẽ không chỉ là ký ức của riêng người Việt, mà còn là ký ức chung của bất cứ ai dính dáng đến biến cố của lịch sử đổi đời, đổi cả vận mệnh của một dân tộc này.

UserPostedImage
(Hình: www.vietnamesediaspora.com)


Mọi việc bắt đầu vào Tháng Tư, 1979, khi ông Talbot Bashall, một cựu sĩ quan không quân của Anh, lúc đó 52 tuổi, được đưa đến Hồng Kông, nơi ông được trao trách nhiệm điều hành một trung tâm người tị nạn.
Nhậm chức giữa lúc làn sóng người tị nạn rời Việt Nam đến Hồng Kông đang ở điểm cao nhất, từ 1,500 đến hơn 4,000 mỗi ngày, cuộc đời của ông Bashall và gia đình, trong bốn năm sau đó, có thể nói là đã gắn liền với số phận nổi trôi của những thuyền nhân Việt Nam, liều mình bỏ tất cả sau lưng, để đi tìm đường sống.
Và nói rằng cuộc đời ông, cho đến giờ, vẫn còn bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện và hoàn cảnh đáng thương của thuyền nhân Việt Nam đến Hồng Kông lúc đó, có lẽ là điều không ngoa.
Cho đến giờ, ở tuổi 89, ông Talbot Bashall vẫn viết báo, và thỉnh thoảng viết thư cho các chính trị gia chia sẻ suy nghĩ của ông rằng việc thủ phạm đã gây ra cuộc di tản có một không hai, đẩy biết bao nhiêu người vùi thân dưới biển, ở các đảo hoang, trên đường tìm tự do, vẫn cứ bình chân như vại, là điều không đúng.

UserPostedImage
(Hình: www.vietnamesediaspora.com)


“Câu chuyện thuyền nhân Việt Nam đã là một phần lớn của cuộc đời chúng tôi. Ký ức về họ phải được bảo vệ và gìn giữ,” ông Bashall nói.
Giữ gìn và bảo vệ ký ức là lý do tại sao trước đây, sau khi người vợ yêu qua đời, ông Talbot Bashall và các con đã quyết định trao bộ sổ lưu niệm này cho bà Carina Hoàng, chủ biên của cuốn sách “Boat People: Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996” (“Thuyền Nhân: Những câu chuyện cá nhân trong hành trình tỵ nạn 1975 đến 1996”), xuất bản năm 2011.

UserPostedImage
(Hình: www.vietnamesediaspora.com)


Bộ sổ lưu niệm thuyền nhân là kết quả của biết bao tâm huyết của bà Cynthia Bashall, người đã thực hiện công việc sưu tập với khả năng phi thường của một nhà nghiên cứu, và sự xúc cảm của một nghệ sĩ đầy lòng nhân đạo. Lật qua từng trang của tập lưu niệm, người ta như thấy mình đang xem cuốn phim sống động về một thời gian đầy thách thức của cả chính quyền Hồng Kông, lẫn của những thuyền nhân Việt Nam hàng ngày hàng giờ dồn dập kéo vào lãnh thổ nước này.

UserPostedImage
(Hình: www.vietnamesediaspora.com)


Tuy có cơ duyên được ông Bashall trao cho trọng trách giữ gìn bộ sổ lưu niệm lịch sử này, nhưng bà Carina Hoàng lại có ý định trao tặng những tài liệu quý giá này cho Văn Khố Ðông Nam Á thuộc thư viện của đại học UCI.
“Nhân dịp ông Bashall đến Westminster tham dự lễ kỷ niệm 40 năm Tháng Tư Ðen, tôi quyết định tặng bộ sổ lưu niệm này cho UCI, để ông có thể trao tận tay những tài liệu rất quý giá này cho họ. Một bộ sưu tập quý như vậy không nên là một bộ sưu tập tư nhân, mà nên được đặt ở nơi có thể giữ gìn và bảo vệ cẩn trọng, và quan trọng hơn, nó phải được phổ biến để công chúng có thể mở rộng kiến thức về giai đoạn này trong lịch sử Việt Nam,” bà Carina Hoàng nói.
Tiến Sĩ Thúy Võ Ðặng, thuộc Văn Khố Ðông Nam Á của đại học UCI, người sẽ đón nhận món quà ký ức của ông Talbot Bashall, bày tỏ: “Chúng tôi đã xem xét các tài liệu về sổ lưu niệm thuyền nhân của ông Talbot Bashall và chúng tôi nghĩ rằng bộ sổ lưu niệm này sẽ là một bổ sung tuyệt vời cho sưu tập về người Ðông Nam Á ngày càng tăng của thư viện về kinh nghiệm của người tị nạn.”

UserPostedImage
(Hình: www.vietnamesediaspora.com)


Cùng đến hội trường nhật báo Người Việt để tham dự buổi lễ chuyển giao bộ tài liệu thuyền nhân Việt Nam này là ông John Renaud, phó tổng quản thủ thư viện UCI, và bà Wendi Morner, giám đốc phát triển thư viện.
Ðược biết ngoài bộ sổ lưu niệm, tác phẩm tinh thần của người vợ quá cố mà ông sắp trao tặng cho Văn Khố Ðông Nam Á của đại học UCI, chính bản thân ông Bashall cũng có một cuốn nhật ký cá nhân, và trong khoảng thời gian từ 1979 đến 1982, mỗi ngày, ông đều ghi lại một điều gì đáng nhớ về sinh hoạt của thuyền nhân Việt Nam tại các trại tị nạn Hồng Kông.
“Ông Tabot Bashall sẽ mang cuốn nhật ký này đến buổi lễ trao quà, và sẽ kể chuyện về thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông thời đó cho chúng ta nghe,” bà Carina hứa hẹn.

UserPostedImage
Một trang trong nhật ký của ông Talbot Bashall, viết trong thời gian ông làm việc ở Hồng Kông. (Hình: Người Việt)


Muốn biết thêm chi tiết về bộ sổ lưu niệm ký ức thuyền nhân, xin vào trang web: http://vietnamesediaspor...kong/gallery/scrapbooks/
Ban tổ chức mong độc giả bớt chút thì giờ đến phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt vào lúc 4 giờ chiều ngày Thứ Hai, 27 Tháng Tư, tới đây, để gặp gỡ một nhân chứng của lịch sử, nghe ông tâm tình, và chứng kiến nghi thức trao quà, có lẽ sẽ rất cảm động này.
Vào cửa tự do.

Hà Giang/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.