logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/04/2015 lúc 09:29:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Trà Mi phỏng vấn Đạo diễn Rory Kennedy

Một sự thật về những giờ phút sau cùng của chiến tranh Việt Nam vừa được hé lộ sau 40 năm khép lại cuộc chiến làm lay động lòng người khi bộ phim tài liệu nhan đề ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’ được trình chiếu tại Mỹ, đánh dấu ngày Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975.

Bộ phim thuật lại việc một số sĩ quan Mỹ trước khi rút khỏi Việt Nam, đã bất chấp lệnh trên để di tản hàng ngàn người Việt muốn chạy khỏi chế độ cộng sản trước khi quân Bắc Việt tiến chiếm Sài Gòn.
Cuộc di tản chóng vánh diễn ra trong 24 giờ đồng hồ cuối cùng của cuộc chiến mở ra một chương mới trong lịch sử người Việt tị nạn, đã được đạo diễn Rory Kennedy tái hiện một cách sống động, hồi hộp, và đầy cảm xúc qua lời thuật của chính những người trong cuộc cùng với những đoạn phim tư liệu lịch sử quý giá.

Nữ đạo diễn Rory Kennedy, nhà làm phim tư liệu có tiếng từng lãnh giải thưởng điện ảnh danh giá Emmy, xuất thân từ một dòng tộc chính trị nổi tiếng của Mỹ có liên quan trực tiếp tới cuộc chiến Việt Nam. Bác của bà, cố Tổng thống John Kennedy, là người ký lệnh đưa lính Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam. Thân phụ của bà, cố Thượng nghị sĩ Robert Kennedy, ứng viên đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống năm 1968, từng đề xuất các kế hoạch nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Trong chuyến thăm thủ đô Washington quảng bá cho bộ phim trước khi công chiếu trên kênh mạng lưới truyền hình công PBS vào ngày 28/4 năm nay, đạo diễn Rory Kennedy đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về thông điệp của trách nhiệm và tình người từ ‘Những ngày cuối ở Việt Nam.’


Tải để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với đạo diễn Rory Kennedy
http://av.voanews.com/cl..._original.mp3?download=1


VOA: Kể lại câu chuyện ‘Những ngày cuối tại Việt Nam’, thông điệp chính bà muốn gửi gắm qua bộ phim này là gì?

Đạo diễn Kennedy: Đáng chú ý là rất nhiều người không biết những gì đã diễn ra trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam, cho nên tôi muốn chia sẻ với mọi người các sự kiện đó. Theo tôi, mọi người cần hiểu rõ thời khắc đó của lịch sử. Bộ phim ra mắt cũng đúng lúc khi mà những thắc mắc nêu lên trong phim vẫn còn phù hợp với nước Mỹ ở hiện tại, chẳng như làm thế nào để bước ra khỏi một cuộc chiến, trách nhiệm của chúng ta ra sao đối với những người bỏ lại sau lưng, và có hiểu sách lược thoát ra thế nào một khi bước vào chiến tranh không.

VOA: Tán dương những người Mỹ đã bất chấp rủi ro giúp di tản dân miền Nam Việt Nam chạy thoát cộng sản, phải chăng bà muốn chia sẻ với mọi người khía cạnh bên kia của câu chuyện rằng người Mỹ không đơn thuần phủi tay ra đi khi cuộc chiến kết thúc, mà thật ra có sự thể hiện của tình người và trách nhiệm, vốn cũng là lý do cộng đồng người Việt có mặt tại Mỹ hôm nay?

Đạo diễn Kennedy: Trước nhất bộ phim thuật lại người Mỹ đã bỏ rơi dân miền Nam Việt Nam như thế nào. Chuyện này, theo tôi, nước Mỹ cần phải công nhận và nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự ra đi đó, có nhiều người Mỹ và người Việt đã hết sức anh dũng, cố gắng làm mọi chuyện có thể để cứu càng nhiều dân miền Nam càng tốt trong 24 giờ đồng hồ cuối cùng ấy. Bộ phim tán dương các cá nhân dũng cảm đó với cái nhìn mở về chính sách của Mỹ sai lệch và không phù hợp thế nào, cũng như người dân miền Nam Việt Nam đã phải trả giá ra sao cho việc đó. Một trong những nhân vật chúng tôi nhắc tới trong phim, đại úy hải quân Phạm Hữu Đàm, người tin là sẽ được di tản ra khỏi Việt Nam nhưng rốt cuộc đã bị bỏ lại để rồi bị đi học tập cải tạo 13 năm. Những người như ông Đàm bị tù khổ sai, bị tra tấn, bị giết trong các trại cải tạo sau chiến tranh. Đó những cái giá mà những người ở lại phải trả. Chúng ta cần phải hiểu điều đó với tinh thần trách nhiệm.

VOA: Vì sao bà chú tâm tới cuộc chiến Việt Nam, một chủ đề đau lòng kéo dài suốt 40 năm nay?

Đạo diễn Kennedy: Cuộc chiến Việt Nam là giai đoạn có ảnh hưởng mạnh trong lịch sử nước Mỹ. Từ nhỏ tôi đã quan tâm đến Việt Nam. Cha tôi, ông Robert Kennedy, ra tranh cử Tổng thống lần cuối vào năm 1968 thật sự vì ông muốn Mỹ ra khỏi Việt Nam. Theo tôi, có rất nhiều bài học cần phải rút ra từ cuộc chiến này. Kể lại những ngày cuối ở Việt Nam từ ghi nhận của chính các nhân chứng trải nghiệm thời khắc này nhắc nhớ chúng ta về cái giá của chiến tranh về mặt con người.

VOA: Bà nghiệm ra điều gì qua việc thực hiện bộ phim này?

Đạo diễn Kennedy: Có rất nhiều bài học cho tôi. Một trong những điều tôi nghiệm ra khi làm bộ phim này là tới tháng 4 năm 75 Hoa Kỳ có rất ít sự lựa chọn tốt. Điều này cho tôi thấy rằng cần phải có chiến lược khi bước vào một cuộc chiến, cần phải nắm được mục đích tham gia và kế sách bước ra khỏi chiến tranh vì một khi bước vào có thể bị mất kiểm soát, để lại hậu quả lớn và lâu dài cho những người tham chiến, cho dân chúng sống trong cuộc chiến. Trong một số phương diện, những vấn đề và thách thức khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam đang diễn ra với các cuộc chiến hiện nay tại những nơi khác. Cần phải rút ra bài học từ lịch sử.

VOA: Cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara thừa nhận cuộc chiến Việt Nam là một sai lầm. Là người thuộc thế hệ hậu chiến, một nhà làm phim tư liệu xuất thân từ một gia tộc chính trị cấp cao ở Mỹ, bà nhận thấy sai lầm và bài học ở đây là gì?

Đạo diễn Kennedy: Theo tôi, điều rất quan trọng sử dụng hoạt động quân sự như một giải pháp sau cùng chứ không phải đầu tiên, cân nhắc hậu quả. Tuy không thể hiện trong bộ phim, nhưng cá nhân tôi cho rằng cuộc chiến Việt Nam không mang lại mấy giá trị mà hậu quả thì to lớn vô cùng. Cho nên, sai lầm ở đây là sai lầm chiến lược. Đây là lịch sử. Chúng ta còn nợ chính bản thân mình trong việc hiểu rõ những gì đã diễn ra, còn nợ những người miền Nam Việt Nam trong việc công nhận tinh thần anh dũng của họ cũng như cảm kích những gì họ đã phải trải qua, đặc biệt vào giai đoạn kết thúc cuộc chiến, và cả sau biến cố 30/4, những đau thương và khó khăn mà rất nhiều người miền Nam phải gánh chịu để được đặt chân tới Mỹ. Bộ phim trình chiếu trong năm qua đã nhận sự hưởng ứng rất tích cực từ cộng đồng người Việt và họ đã trải lòng những câu chuyện của họ với chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi đã mở chương trình gọi là ‘Những ngày đầu tiên’ trên website của hệ thống truyền hình PBS với những đoạn ghi âm tâm tình của người Việt khắp nơi kể về hành trình họ tới Mỹ. Đó là những câu chuyện cực kỳ độc đáo.

VOA: Một số người nói cuộc chiến Việt Nam cho thấy cái giá phải trả khi nhúng tay vào chuyện của các nước khác. Ý kiến bà ra sao?

Đạo diễn Kennedy: Điều này cũng đúng một phần. Tôi sẽ không đưa ra phát biểu bao quát rằng chúng ta không bao giờ nên can thiệp vào chuyện của các nước khác vì có những tình thế cần phải làm như vậy. Nhưng tôi cho rằng trong trường hợp chúng ta phải làm và khi chúng ta làm, chúng ta phải cân nhắc suy tính thật kỹ, phải thật cẩn trọng và chiến lược. Một quốc gia có quân đội hùng mạnh đó chính là cơ bắp mà chúng ta phải biết cách sử dụng. Tôi nghĩ chúng ta đã dựa vào sức mạnh này nhiều hơn mức cầm thiết. Có những sự lựa chọn chiến lược khác mà chúng ta có thể dùng, như nỗ lực ngoại giao và cùng các phương thức khác, để chúng ta áp dụng giúp các nước không đi trật hướng mà không cần đến các động thái quân sự.

VOA: Trở lại với bộ phim, hành động của đại tá Stuart Herrington ở cuối bộ phim một lần nữa nhắc nhớ tới sự bội ước của Mỹ với miền Nam Việt Nam, vốn cũng là một lời cảnh cáo cho các đồng minh của Mỹ hiện tại và trong tương lai. Bà nghĩ thế nào?

Đạo diễn Kennedy: Một phần thông điệp ở đây chính là thể hiện sự khả tín là điều hết sức quan trọng. Trong nhiều năm, nước Mỹ đã đánh mất lòng tin và sự khả tín ấy. Chính quyền đương thời của Tổng thống Obama đang tìm cách xây dựng lại điều đó. Người dân trong nước cần bảo đảm rằng giới lãnh đạo thành thật và chịu trách nhiệm về những gì họ làm, rằng chúng ta được thông tin đầy đủ để có được sự lựa chọn chiến lược tốt nhất.

VOA: Có người đánh giá phim ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’ là sâu sắc. Có người cho là một chiều vì không cho phe cộng sản Bắc Việt có tiếng nói trong khi phơi bày sự hung hăng, bất tín, và tàn bạo của họ; cũng như đưa ra hình ảnh binh sĩ miền Nam cởi bỏ quân phục và vũ khí tan hàng mà lại không nhắc tới cảnh các tướng tá miền Nam tự vẫn khi được lệnh buông súng. Bà giải thích thế nào về những điểm khuyết ấy?

Đạo diễn Kennedy: Với nhan đề ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’, bộ phim chủ yếu phản ánh những khía cạnh của Mỹ và những ngày cuối của Hoa Kỳ trong cuộc chiến này chứ không nhằm phản ánh tất cả mọi khía cạnh về cuộc chiến. Phim chỉ xoay quanh những người trực diện với 24 giờ đồng hồ cuối cùng ở Việt Nam. Tuy tập trung vào một câu chuyện nhỏ trong những ngày cuối vốn chưa từng được kể trước đây, nhưng phim đã mang lại những giá trị to lớn.

VOA: Theo bà, bộ phim này sẽ đóng góp ra sao cho mối quan hệ Việt-Mỹ giữa lúc đôi bên năm nay kỷ niệm 2 thập niên ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao?

Đạo diễn Kennedy: Quan hệ hai bên đã cải thiện rất nhiều trong những năm qua. Theo tôi, tất cả chúng ta cần phải tìm hiểu về cuộc chiến để nhận biết những gì đã diễn ra, sự can đảm của người dân miền Nam, cũng như thảm kịch của giai đoạn đó. Nhìn nhận quá khứ là việc làm hết sức quan trọng để tiến tới tương lai. Khán giả của tôi ở đây xem bộ phim này như một nguồn hàn gắn đối với nhiều người Việt và tôi tin là người dân tại Việt Nam cũng cảm nhận như thế.

VOA: Xin chân thành cảm ơn đạo diễn Rory Kennedy đã đến với đài VOA trong cuộc phỏng vấn hôm nay.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 29/04/2015 lúc 06:01:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,104

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bài học gì từ cuộc chiến Việt Nam?
UserPostedImage

Nhân 40 năm ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, BBC Việt Ngữ đã trò chuyện với bà Rory Kennedy, nữ đạo diễn kiêm nhà

sản xuất bộ phim tài liệu Last Days in Việt Nam - Những ngày cuối tại Việt Nam - với những diễn biến vào thời khắc lịch sử đó

qua con mắt của những người Mỹ và các cộng sự người Miền Nam Việt Nam của họ.

Đó là câu chuyện của những sĩ quan Mỹ và Nam Việt Nam trước khi rút đi đã tìm mọi cách di tản hàng ngàn người Việt bất

chấp lệnh cấp trên trước khi lực lượng miền Bắc chiếm Sài Gòn.

Bà Rory Kennedy, một đạo diễn phim tài liệu có tiếng từng được giải thưởng điện ảnh Emmy, xuất thân từ một gia đình từng

có quyền lực chính trị lớn nhất nước Mỹ và có nhiều liên quan trực tiếp tới cuộc chiến Việt Nam.

Cha bà, cố Thượng nghị sĩ Robert Kennedy (em trai cố Tổng thống John F. Kenneday), ứng viên tranh cử Tổng thống trước

khi bị ám sát năm 1968, đã từng đề xuất kế hoạch chấm dứt cuộc chiến này.

Trước tiên nữ đạo diễn Rory Kennedy nói về điều đã khiến bà quyết định làm bộ phim được đề cử giải thưởng điện ảnh

Oscar 2015 này.

Rory Kennedy (RK): Tôi cảm thấy Việt Nam là một thời điểm có tính quyết định trong lịch sử nước Mỹ. Tôi cho rằng làm phim

về những ngày cuối cùng là đặc biệt quan trọng. Nhiều người thực sự không biết những gì xảy ra trong những ngày cuối này,

và tôi cảm thấy nó liên quan tới ngày nay, khi chúng tôi đang vật lộn tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến Iraq và Afghanistan.

Tôi cho rằng những sự kiện này có những điểm chung và chắc chắn có những cái nhìn từ bên trong và những bài học có thể

rút ra được từ những gì đã diễn ra cách đây 40 năm tại Việt Nam.

BBC: Vậy bà có nghĩ là đã đạt được mục đích của mình khi thực hiện bộ phim đó?

Tôi rất hài lòng về sự tiếp nhận của khan giả với bộ phim. Ban đầu chúng tôi dự định chiếu tại các rạp ở ba thành phố nhưng vì

có nhu cầu cao nên cuối cùng chúng tôi đã chiếu tại 125 thị trường ở Mỹ.

Bộ phim được đề cử giải Oscar cho phim tài liệu. Tôi cho rằng rõ ràng nó đã động chạm tới nhiều người, những người có

cảm nhận giống như tôi rằng đây là một câu chuyện vô cùng quan trọng và đây là cơ hội lớn để nhìn lại và hiểu nó một cách

đầy đủ.

BBC: Vậy bà có bao giờ nghĩ hay hy vọng phim sẽ được chiếu tại Việt Nam?

Tất nhiên rồi. Tôi đã làm việc này ngay khi hoàn thành bộ phim. Tôi đang liên lạc với Tòa Đại sứ và vẫn hy vọng. Rõ ràng là có

chút khúc mắc do phía chính phủ Việt Nam, theo tôi được biết. Nhưng tôi vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ

được chiếu phim này tại Việt Nam.
UserPostedImage
Nhân viên CIA giúp người Việt di tản trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến

BBC: Bà nói tới cuộc chiến mà Hoa Kỳ đang tham gia tại Iraq. Theo bà thì đã có được bài học gì từ Việt Nam? Liệu Hoa Kỳ lẽ

ra có nên vào Việt Nam hay không?

Tôi nghĩ một trong những bài học lớn ít nhất là về hồi kết của cuộc chiến. Tới thời điểm tháng Tư năm 1975, chính phủ Mỹ có

rất ít lựa chọn. Tôi cho rằng khi tham chiến, sẽ rất dễ bị mất quyền kiểm soát. Vì thế phải hết sức chiến lược về chuyện tham

gia cuộc chiến nào hay không.

Còn tôi có cho rằng chúng tôi đáng lẽ có nên vào Việt Nam hay không ư? Cá nhân tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ nên đưa binh

lính tới Việt Nam. Nhưng đó không phải là trọng tâm phim và câu chuyện của chúng tôi. Đây chỉ là ý kiến cá nhân tôi. Tôi không

chắc là chúng tôi được gì từ cuộc chiến đó ngoại trừ mất mát rất nhiều sinh mạng.

BBC: Bà có cho rằng đã có một kết cục khác nếu Tổng thống Kennedy còn sống?

Cá nhân tôi cho rằng đã có thể có một kết cục khác, cũng là từ những sử gia mà tôi đọc và kính trọng. Nhiều người trong số

họ tin rằng chủ ý của Tổng thống Kennedy là rút ra khỏi Việt Nam, rằng ông không nhìn thấy có lối thoát hợp lý.

Thực tế là chúng ta sẽ không bao giờ biết được nhưng tôi hiểu rằng có nhiều khả năng ông không gửi binh lính đi. Như quý vị

biết thì khi ông còn sống, ông đã không đưa quân tới Việt Nam. Có 16.500 cố vấn tại Việt Nam nhưng không có sự hiện diện

của binh lính.

BBC: Tập trung vào hành động dũng cảm của người Mỹ và người Miền Nam Việt Nam trong thời điểm cuối cùng của cuộc

chiến, bà có cho rằng thực tế đó đã không được người Mỹ đánh giá đúng? Và bằng việc làm bộ phim này thì trên một phương

diện nào đó nó là một nhắc nhở về điều đó với người Mỹ?

Đó là một thời điểm rất bất ổn trong lịch sử nước Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến với Việt Nam. Khi cuộc chiến kết thúc,

người dân Mỹ muốn bỏ lại quá khứ. Họ đã không thực sự nhìn lại thời điểm đó trong lịch sử. Điều làm tôi kinh ngạc là rất ít

người biết về những sự kiện này. Nhận thức của rất nhiều người là chúng tôi đã thua cuộc và trong tình trạng tuyệt vọng chúng

tôi đã bỏ lại phía sau rất nhiều người Việt. Nhưng những chi tiết hay câu chuyện cụ thể đã xảy ra như thế nào, có những quyết

định gì thì phần lớn không được biết đến.

Tôi cho rằng bộ phim này đã giúp lấp vào khoảng trống đó. Việc bộ phim được ưa chuộng chứng tỏ rất nhiều người thực sự

quan tâm tới thời điểm đó. Nó là một phần thưởng đối với tôi khi chiếu phim cho cộng đồng người Việt tại Mỹ.

Tương tự, nhưng có lẽ vì những lý do khác, nhiều người Việt lớn tuổi tại Mỹ không nói về thời điểm lịch sử này. Họ cũng muốn

tiếp tục cuộc sống. Tôi đã chứng kiến nhiều cảm xúc rất cảm động của người xem, những lá thư hay email mà tôi đã nhận

được từ thế hệ trẻ hơn nói với tôi rằng đây là lần đầu tiên họ hiểu và cảm nhận những gì mà thế hệ cha ông họ đã trải qua để

tới đây.
UserPostedImage
Nhiều sĩ quan Mỹ và Miền Nam Việt Nam đã chống lệnh để giúp người Việt di tản trong những ngày cuối cùng này.

Với thế hệ của những người đã trải qua thời khắc đó thì đây cũng là lần đầu tiên họ xem lại những hình ảnh này để hiểu những

gì đã xảy ra. Thật tuyệt được chia sẻ hình ảnh cả người miền Nam Việt Nam lẫn người Mỹ, những người đã biết bao điều

trong những ngày cuối đó để cứu càng nhiều người miền Nam càng tốt.

Họ đã hành động rất dũng cảm, trong đó có ông Kim Đỗ, người được nói tới trong phim, và cũng là người đã giúp cứu 30

ngàn người. Đây là câu chuyện về lòng dũng cảm từ cả hai phía và lòng dũng cảm là thật đẹp.

BBC: Có thể bà đã được hỏi câu này, rằng một số người cho rằng bộ phim này phần nào một chiều, chỉ tập trung vào người

Mỹ và người miền Nam Việt Nam. Đây có phải là chủ định của bà, và tại sao vậy?

Tôi có ý thức rất rõ ràng khi đặt tên phim, Những ngày cuối cùng tại Việt Nam. Nó là Những ngày cuối cùng của nước Mỹ tại

Việt Nam. Nó được kể qua cái nhìn của người Mỹ.

Cách chúng tôi kể chuyện là để các sự kiện trong phim diễn ra đúng như trên thực tế khi đó. Như vậy người xem được thấy

những diễn tiến này đúng như chính các nhân vật trong phim đã chứng kiến, và họ không hề có thêm bất cứ thông tin hay kiến

thức nào khác.

Phim không phải về phía những người miền Bắc hay chiến lược của họ. Đây là một câu chuyện tách biệt, về những ngày cuối

cùng và chủ yếu là từ góc nhìn của người Mỹ.

Có nhiều điều bộ phim này chưa đề cập tới và có nhiều cách tiếp cận cuộc chiến này. Tôi kêu gọi mọi người làm những bộ

phim tài liệu khác với những góc độ và cách tiếp cận đó. Còn tôi chọn kể câu chuyện ở một góc hẹp mà tôi cảm thấy nó có ý

nghĩa và có giá trị.

BBC: Nếu bà có điều kiện tiếp cận với người của miền Bắc khi làm bộ phim này, những người đã tiến vào và có mặt tại Sài

Gòn trong những ngày cuối cùng mà bà miêu tả trong phim thì liệu bà có đưa họ vào phim của mình không hay đó vẫn không

phải là chủ định của bà?

Không, đó không phải là ý định của tôi vì đó không phải là góc nhìn của bộ phim. Nó là cái nhìn của nước Mỹ vì thế đưa vào

đó cái nhìn của tất cả các bên không phải là chủ định và câu chuyện mà chúng tôi kể. Vì thế tôi sẽ không làm khác như tôi đã

làm.

BBC: Điều gì đã để lại ấn tượng cho bà nhiều nhất trong thời gian làm bộ phim này?

Câu chuyện của những người ở tuyến đầu, như câu chuyện của ông Kim Đỗ người thật dũng cảm, đã dám liều mạng sống

của mình để cứu giúp càng nhiều người càng tốt trong những ngày cuối cùng đó. Cá nhân tôi cảm thấy những câu chuyện đó

thật cảm động và tạo cảm hứng cho tôi.

BBC: Bà có dự định sẽ làm phim nữa về Việt Nam hay không?

Ngay lúc này thì tôi chưa có dự định nào nhưng chắc chắn tôi tin là có rất nhiều phim về Việt Nam đáng được làm.
UserPostedImage
Phim Những ngày cuối tại Việt Nam được đề cử giải điện ảnh Oscar 2015

Theo BBC

Sửa bởi người viết 29/04/2015 lúc 06:03:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.304 giây.