logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/04/2015 lúc 10:50:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VIỆT NAM - Anh Quý, người thanh niên Hà Tây thường chạy chiếc xe ba bánh sơn màu sáng sủa, đậu ở đầu con phố dẫn vào chợ. Trên xe đầy kín những dĩa nhạc và phim ảnh sắp thành từng lớp.


UserPostedImage
Đĩa nhạc đủ loại cũ mới đầy trên chiếc xe ba bánh bán dạo ở Sài Gòn. (Hình: Duy Thức/Người Việt)

Loại này chính là băng dĩa lậu, được sang chiết nhiều lần từ các dĩa cũ do người mua ve chai thu gom, bán lại cho đầu nậu từng ký rẻ mạt. Mỗi đĩa nhựa mỏng được bán mười ngàn có bìa in hình ảnh sặc sỡ ở ngoài.

Anh ta còn đứa con năm tuổi để ngoài Bắc cho ông bà nội chăm sóc đi học, vợ anh cũng vào Nam cùng chồng, tìm kế sinh nhai bằng cách làm công nhân cho xưởng dệt ở Bình Dương.

Họ may mắn mướn được căn phòng trọ mỗi tháng một triệu, phòng nhỏ nhưng sạch sẽ, bà chủ hiền từ bao dung và rất độ lượng với người xa xứ. Chồng đi dạo suốt ngày, vợ làm theo ca. Có khi hằng mấy ngày, hai vợ chồng chẳng nhìn thấy nhau, chẳng nói chuyện với nhau câu nào.

Trong lúc đứng đợi khách, vì món hàng này thường phải đợi người ta chọn lựa lâu chứ không lấy ngay. Anh Quý nói chuyện khàn. Anh than thở:

- Chúng tôi đi xa không đành lòng vì nhớ con nhỏ lắm nhưng ngoài Bắc khó sống. Tôi không tìm được việc làm vì không có nghề chuyên môn. Thôi thì vì kiếm ăn, đành chịu gia đình ly tán. Cho nên người ta bảo có khó mới có ăn đó.

Tôi hỏi:

- Sao anh không làm nghề nào khác gần nhà cửa gia đình, lại đi bán băng dĩa xa xôi như vậy.

- Trước đây tôi tình cờ có người bạn vào Nam làm hồ, sau đó chuyển qua đi bán dĩa nhạc rất đắt hàng. Anh ta thấy tôi cực quá nên bảo vào đây chỉ nghề dẫn dắt. Đất Saigon rộng lớn nên không sợ ai cướp khách của ai. Tôi vay ít tiền làm vốn rồi hai vợ chồng cùng vào Nam.

Tôi mua chiếc xe ba bánh và đi đến các nơi sang băng dĩa, vừa mua dĩa cũ vừa mua dĩa mới. Họ sang nhiều nhất là các loại nhạc vàng, dân ca…

Tôi hỏi:

- Nhạc nào bán chạy nhất?

Anh ta đứng lên, chọn mở máy cho chạy dĩa nhạc Hàn Mặc Tử vang lên vừa nói:

- Nhạc cũ dù già hay trẻ, người ta mua nhiều cũng như bác vậy. Nhạc trẻ, đọc rap ít người mua. Chắc vì… khó nghe và khó hát theo.

Cũng từ câu chuyện ca sĩ đó, tôi thấy nhớ nhạc cũ và nhất là ca sĩ cũ, những người nổi tiếng mà tôi biết. Nhiều bản nhạc rất cũ mà ngày xưa cậu tôi hay đàn hát từ thời Pháp. Cậu tôi lập ra ban nhạc đầu tiên ở Sa Đéc, ở nhà thường có nhiều người đến dợt nhạc trước khi đến phòng Thông Tin Sa Đéc để trình diễn. Tôi nghe quen rồi thuộc.

Nhạc đĩa lậu tràn lan khắp nơi. Người bán dạo đẩy xe qua hoặc cầm một sấp trên tay, dấu trong cặp đi bộ để bán dạo. Cũng vì thế nên một thời gian sau, người dân thành phố có khá nhiều các dĩa nhạc bán hè phố với tiếng hát của bất kỳ nhạc sĩ, ca sĩ cũ nào nằm đầy đủ trong các loại dĩa từ bài hát rời cho đến dĩa nén thu cả trăm bài.

Từ nhiều năm nay, các băng dĩa lậu sang lại tân nhạc trước 75 từ người Việt bên Mỹ sản xuất ồ ạt. Muốn mua như vậy, phải đứng lựa thật lâu, và nhất là quen vì mua nhiều với anh bán hàng nên tôi mới tìm được các bài mình biết và thích. Thật là cái gì mất rồi mới thấy quí và giữ lại. Có lẽ một số người nghe và mua các băng dĩa nhạc cũng đều có tâm trạng như tôi.

Thường thì xe bán nhạc hằng đêm đậu bán ở ngoài chợ ngang qua các cửa tiệm sáng đèn, nhất là hàng ăn, sau đó chạy rảo xuyên vào các con hẻm nhỏ. Rất nhiều người gọi lại mua. Xe ngừng lại thì lập tức nhiều người đi ngang qua cũng dừng lại lựa đĩa và nghe nhạc.

Để quảng cáo, Quý thường bỏ vào máy các bản nhạc ăn khách và vặn thật to lên. Thế nào cũng có người chọn mua chiếc dĩa đó. Mười ngàn đồng loại dĩa hát một mặt. Ba mươi ngàn cho dĩa có nhiều bài hơn. Mỗi dĩa khoảng chừng mười lăm bản nhạc trở lại. Vì là đĩa cũ sang đi sang lại nhiều lần nên chỉ cần để một thời gian dù không nghe nhiều, dĩa cũng tự động bị hư không dùng được, phải bỏ đi.

Người ta đua nhau mua dĩa hải ngoại với các giọng ca cũ và mới. Người bình dân mua nhiều và nghêu ngao hát với nhau. Gần nhà tôi có mấy ông phụ bếp, làm hồ… mỗi cuối tuần hay ngày nghỉ, họ tụ tại nhà một người để nhậu. Bia vào cao hứng, họ hát hò những bài dễ hát thường nghe từ các đĩa lậu.

Tôi cũng thường nghe phụ nữ hát Mưa Rừng, Rừng Lá Thấp, Đừng Nói Xa Nhau, Giọt Lệ Đài Trang… Nhạc bolero rất dễ hát nên chỉ nghe qua vài lần, người ta có thể dễ dàng hát lại ngay. Bên cạnh đó còn có nhạc Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Lê Thương… với những giọng ca vàng một thời.

Anh bán hàng cứ đứng yên bên chiếc xe để mặc cho mọi người đến lục lung tung đống dĩa lấy ra coi và chọn. Tiền nào của nấy. Giá đĩa quá rẻ vì thế đương nhiên có quá nhiều dĩa hư, dĩa xấu cũ. Tôi nói với mấy người chung quanh khi họ phàn nàn về dĩa hư quá nhanh, rất mau rè và đứng đĩa:

- Giá rẻ mạt như vầy phải chấp nhận thôi. Đôi khi mua một đĩa nhưng chỉ nghe có một hai bản trong cái dĩa hư đó.

Anh Quý không lấy làm khó chịu gì khi bà con đem dĩa hư ra đổi lại. Đó là việc thông thường. Anh ta dư biết chất lượng món hàng của mình không tốt chứ không phải khách hàng muốn ăn gian nghe xong rồi đổi đĩa khác.

Không chỉ có các dĩa hát cũ và mới ở hải ngoại, trên xe, anh Quý sắp xếp chen lẫn lộn dĩa hát trong nước gồm các bài dân ca, tấu hài… mà cả người già và trẻ đều ưa thích, bán rất chạy.

Đám trẻ thích hát nhạc mới nhiều nhưng nhạc hải ngoại cũng khá rành với các bài phổ biến suốt ngày nghe ra rả trong xóm. Đó là nhờ các người đi bán dạo mà nhạc xưa trước 75 được phổ biến rộng rãi như vậy. Cũng như có một số thơ văn trước 75 đang được nhiều người tìm đọc để tìm hiểu vậy.

Dù sao cũng hữu ích phần nào! Trong khi đó, các ca sĩ cũ rất được ăn khách nhờ đã được giới thiệu với người dân trong nước qua băng đĩa lậu. Một số trở về VN ca hát kiếm được khá thù lao mặc dù họ đã già có khi ngoài 70 mà vẫn còn ca hát sôi nổi. Hơi giọng dù hơi yếu nhưng bà con vẫn hoan nghênh, thông cảm cho những giọng ca quen thuộc qua đĩa giờ mới gặp trên sân khấu.

Giọng ca xưa, bài hát cũ đã chinh phục được khán giả mới. Trong đó có một số ca sĩ cũ trong nước từ lâu im lặng giờ như được kích thích và được mời ca hát chung. Xem dường như họ có phần bỡ ngỡ trước sân khấu mới nhưng vẫn cố tìm một đường sống vậy.

Tôi vẫn loay hoay lục lọi gần mấy trăm dĩa trong cái xe ba bánh đẩy của anh Quý. Anh ta vẫn kiên nhẫn chờ và nói chuyện cho vui. Tôi lựa đâu năm, bảy dĩa của Hoàng Thi Thơ, Y Vân và Trúc Phương tính khoảng bảy chục ngàn. Vài người cũng ghé lại mua lẻ tẻ một, hai dĩa. Anh ta bán ít ra cũng được trăm ngàn. Với số tiền bán như thế, ít ra anh đã có lời phân nửa rồi vậy.

Trong khi anh Quý đứng bán nhạc, một chiếc xe cũng loại ba bánh nhỏ chở trái cây, chắc là ế lắm ráng bán nốt vì trên xe chỉ còn lăn lóc ít trái dưa hấu, chẳng biết có phải dưa Quảng Ngãi dội chợ từ mấy tuần qua hay không.

Cô bán hàng vui tính dừng lại tỏ vẻ thích thú nghe bản nhạc tình phát ra từ xe bán nhạc và hỏi nửa đùa nửa thật:

- Dĩa nhạc đổi dưa hấu không ông bạn?

Quý cười không trả lời. Cô gái lại cất tiếng rao bán dưa hấu, một giọng trong trẻo lảnh lót chẳng thua gì ca sĩ hát, một lát rồi rồ máy cho xe chạy luôn về góc phố.
Duy Thức/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.070 giây.