Một người đang được làm sạch ráy tai ở Tokyo, Nhật, nơi mà người ta dùng que có gắn camera để nhìn vào bên trong lỗ tai. (Koichi Kamoshida/Getty Images)
Có, chỉ khi nào ráy dồn đọng nhiều trong tai. Ráy tai bảo vệ ống tai và màng nhĩ mỏng như tờ giấy khỏi bị bụi bẩn và vi trùng.
Nhưng nếu tích tụ nhiều thì nó có thể gây ra chứng mất thính lực tạm thời. Trong số những dấu hiệu báo cho biết, có một cục
cứng, giống như sáp, trong tai của con bạn, và nó than bị nhức tai.
Nếu con của bạn gặp khó khăn trong việc nghe, có thể nó có chất lỏng hoặc bị nhiễm trùng phía sau màng nhĩ, hơn là có một
cục dồn lại giống như sáp. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa của bạn.
Tôi có thể làm gì khi ráy tai tích tụ?Tốt nhất là hãy để cho bác sĩ nhi khoa của bạn giải quyết vấn đề, nếu con bạn nhỏ hơn 12 tuổi. Nếu bạn đang lo cho một đứa
con tuổi thiếu niên, bạn có thể cố gắng làm mềm cục sáp ấy, bằng vài giọt dầu khoáng, dầu ô liu, hoặc thuốc lỏng thương mại
rửa ráy tai, hai lần một ngày trong vài ngày. Những thứ thuốc nhỏ tai, như carbamide peroxide (Debrox) làm xốp ráy cứng chảy
ra khỏi tai; Triethanolamine polypeptide (Cerumenex) làm mềm nó đi. Sử dụng các loại thuốc nhỏ tai theo định kỳ cứ 3-4 tuần
một lần. Để cho con mình nằm kê đầu trên một miếng đệm nóng cũng có thể giúp làm mềm chất sáp lì lợm ấy đi.
Đừng bao giờ sử dụng một ống tiêm tai để rửa tai của đứa trẻ và làm bật cục ráy: điều này có thể làm hỏng màng nhĩ.
Một số lưu ý: Đừng cố gắng để làm mềm ráy trong tai của con bạn, nếu nó bị đau tai, có triệu chứng cảm lạnh, hoặc những
ống làm thông thoáng tai, hoặc nếu thậm chí màng nhĩ của nó bị thủng. Thay vì vậy, hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa của bạn.
Bạn cũng nên liên lạc với bác sĩ nếu tình trạng điếc vẫn tiếp tục, hoặc nếu bạn không thành công trong việc loại bỏ sáp ráy
đóng cứng.
Chảy mủ lỗ tai của con tôi có liên quan đến ráy tai?Có thể có. Nếu chất lỏng có màu vàng nâu, cảm thấy hơi dính, chảy ra mà không gây đau đớn, thì nó có lẽ là ráy tai chảy ra
phía tai ngoài. Ngược lại, chất mủ màu trắng đục có thể có nghĩa là một trường hợp tai bị nhiễm trùng. Chất lỏng này có thể
thoát ra qua một lỗ nhỏ ở màng nhĩ, hoặc từ những ống thông khí của tai, trong một đứa trẻ có bệnh sử viêm tai mãn tính. Máu
hoặc chất thải có mùi hôi có thể báo hiệu một ca nhiễm trùng, gây ra bởi một dị vật (chẳng như một hạt cườm hoặc hạt đậu) bị
mắc kẹt vào trong tai của một đứa trẻ. Hãy báo cáo bất kỳ vụ chảy máu bên trong tai với bác sĩ của bạn.
Làm thế nào tôi có thể ngăn chặn các vấn đề ráy tai?Đối bới những người mới bắt đầu, đừng bao giờ dùng một cây tăm đầu vấn bông gòn để làm sạch hau tai của con bạn, hoặc
để lấy ráy ra. Điều này chỉ làm cho ráy tai đóng sâu vào trong ống tai, ở đó khó khăn và nguy hiểm để loại bỏ; một cây tăm
bông gòn cũng có thể đâm thủng màng nhĩ. Hãy nhớ rằng mọi người đều có ráy tai. Đó không phải là một dấu hiệu của sự
thiếu vệ sinh. Để làm sạch tai của con bạn, chỉ cần lau bên ngoài của mỗi tai bằng một chiếc khăn ấm. Và hãy dạy cho con của
bạn chớ bao giờ đặt bất cứ cái gì nhỏ kích thước khuỷu tay của nó vào trong tai nó.
Theo báo Viễn Đông