logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/04/2015 lúc 10:50:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Thời kỳ xây dựng nền văn học chữ quốc ngữ ở nước ta, có thể kể từ cuối thế kỷ 19 cho tới đầu thế kỷ 20, lớp văn gia tiền

phong có khá nhiều học giả nổi tiếng về kiến thức và đóng góp cho văn học như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Phạm

Quỳnh, Trần Trọng Kim và Phan Khôi… Họ không phải là những ông nghè, ông cử của nền cổ học. Họ cũng chẳng phải tốt

nghiệp từ những trường đào tạo chính quy của Pháp, nhưng họ được coi là các đại trí thức kiêm thông hai nền văn hóa Âu Á.

Trương Vĩnh Ký ‎ (1837-1898) נ‎ợc đương thời liệt vào danh sách 18 nhà bác học trên thế giới, thông thạo tới 27 ngôn ngữ

khác nhau và để lại cho đời hàng trăm tác phẩm đủ loại.

Phạm Quỳnh (1892-1945) có một nền học vấn uyên bác, kiêm thông Đông Tây, điều khiển một tạp chí quan trọng nhất là tờ

Nam phong (1917-1934) trong thời kỳ xây dựng văn học đầu thế kỷ 20 và để lại hàng chục ngàn trang khảo cứu về nhiều mặt,

từ khoa học, văn học, triết học tới kinh tế.

Thế hệ kế tiếp cũng có khá nhiều học giả tự học và thành danh như Đào Đuy Anh, Trương Tửu và Hoa Bằng.
Học giả họ Đào (1904-1988) ngoài những công trình về lịch sử, văn hóa, còn để lại cho đời hai bộ từ điển đồ sộ và chính xác

(Hán Việt-1932 và Pháp Việt-1936) mà gần một thế kỷ sau cũng chưa có công trình nào về loại này vượt trội.

Nhờ đâu, các cây bút tiền phong trên lại đạt được nhiều thành tựu tinh thần như thế? Tất cả nhờ hiếu học và tự học!
“Hiếu tri và tự giáo” hình như là bản chất của người Việt và ở thế hệ nào cũng tìm ra nhân vật tiêu biểu.
Thực vậy, gần chúng ta hơn nữa, sau hiệp định Genève 1954, ở miền Nam nước Việt không ai không nghe danh học giả

Nguyễn Hiến Lê. Ông tuy theo học trường công chánh nhưng sau này chuyển sang lãnh vực văn học và nổi danh nhờ tự học.

Kiến thức của ông mở rộng mọi mặt qua hàng trăm đứa con tinh thần bao gồm đủ loại, từ giáo dục, dịch thuật tới biên khảo,

lưu lại cho hậu thế trong vòng trên hai mươi năm từ 1954 tới khi tác giả qua đời vào 1984. Trong số này nhiều tác phầm đã

vượt thời gian trở thành sách kinh điển cho người nghiên cứu văn học, ngữ học và lịch sử Việt Nam.

Cho đến nay, nói tới Văn học Trung hoa, khó tìm ra bộ nào đầy đủ và khách quan hơn bộ Đại cương văn học sử Trung quốc

của Nguyễn Hiến Lê (xuất bản 1955) và tiếp đó là bộ Văn học sử Trung quốc hiện đại. Ngoài ra, còn các bộ Lịch sử Trung

quốc và các tác phẩm dịch và khảo luận về Mạnh tử, Luận ngữ, Lão tử, Trang tử, Tuân tử, Mặc tử, Sử ký… và Dịch kinh… chất

thành một chồng cao cho người muốn nghiên cứu văn hóa cũ.
Một trí thức Tây học, tự học chữ Hán mà viết nổi những công trình mà lịch triều ảnh hưởng Nho giáo không có ông nghè, ông

bảng nào làm được là chuyện phi thường. So với đương thời, từ 1945 tới 1975, về lãnh vực này, Nguyễn Hiến Lê đã bỏ xa

các trí thức tiền bối và đàn anh thông hiểu cổ học như Trần Thanh Mại, Nguyễn Đổng Chi, Trương Chính và Đặng Thai Mai…

Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đình, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1912, tại Hà Nội (giấy khai sinh ghi ngày 8-4-1912), quê làng Phương

Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây.

Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, nề nếp Nho phong, thanh bần không màng danh lợi mà chỉ lấy việc học xây dựng

sự nghiệp cho bản thân và cho xã hội làm mục đích.

Thuở nhỏ, Nguyễn Hiến Lê học ở Trường tiểu học Yên Phụ, Trường Bưởi, Trường Cao Đẳng Công chánh (Hà Nội). Năm

1934 tốt nghiệp được bổ làm việc tại các tỉnh miền Nam, kể từ đó ông làm việc và định cư luôn ở trong Nam cho đến ngày

qua đời.
Theo Hồi Ký‎ cho biết, năm 1935, ông bắt đầu viết du ký, tiểu luận, dịch thuật các tác phẩm văn chương, đến năm 1945 ông có

đến hàng chục tác phẩm, nhưng một số đã thất lạc trong loạn ly. Vì ông từng là nhân viên Sở Công Chánh thuộc ngành Thủy

Lợi miền Nam nên thông thuộc miền Hậu Giang, Tiền Giang và biết tường tận về đất đai và con người ở các địa phương thuộc

khu vực này và từng ghi lại những kinh nghiệm và kỷ niệm về miền Nam đất Việt trong tác phẩm Bảy ngày trong Đồng tháp

mười và thiên Hồi Ký.Cũng theo Hồi Ký cho biết, có thời gian Nguyễn Hiến Lê dạy học ở Long Xuyên chuyên về toán; và từ

1952 thôi dạy, lên Sài Gòn sinh sống bằng ngòi bút và chuyên tâm vào công tác văn hóa.

Trong một số tác phẩm của mình, Nguyễn Hiến Lê ký bút hiệu Lộc đình và giải thích ông sống gần ngõ Phất Lộc ở Hà nội:

“gần ngõ Phất Lộc có một cái đình không biết thờ vị thần nào mà kiến trúc rất đơn sơ. Hai cánh cửa gỗ luôn đóng kín, trên mái

cổng tam quan có đắp một bầu rượu khá lớn nằm giữa hai con rồng uốn khúc châu đầu vào. Thuở bé, tôi được theo bà ngoại

vào đình mấy lần, tôi thấy bên trong là một khoảng sân rộng vắng ngắt. Tuy vậy, mà quang cảnh lạnh lẽo trầm mặc thâm u của

ngôi đình bỗng nhiên len sâu trong tâm tư tôi những khi ngồi học trong lớp, hoặc những khi tôi đến chơi nơi nào đông vui là tôi

lại chạnh nghĩ đến ngôi đình, nhớ đến bà ngoại tôi. Nhất là sau ngày cha tôi và bà ngoại tôi vĩnh viễn ra đi trong cái ngõ hẹp tối

tăm ấy…” và “Bút danh Lộc Đình tôi dùng ký dưới một bài văn ngắn từ hồi trẻ… Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình ấy.”

Tự học để mở rộng tri thức, Nguyễn Hiến Lê hơn đời ở chỗ đam mê viết và cống hiến tâm huyết cho đời.
Trong “Lời mở đầu” của tác phẩm “Đời viết văn của tôi” ông tâm sự:
“Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HỌC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời, tôi VIẾT ĐỂ HỌC và

HỌC ĐỂ VIẾT.”

Ông đã tự học như thế nào? Tuy không xuất thân từ giới khoa cử cũ, Nguyễn Hiến Lê vốn thích văn học cổ điển nên tự học

chữ Hán. Ông đã kể lại hành trình cam go của ông trong việc tự mầy mò đi vào con đường mà xưa kia Nho gia phải để “thập

niên đăng hỏa” mới thành. Cũng theo Hồi Ký, sau khi tốt nghiệp công chánh. Nguyễn Hiến Lê trong khi ngồi đợi bổ nhiệm đã

học chữ Hán:
“Để cho qua ngày, tôi tự học lại chữ Hán. Mỗi ngày, buổi chiều tôi lại thư viện Trung Ương đường Trường Thi, mượn bộ Hán

Việt từ điển của Đào Duy Anh mới xuất bản hai năm trước (1932) rồi bắt đầu từ chữ A, tìm những từ và từ ngữ nào tôi đoán là

thường dùng mà chưa biết thì tôi chép lại trong một tập vở, mỗi ngày độ chép ba bốn chục từ; tôi lại mượn cuốn Grammaire

chinoise của Cordier cũng chép lại những điều quan trọng.
Tôi ở thư viện từ 3 đến 5-6 giờ chiều. Tối hôm đó và sáng hôm sau, tôi học hết những trang đã ghi đó; rồi chiều lại ra thư viện

chép bài học sau. Mỗi tuần nghỉ một ngày để ôn lại những bài trong tuần, và đi vô làng Thịnh Hào hoặc làng Hạ Đình thăm các

anh em cháu cô cháu cậu của tôi…

“Đọc cổ văn Trung Quốc tôi dùng bộ Cổ văn quan chỉ. Nhờ có lời chú thích và bản dịch ra bạch thoại nên tôi mò lần cũng ra.

Và tôi cũng dịch độ một trăm bài ra tiếng Việt, không phải để tập dịch mà để học, cho nên bản dịch đó sau này bỏ, không

dùng. Công việc thật mệt, mỗi ngày tôi dịch được một bài thôi. Nhờ dịch mà tôi thấy được cái hay của cổ văn: bài nào bố cục

cũng kỹ, mở thường đột ngột mà kết thường gọn, mạnh; nhiều khi khoáng đạt, có chút triết lý mà lời thì gọn, hàm súc, du

dương. Sau này mỗi khi muốn có cái cảm giác nhẹ nhàng của người mới tắm dưới suối lên rồi đứng hóng gió trên ngọn đồi thì

cứ phải lật bộ cổ văn ra, chứ không tìm được trong một tác phẩm hiện đại nào cả. Cho tới bây giờ, tôi vẫn cho những bài Tiền

Xích Bích phú, Hậu Xích Bích phú, Hỉ vũ đình ký của Tô Đông Pha, Túy ông đình ký của Âu Dương Tu, Lan Đình tập tự của

Vương Hi Chi, Nhạc Dương lâu ký của Phạm Trọng Yêm… là những viên ngọc nhỏ trong văn học Trung Hoa.”

Từ bao giờ ông bỏ khoa học sang văn chương và vào nghề viết?
Đọc Hồi Ký ta sẽ rõ: “Đó là việc về sau, chứ trước năm 1945, tôi không có chương trình và chưa có chủ đích viết sách, chưa

có hướng đi. Như trên tôi đã viết, tôi đọc sách chỉ để tiêu khiển và nhân đó mà học thêm. Môn tôi muốn học thêm là môn chữ

Hán, đạo Khổng và văn thơ Trung Hoa. Năm 1938-1939, tôi đã lem nhem đọc được vài cuốn cổ văn dễ dễ và vài cuốn Bạch

thoại, mười phần hiểu được sáu bảy. Học một ngoại ngữ, khi còn “ba chớp ba nhoáng” như người miền Nam nói, thì đọc sách

ai cũng mắc cái lỗi tưởng mình hiểu rồi mà thực ra là chưa hiểu. Muốn kiểm soát sự hiểu biết của mình, muốn hiểu cho rõ thì

phải dịch ra tiếng Việt. Khi dịch, bắt buộc ta phải tra tự điển; câu nào dịch rồi mà nghĩa không xuôi, có điểm nào vô lý hoặc

mâu thuẫn với một số câu ở trên thì bắt buộc ta phải soát lại xem mình dịch sai ở chỗ nào, phải tra tự điển lại, suy nghĩ, lý luận,

tìm xem dịch sai ở đâu. Dù cẩn thận tới mấy cũng có chỗ sai sót, và mình không ngờ. Cái khổ tâm của người tự học là ở đó.

“Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Tôi không có thầy và không ở gần bác tôi mà hỏi thường được – lại không có

sách hướng dẫn, toàn là tự mò lấy, cho nên mệt sức lắm mà sở học có nhiều khuyết điểm.
“Để học Bạch thoại, tôi tập dịch Nam du tạp ức và bài Tam bất hủ trong tập Văn tuyển, cả hai đều của Hồ Thích. Văn Hồ Thích

giản dị, minh bạch, nên tôi dịch không sai lắm.”
Nhìn chung phương pháp mở rộng kiến thức của Nguyễn Hiến Lê là dịch thuật như ông nhấn mạnh: Muốn hiểu rõ một ngoại

ngữ thì phải dịch.

Cũng xét toàn văn nghiệp của học giả, có thể thấy rõ bản chất ông là thầy giáo và chịu ảnh hưởng quan niệm “học nhi bất yếm”

“giáo nhi bất quyện” (Học mãi không chán, dạy người không mệt mỏi), do đó ông không ngừng học hỏi và khi viết ông nhắm

vào ai, dạy điều gì chứ không thích thứ văn học phù phiếm.
Nhờ thế, độc giả của ông mới được đọc trên một chục bản dịch từ các danh tác ngoại quốc như của L.Tolstoy, S. Maugham,

Ivo Andrich và Hansuyn…

Theo truyền thống kẻ sĩ muốn đóng góp cho đời tinh hoa cuộc sống đẹp hay “phù thế giáo một vài câu thanh nghị” như

Nguyễn Công Trứ từng nói, nên Nguyễn Hiến Lê viết và dịch sách về giáo dục, loại sách học làm người và gương danh nhân.

Cũng với thiên chức giảng dạy, nên học giả mang những kiến thức phổ thông về lịch sử thế giới, về Israel, Bán đảo Ả rập, Bí

mất dầu lửa… để cung cấp cho giới trẻ và độc giả bình thường..
Nguyễn Hiến Lê trở thành học giả và là người cha tinh thần của biết bao tác phẩm giá trị nhờ ảnh hưởng của quan niệm “nhập

thế cục bất khả vô văn tự” (vào đời không thể không có văn tự), nên hiếu học, hiếu đọc và ái thư như hai câu đối ông từng viết

vào khoảng 1947:

Trị ái thư, loạn ái thư, thư trung hữu hữu
Bần dĩ đạo, phú dĩ đạo, đạo ngoại không không.

(Trị yêu sách, loạn yêu sách, trong sách chi chi cũng có;
Nghèo giữ đạo, giàu giữ đạo, ngoài đạo thảy thảy đều không.)

Gương hiếu học và tự học, cũng như gương nhập thế của học giả quả là tấm gương sáng cho hậu thế.

Hoàng Yên Lưu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.153 giây.