Con người ta thường có những cách diễn giải khác nhau về những âm thanh mà tai mình nghe được.
"Bạn có nhớ là mình được yêu cầu hãy lịch sự và không cắt ngang lời tôi không ?", Sophie Meekings nói với các khán giả
trong một quán bar ở phía bắc London.
"Các bạn cứ cắt ngang lời tôi nếu muốn, vì tôi không thể nghe được các bạn".
Meekings chỉ nói đùa một phần. Bà bị khiếm thính nặng và hầu như không thể nghe thấy những cuộc nói chuyện xung quanh
mình.
Chủ đề cuộc nói chuyện của bà là về những điều kỳ lạ mà tai của chúng ta chuyển tải đến não bộ.
Để giải thích về chủ đề này, bà đã cho phát ra những âm thanh siêu nhiên, gây ảo giác cho thính giác và khiến những người
trong căn phòng có những cách diễn giải khác nhau.
Đây là những âm thanh kỳ lạ nhất mà tôi từng được nghe và chúng thách thức những điều mà chúng ta nghĩ về thế giới quanh
mình.
Não bộ 'tự suy luận'Để thỏa mãn sự tò mò của mình, tôi đã gặp Meekings tại phòng thí nghiệm của bà ở University College London hai tuần sau
đó, và bà đã giải thích thêm cho tôi về cuộc nói chuyện trước đó, cũng như sự nghiệp của mình.
Bất chấp sự khích lệ từ các giáo viên khác, vốn cho rằng bà lao vào lĩnh vực nghiên cứu này vì căn bệnh của mình, Meekings
ban đầu đã tỏ ra do dự khi theo đuổi khoa học thần kinh thính giác.
Ngày nay, các công trình nghiên cứu của bà chủ yếu xoay quanh cách chúng ta xử lý âm thanh mỗi ngày.
Khi chúng ta đang ở giữa một cuộc đối thoại, não của chúng ta sẽ liên tục giám sát âm thanh xung quanh, nhằm giúp ta phát
ngôn vào thời điểm yên lặng nhất.
Nỗ lực lý giải cách não bộ xử lý những âm thanh phức tạp cũng là điều khiến Meekings bàn về ảo giác thính giác tại Science
Showoff, nơi các nhà khoa học diễn hài kịch.
"Người ta thường không biết rằng âm thanh mà tôi nghe thấy sẽ không giống như âm thanh mà bạn nghe thấy," bà nói.
Ví dụ đầu tiên của Meekings, 'nghịch lý tam âm', trông thì có vẻ đơn giản, nhưng nó diễn tả giả thiết này một cách tuyệt vời.
Bạn sẽ được nghe 2 cặp âm. Thế nhưng trong mỗi cặp, bạn phải đoán liệu âm thứ hai cao hơn hay thấp hơn âm thứ nhất?
Meekings đã yêu cầu chúng tôi giơ tay lên nếu nghe thấy âm thứ hai cao hơn.
Kết quả: Chỉ một nửa căn phòng giơ tay lên. Các nhạc công thì quả quyết là họ nghe thấy đúng hướng di chuyển của nốt nhạc.
"Điều này thật đáng lo ngại, vì tất cả chúng ta đều muốn cảm giác rằng những người khác trải nghiệm thế giới cũng giống như
mình", bà Meekings nói.
Trên thực tế, không có câu trả lời nào đúng. Mỗi nốt nhạc là sự tổng hợp của nhiều nốt khác do máy tính soạn thảo, cách nhau
bởi một quãng tám. Vì vậy không thể nào nói nốt tiếp theo cao hơn hay thấp hơn nốt đầu tiên.
Tuy nhiên, não bộ của chúng ta lại không thích những gì không rõ ràng, và vì vậy, nó đã tự suy luận ra một câu trả lời chắc
chắn.
Một thử nghiệm khác, cũng sử dụng các âm thanh máy tính, tạo thành một chuỗi các âm thanh lặp lại.
Thế nhưng nhiều người lại nói họ đã nghe thấy các âm ngày càng cao dần.
Cảm nhận thế giớiNhững lỗi này cho thấy khả năng nhào nặng và điều chỉnh các giác quan của não bộ, giúp chúng ta xử lý thông tin về thế giới
xung quanh.
Điều này lý giải vì sao chúng ta có thể nghe tiếng gọi 'dừng lại', bất chấp tiếng ồn của xe cộ xung quanh.
Meekings so sánh điều này với một tô mỳ Ý. Bằng một cách nào đó, não bộ của chúng ta có thể phân biệt được từng tiếng
động riêng lẻ.
"Nói một cách khác, bạn như là một điều tra viên về âm thanh ... Bạn được tiếp xúc những thông tin lẫn lộn, như tô mỳ Ý, mỗi
ngày, và bạn có thể phân biệt chúng tốt đến nỗi bản thân bạn cũng không để ý", bà nói.
Nếu không có hệ thống xử lý này, bản thân Meekings cũng không thể sử dụng cử động môi để kết hợp với máy trợ thính của
mình nhằm hiểu thông điệp từ người khác.
"Nghiên cứu của tôi đã khiến tôi tôn trọng đôi tai của mình hơn."
"Bất chấp những thông tin ít ỏi mà tai tôi nhận được, não bộ của tôi vẫn có thể xử lý để mang lại ý nghĩa cho chúng".
Theo BBC