logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/05/2015 lúc 07:51:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,125

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Vua Henry VIII của Anh khét tiếng với sáu bà vợ, trong đó hai bà bị ông xử tử để cưới vợ khác nhằm mong có hoàng nam nối dõi. Ông không phải là người duy nhất muốn chọn giới tính cho con.
Thời Hy Lạp cổ đại, khi quan hệ tình dục, đàn ông nằm nghiêng bên phải để dễ có con trai. Ở Pháp, tới tận thế kỷ 18 người ta vẫn tin rằng nếu thắt tinh hoàn bên trái sẽ có kết quả tương tự.
Ngày nay, các thứ cẩm nang kiểu như “Chọn giới tính cho con” khuyên nếu muốn sinh con trai thì “yêu nhau” vào ngày rụng trứng hoặc trước đó một hôm, vì tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y sinh bé trai di chuyển nhanh hơn tinh trùng mang nhiễm sắc thể X sinh bé gái, nhưng lại yểu mệnh hơn.
Không có bằng chứng nào cho thấy các mẹo này đem lại hiệu quả; chưa kể có những mẹo ngày nay ai cũng thấy là ngớ ngẩn. Tuy nhiên, không mấy ai nghi ngờ gì về chuyện nhiều loài động vật lại có thể điều chỉnh tỷ lệ giới tính sinh ra một cách vô thức.
Chúng làm thế nào? Liệu chúng ta có bắt chước được không?
UserPostedImage

"Sự cân bằng tự nhiên"
Hồi thập niên 1930, nhà sinh vật học Ronald Fisher đã tìm cách giải thích một số hiện tượng mà Charles Darwin chưa có lời đáp: tại sao động vật có thể sinh nở khá cân bằng giữa các con đực và cái, con trống và con mái.
Fisher lập luận rằng tỷ lệ giới tính được điều chỉnh tự nhiên. Nếu vì lý do gì đó mà trong một quần thể, con đực được sinh ra nhiều hơn thì mỗi con đực sẽ không có được trọn vẹn một con cái. Do đó, các con bố mẹ sẽ sinh nhiều con cái hơn nhằm tăng cơ hội có “thế hệ nối dõi” tiếp theo.
Tương tự, khi có quá nhiều con cái thì mỗi con đực sẽ phải ‘chăm sóc’ hơn một con cái, cho nên sau đó, chúng lại có xu hướng đẻ nhiều con đực hơn. Bởi vậy, tỷ lệ giới tính sẽ luôn luôn dao động về mức một – một.
Thật là một lý thuyết hoàn hảo!
Nhưng vấn đề là các nhà sinh vật học đã chứng minh rằng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Ở một số loài động vật, tỷ lệ lại nghiêng mạnh về một giới tính. Chẳng hạn như loài tò vò chuyên đẻ trứng trong quả vả thì đa phần đẻ ra con cái.
Có khi nào 'sinh con một bề' lại tốt hơn?
Loài tò vò này và cây vả làm lợi cho nhau. Tò vò giúp thụ phấn hoa, còn quả vả lại bảo vệ, nuôi dưỡng những con tò vò non.
UserPostedImage
Tò vò vả sinh ra đa phần là con cái
Khoảng một tháng trước khi quả vả chín, những con tò vò cái ngửi mùi bay tới, đục lỗ chui vào. Những cái lỗ bé tí này sẽ nhanh chóng kín lại, nhốt chúng bên trong.
Trong đó, tò vò giúp thụ phấn cho hoa, vốn phát triển đồng thời với hạt trong quả, rồi đẻ trứng và chết đi. Khi trứng nở, những con đực không có cánh sẽ giao phối với các con cái, rồi bọn tò vò cái rời tổ.
Tò vò đẻ trứng trong quả vả sinh sản rất ít tò vò đực, có khi chỉ 5%. Thật là khó hiểu, nhưng thế giới tự nhiên có những lý do của nó.
Vì tất cả hoạt động tìm bạn tình chỉ diễn ra trong một quả vả, nên tò vò đực phải tranh giành với các con đực khác để kiếm ‘vợ’, đa phần là chị em ruột của nó.
“Nếu có ít tò vò đực được sinh ra thì độ cạnh tranh sẽ giảm bớt, và mỗi cậu chàng sẽ trở nên ‘có giá’ hơn,” Stuart West từ Đại học Oxford, Anh quốc nói.
Đây chính xác là điều mà nhà sinh vật học William Hamilton đã dự đoán hồi cuối thập niên 1960. Hơn nữa, khi sự cạnh tranh giữa các con tò vò đực trở nên khốc liệt hơn thì các con tò vò bố mẹ sẽ có xu hướng đẻ ít con đực hơn.
UserPostedImage
Tò vò vả
Tò vò lục bảo (Nasonia vitripennis) là một trường hợp cực đoan. Chúng đẻ trứng vào bên trong nhộng ruồi và có quá trình sinh sản rất giống với tò vò vả.
Năm 2008, nhóm của West nghiên cứu bọn nhộng bị tò vò lục bảo đẻ trứng vào. “Tò vò cái quyết định thay đổi tỷ lệ đẻ con cái hay đực dựa trên số trứng mà các tò vò cái khác đã đẻ vào cùng trong một con nhộng,” ông nói.
Nếu tìm thấy một con nhộng chưa bị con tò vò nào khác đẻ trứng vào, nó sẽ đẻ ra các con cái. Nhưng nếu đã có trứng của các con khác, xu hướng này sẽ giảm đi. Con đực mà nó đẻ ra sẽ giao phối với con cái đã được các con tò vò khác đẻ vào trước đó, do vậy, các ‘quý tử’ của chúng ít phải cạnh tranh hơn.
Tác động ngoại cảnh
Ở nhiều loài động vật, những con cùng huyết thống không tranh giành bạn tình của nhau mà thường chỉ giành thức ăn.
Năm 1978, Anne Clarke từ Đại học Binghamton, New York đã nghiên cứu tập quán sinh sản của vượn cáo đuôi dày, một loài linh trưởng từ vùng hạ Sahara của châu Phi.
UserPostedImage Vượn cáo đuôi dày thường đẻ nhiều con đực hơn con cái
Khi vượn cáo trưởng thành, chúng sẽ rời mẹ. Tuy nhiên, những con cái thường không đi xa như những con đực, nên cuối cùng hóa ra lại giành thức ăn với mẹ. Do vậy, theo Clarke, những con mẹ thích đẻ con đực hơn.
Năm 2008, Joan Silk, hiện làm việc tại Đại học bang Arizona ở Tempe, đã khảo sát tỷ lệ giới tính của 102 loài linh trưởng và thấy rằng linh trưởng mẹ sẽ đẻ con đực hay cái tuỳ theo sau này bọn con có sinh sống trên cùng lãnh thổ với mẹ hay không.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đúng vậy. Những con linh trưởng trưởng thành dựa vào các con con để giúp nuôi nấng những lứa con sau. Điều này trái ngược hoàn toàn với các mô thức đã biết.
Năm 2008, Silk và J Weldon McNutt từ Cơ quan Bảo vệ Động vật Săn mồi Botswana nghiên cứu tỷ lệ giới tính ở chó hoang châu Phi và thấy rằng trong một lứa, chó đực thường nhiều hơn chó cái. Họ cho rằng nguyên nhân là bởi cách bọn chó con sẽ tìm nơi sinh sống sau này.
Chó đực vẫn ở trong đàn ngay cả khi đã trưởng thành. Chúng kiếm mồi cho chó mẹ và cho những lứa chó đàn em, trong khi chó cái thì rời đàn từ sớm.
Silk giải thích: “Chó đực thường hữu dụng hơn, do vậy tỉ lệ được sinh ra có xu hướng cao hơn chó cái.”
UserPostedImage
Chó hoang châu Phi được cho là "chuộng" đẻ con đực hơn
Chưa hết, các bà mẹ lại còn phải xem xét còn bao nhiêu thức ăn để quyết định đẻ con trai hay con gái!
Ví dụ nổi bật nhất là loài chim chích Seychelles sinh sống trên một vài hòn đảo tí xíu ở Ấn Độ Dương.
Chim bố mẹ sống cùng nhau và mỗi năm đẻ một con. "Bé giai" lớn lên thì tung cánh bay đi còn "bé gái" loanh quanh ở gần để đỡ đần mẹ.
Theo Jan Komdeur từ Đại học Groningen của Hà Lan, các con mái dựa vào đặc điểm nơi chúng sinh sống để chọn đẻ con trống hay con mái.
Năm 1996, ông phát hiện ra rằng 90% các đôi chim đẻ “con gái” ở những khu vực sinh sống có thức ăn dồi dào và ngược lại ở những nơi đói kém.
Ông làm thí nghiệm chuyển các đôi chim từ nơi có ít thức ăn đến nơi có nhiều thức ăn và nhận thấy các đôi chim bố mẹ đã chuyển từ đẻ 90% chim trống thành 85% chim mái.
“Thí nghiệm này đã chỉ ra rằng chim chích Seychelles đã chọn giới tính các con của mình dựa trên điều kiện sống, cụ thể là điều kiện về thức ăn,” Komdeur nói.
Chọn lọc tự nhiên để sinh tồn
Một số loài động vật khác còn “cao thủ” hơn: sinh đẻ dựa trên các điều kiện riêng của chúng.
Tim Clutton–Brock từ Đại học Oxford, Anh quốc đã nghiên cứu loài hươu châu Âu trên đảo Rhum của Scotland trong nhiều năm.
UserPostedImage
Trên đảo Rhum, hươu mẹ đẹp thường sinh nhiều con là hươu đực
Năm 1984, ông phát hiện ra rằng hươu cái cao to đẹp đẽ trong đàn sẽ đẻ nhiều con đực trong khi đó, hươu cái xấu sẽ đẻ nhiều con cái.
Trước đó chừng chục năm, nhà sinh vật học Robert Trivers và nhà toán học Dan Willard đã đưa ra giả thiết rằng những con cái có ngoại hình hấp dẫn sẽ đẻ ra nhiều con đực.
Vì con đực sẽ phải cạnh tranh để có bạn tình, chỉ những con khoẻ mạnh mới có thể đẻ ra nhiều con. Kết quả là, hươu mẹ to khoẻ, dễ dàng giành mọi thứ cho các con của chúng, sẽ đẻ nhiều hươu đực.
Hươu mẹ xấu xí thì đẻ ra hươu cái nhiều hơn, vì các con của chúng dẫu có xấu xí thì rồi vẫn sinh con đẻ cái được. Khi hươu mẹ không có khả năng tranh giành, tốt nhất là chọn giới tính cho đàn con của mình một cách đỡ rủi ro nhất.
Điều này dường như cũng xảy ra ở một số loài chim.
UserPostedImage
Chim chích Seychelles chọn giới tính cho con dựa trên điều kiện thức ăn nơi chim bố mẹ sinh sống
Năm 1999, Ben Sheldon từ Đại học Oxford và các cộng sự chứng minh rằng chim sẻ ngô mái màu xanh giao phối với con trống có lông đầu sáng sẽ đẻ ra nhiều con trống hơn so với những sẻ mái 'lấy phải chồng đần'.
Khi Sheldon bít kín màu tía phản chiếu từ chàng sẻ trống đẹp mã kia thì sẻ mẹ lại đẻ ra nhiều con mái hơn.
Tất cả điều này cho thấy động vật có thể kiểm soát tỷ lệ giới tính của thế hệ sau, ngay cả khi các yếu tố ảnh hưởng khá là tinh tế.
'Nhạc trưởng là các bà mẹ?'
Nhưng sao chúng có thể làm điều đó?
Đối với kiến, tò vò, ong thì mọi sự rất rõ ràng.
DNA của chúng có trong các nhiễm sắc thể, một trong những yếu tố kiểm soát giới tính. Giới tính của một cá thể được quy định bởi lượng nhiễm sắc thể này.
Trứng không được thụ tinh, tức chỉ có một loại nhiễm sắc thể, sẽ tạo ra con đực. Trứng được thụ tinh, tức có hai loại nhiễm sắc thể, sẽ tạo ra con cái.
Vì vậy, bằng cách kiểm soát sự thụ tinh, con mẹ có thể quyết định con của nó là đực hay cái.
UserPostedImage
Nhiễm sắc thể X (màu xanh) thường lớn hơn nhiễm sắc thể Y (màu lam)
Tuy nhiên, với động vật có vú và chim thì cơ chế bí hiểm hơn.
Các loài này được xác định giới tính từ sự kết hợp các nhiễm sắc thể.
Ở động vật có vú, con cái có một cặp nhiễm sắc thể X, còn con đực có một "X" và một "Y". Con đực sản sinh ra tinh trùng mang nhiễm sắc thể X bằng với tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y.
Theo cơ chế này, sẽ khó nói là tinh trùng mang bộ nhiễm sắc thể nào sẽ thụ tinh cho trứng, nên tỉ lệ giữa đực và cái sẽ là 1-1.
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy các con mẹ có thể làm lệch tỉ lệ này bằng cách nào đó.
Có khả năng là hormon trong các con cái giữ vai trò quan trọng trong việc xác định giới tính.
Năm 2006, Marion Petrie từ Đại học Newcastle thấy rằng tỷ lệ giới tính của chim cút Nhật Bản thay đổi theo nồng độ của hormone corticosterone, một loại hormon do thận tiết ra, theo đó mức corticosterone cao dẫn đến sinh ra tỷ lệ con mái cao.
UserPostedImage
Chim cút Nhật Bản
Lượng đường trong máu cũng có thể có ảnh hưởng. Một thí nghiệm năm 2008 cho thấy chuột cái được điều chỉnh để có mức glucose thấp sẽ đẻ nhiều con cái hơn so với các chuột cái có mức glucose bình thường.
Còn một cách nữa, là các con cái có thể tự huỷ các phôi thai mang giới tính nào đó bằng cách ngưng cung cấp dinh dưỡng cho các trứng nó muốn bỏ.
Rất có thể còn có nhiều khả năng khác nữa, và không phải loài vật nào cũng dùng chung một cách như các loài khác.
Sự chọn lựa của con người
Nhưng rốt cuộc thì có cách nào có tác dụng cho con người không? Liệu chúng ta có thể thành công trong khi vua Henry VIII thất bại?
Năm 2009, Thomas Pollet từ Đại học VU ở Amsterdam và các đồng nghiệp đã điều tra tỷ lệ giới tính trẻ con trong gia đình của 95.000 phụ nữ Rwanda, mà nhiều người trong số họ sinh hoạt đa thê.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra các bà vợ thấp kém hơn, ít được chồng ưu ái hơn thì sinh nhiều con gái hơn so với các bà vợ ‘chiếu trên’ hoặc các bà một vợ một chồng.
UserPostedImage
Vua Henry VIII có sáu bà vợ nhưng chỉ chính thức sinh được một hoàng tử
Năm 2012, Shige Song từ Đại học New York nhận thấy trong hai năm sau nạn đói khủng khiếp 1959-1961 vốn khiến 30 triệu người Trung Quốc thiệt mạng, phụ nữ nước này đã sinh ra bé gái nhiều hơn hẳn bé trai.
Điều này cho thấy khi thực phẩm khan hiếm, con người sẽ sinh con gái nhiều hơn, bởi phụ nữ sẽ có khả năng sinh đẻ ngay khi đến tuổi trưởng thành bất kể có yếu đuối tới đâu về thể lực, tương tự như các loài động vật có vú khác.
Theo một nghiên cứu năm 2009, tỷ phú thường sinh con trai nhiều hơn con gái, và những người con trai này cũng sẽ đẻ ra nhiều cháu trai hơn cháu gái.
Nếu các nghiên cứu này đáng tin cậy thì con người có khả năng tự điều chỉnh tỷ lệ giới tính của con, giống như các động vật khác.
Thế nhưng mọi sự không diễn ra như những gì nhiều người trong chúng ta mong muốn: có vẻ như các bà mẹ đóng vai trò quan trọng hơn, dù là vô thức, chứ không phải là các ông bố.
Mong muốn cá nhân cũng chả ích gì. Bạn rất có thể mong có con trai hoặc con gái vì những lý do riêng, nhưng thật sự chìa khoá nằm ở bộ gene của mỗi người.
Ý chí của bạn có thể rất mạnh mẽ, nhưng gene của bạn còn mạnh hơn nhiều.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.127 giây.