logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/05/2015 lúc 08:11:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một trường nuôi giữ trẻ ở Saigon. phunu online

Hồi đầu tháng 4, câu chuyện về những em bé nhiễm HIV bị bảo mẫu hành hạ đã khiến nhiều bậc cha mẹ, giới giáo dục và dư luận ở Việt Nam phẫn nộ. Câu chuyện này một lần nữa khiến người ta phải nhìn lại công việc của những cô nuôi dạy trẻ ở Việt Nam. Hải Ninh tìm hiểu thế giới của các cô giáo mầm non trong bài viết trong tạp chí phụ nữ tuần này.

Thanh, 22 tuổi, bước chân vào nghề cô nuôi dạy trẻ từ 6 năm trước đây sau khi tốt nghiệp Trung cấp Mầm non tại Đại học sư phạm Hà Nội. Cô giáo Thanh cho biết cô bước chân vào nghề “bảo mẫu” này hoàn toàn là do yêu thích trẻ con. Thanh nói, bí quyết chăm trẻ con là hiểu được trẻ con thích gì.

Mình hoà đồng với trẻ, chơi với trẻ, hiểu biết tâm lý của trẻ, tính cách của trẻ thì rất dễ chăm trẻ. Ví dụ như là biết sở thích của trẻ là gì thì mình sẽ dễ chăm hơn. Mình cũng phải cho các cháu và nề nếp, đứa nào không nghe, ương bướng thì mình sẽ rắn một chút, mình biết trẻ thích cái gì thì mình nịnh bằng cái ý thích của bạn ấy thì rất là dễ, chứ nghiêm quá cũng không được, chiều quá cũng không được.
UserPostedImage
Những hình ảnh về bạo hành trẻ em khiến dư luận phẫn nộ

Vào tháng 6 năm 2012, Thanh cùng một người bạn góp tiền mua lại một ngôi trường mầm non ở quận Ba Đình, Hà Nội. Hiện trường Mặt Trời Vàng của Thanh có 7 cô bảo mẫu, chăm sóc cho hơn 50 cháu từ 1 tới 5 tuổi.

Nhìn những đứa trẻ yêu lắm. Trẻ đi học thì cũng nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trẻ thì bố mẹ gia đình có điều kiện thì họ lại nâng đỡ con mình theo cách chiều chuộng. Trẻ thích cái gì cũng được. Nhưng nhiều gia đình từ quê lên thuê nhà, mẹ lại bệnh, đi làm những công việc như là đi lau nhà thuê, đi nhặt đồ đồng nát thì nhìn con không được sạch sẽ, ăn mặc quần áo cũng không được như nhiều nhà đình khác, thì mình cũng thương lắm, cũng tạo điều kiện cho các con. Ở trường em thì những gia đình nào mà hoàn cảnh khó khăn, với lại công việc của bố mẹ không được ổn định thì bọn em cũng giảm bớt tiền học phí. Tiền ăn ví dụ các bạn thu 20.000 một ngày thì của con chỉ thu 15.000 một ngày thôi.
UserPostedImage
Các em ở một nhà giữ trẻ ở Hà nội

Chị Phương Mai có con đang học tại trường Mặt Trời Vàng. Con trai của chị Mai năm nay đã ba tuổi và chị cho biết rất hài lòng với các cô giáo hở đây. Chị Phương Mai kể:

Cả hai vợ chồng mình đều làm nghề phục vụ nhà hàng nên vợ chồng mình giờ giấc về không được cố định, có khi phải đi làm sớm hoặc về tối muộn. Mình cũng được các cô giúp đỡ thêm là nhận cho gửi con sớm trước các bạn hoặc đón về muộn hơn.

Cô giáo như mẹ hiền?

Cô giáo Thanh cho biết, khi đối xử với các em nhỏ, các cô giáo mầm non phải hết sức khéo léo, vừa nghiêm khắc vừa mềm mỏng. Đôi khi, các biện pháp trừng phạt là không thể tránh khỏi:

Trẻ con mà, mình không thể dùng biện pháp mạnh được mà mình phải nặng nhẹ đều đều. Ví dụ như xử phạt các cháu phạm lỗi thì mình phạt nhẹ vào mông một cái. Ví dụ như con vẽ mực lên tường thì mình bắt khoanh tay vào xin lỗi, rồi bắt xoè tay ra. Mình lấy tay mình phát vào lòng bàn tay của con một cái hoặc hai cái, xong rồi con về thôi, chứ còn không thể xử phạt nặng đâu chị ạ.

Tuy nhiên, không phải cô bảo mẫu nào cũng được như Thanh. Trên báo chí từ nhiều năm trở lại đây, không thiếu các bài báo viết về tệ nạn bảo mẫu đánh trẻ.

Gần đây nhất là trường hợp các bảo mẫu tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân ở Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Các bảo mẫu tại khoa Măng non bị ghi hình đã đánh đập trẻ nhiễm HIV trong giờ ăn. Có ba cô bảo mẫu thậm chí còn tát liên tục, lấy dép đánh, hăm doạ hoặc nhéo các bé. Trong bản tường trình, các bảo mẫu thừa nhận rằng do các bé quá nghịch ngợm, không chịu ăn, họ vì nổi nóng nên đã đánh để ép các cháu ăn cơm. Các bé được nuôi dưỡng tại trường này phần lớn là trẻ mồ côi, chậm phát triển hoặc nhiễm HIV.


Trước đó vào năm 2013, một bảo mẫu ở quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng khiến dư luận giận dữ. Cô bảo mẫu này cho biết quá giận dữ vì cậu bé 18 tháng tuổi không chịu ăn và khóc lóc mãi không yên, cô này đã đạp cậu bé vào ngực và bụng, khiến cậu bé tử vong.

Chị Thanh cho biết nguyên nhân là do các cô bảo mẫu thiếu chuyên môn và không thực thâm thương yêu trẻ.

Những sự việc xảy ra như thế thì em thấy đa số các bảo mẫu không có chuyên ngành là nhiều. Các bảo mẫu mà được đào tạo trong trường lớp ra thì người ta đã lựa chọn đi học là để làm cái ngành ấy, cái ngành trồng người, để chăm cho các con khôn lớn, thì người ta nhiệt huyết với công việc, tình cảm với trẻ con lắm. Nói chung là người nóng tính làm cái công việc này, em thấy ít. trong ngành giáo dục của em thì em thấy các chị hiền lắm, điềm đạm lắm.

Ông Trần Ban Hùng, giám đốc chương trình nghiên cứu về trẻ em của Tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em Thuỵ Điển, trụ sở ở Hà Nội, thì cho biết theo nghiên cứu thì hình thức trừng phạt trên thân thể trẻ em ở Việt Nam của gia đình và nhà trường vẫn còn xảy ra rất nhiều. Số liệu cho biết có hơn 60% trẻ em cho biết bị trừng phạt thân thể ở gia đình và nhà trường. Ông cũng nói cha mẹ và các thầy cô giáo không coi việc trừng phạt thân thể trẻ em là vi phạm luật, mà nghĩ rằng đây là một cách nuôi dưỡng con cái.
Có người dùng roi đánh con, có người dùng tay, đôi khi người ta còn dùng dây nịt để đánh cả trẻ con nữa…Trong cơn tức giận, người ta còn dùng nhiều thứ khác mà có thể cầm được trong tay để mà đánh trẻ con. Một số trường hợp đã được đăng trên báo chí Việt Nam, có một số hiện tượng thầy cô giáo phạt học sinh bằng nhiều hình thức, ví dụ bắt học sinh đứng úp mặt rất lâu và sỉ nhục đưá trẻ.

Những tin tức về chuyện bảo mẫu đánh trẻ cũng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tuy vậy, chị Mai cho biết con trai chị may mắn, chưa bao giờ bị một cô bảo mẫu nào bạo hành.

Đúng là đọc những tin ấy, dù mình khá yên tâm về những chỗ mình gửi con, nhưng mình vẫn cảm thấy lo lắng. Mình cũng để ý hơn, và cũng học hỏi một số kinh nghiệm theo dõi con. Ví dụ như là khi mình vè tắm rửa cho con, mình để ý xem là con mình có bầm dập gì không. Rồi là để ý tâm lý của con, nếu mà bé quá sợ đến trường hoặc là về đêm hoảng loạn, những cái đó là mình cũng phải lưu ý. Tuy nhiên. con mình không có những hiện tượng đó, mình nghĩ là con mình được gửi vào những chỗ khá tốt.

Cô giáo Thanh thì cho biết các bậc cha mẹ nhiều khi lo lắng quá, lại làm ảnh hưởng tới công việc và tinh thần của các cô giáo.

Căng thẳng với các cháu thì ít nhưng đa số là bố mẹ tạo áp lực cho các giáo viên. Nói chung, trẻ con ở lớp xảy ra xô xát là chuyện bình thường, các cô có thể giải quyết được. Ví dụ như chẳng may ở lớp chạy nô đùa với bạn, cháu bị trượt chân, ngá, dập, bị cháy máu đưa đi bệnh viện để khâu cái vết ngã đấy lại. Có phụ huynh thì thông cảm cho các cô bởi vì trong trường cũng có lúc các cô chơi đùa, thì vấp ngã là chuyện bình thường, nhưng mà nhiều phụ huynh cũng làm to chuyện lên. Các phụ huynh cũng nên thông cảm vì các cô cũng không thể lường hết mọi chuyện.

Tuy nhiên, chị Thanh cho biết những căng thẳng đó không là gì đối với những thành quả mà chị đạt được nhờ nghề nuôi dạy trẻ. Chị nói cứ ở nhà là thấy mệt mỏi nhưng đi làm, gặp trẻ con là chị thấy vui vẻ, quên hết mọi cảm giác bực bội.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 03/05/2015 lúc 08:11:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.