Đĩa DVD của Trung tâm Thúy Nga ra tháng Tư năm 2015. Screen shot
Người Việt phải bỏ nước ra đi từ năm 1975. Khi đến ngự cư trên đất người, ngoài nhu cầu mưu sinh hằng ngày, họ vẫn luôn
hướng về cội nguồn với những sinh hoạt tinh thần, cụ thể nghe lại những âm điệu quê nhà.
Trong suốt 40 năm qua, một số trung tâm ca nhạc ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Rồi từ đó góp phần không nhỏ trong việc
gìn giữ và bảo tồn bản sắc dân tộc của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Tạp chí âm nhạc cuối tuần lần này xin gửi đến quí vị những chia sẻ của hai trung tâm ca nhạc Việt Nam ở hải ngoại ,Thuy Nga
PBN và Trung tâm Asia, cũng như cùng lắng nghe sự tiếp nhận của các khán thính giả của họ trong và ngoài nước.
Gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộcĐĩa DVD của Trung tâm ASIA ra tháng Tư năm 2015
Sau 30 tháng 4 năm 1975, ngay tại Việt Nam không những một nền văn học đồ sộ của miền Nam Việt Nam bị chối bỏ, mà hầu
như những bài nhạc trữ tình, tiền chiến bị gọi là ‘nhạc vàng’ và bị cấm lưu hành như ở miền Bắc trước đó.
Đối với những người Việt ở nước ngoài, họ không bị cảnh như đồng bào trong nước. Tuy nhiên, thời gian đầu tại xứ người họ
không có được nhiều những băng đĩa cũ để nghe sau những giờ lao động mệt nhọc. Một trung tâm ca nhạc nhìn thấy nhu cầu
đó của người Việt và tiên trong việc gìn giữ những bài nhạc xưa- Trung tâm Thuý Nga. Giám đốc Tô Ngọc Thủy của trung tâm
này hãnh diện cho biết trung tâm của bà là một tủ nhạc có đầy đủ các ca khúc nhạc vàng và cả những hình ảnh tư liệu về
những cố nhạc sĩ nổi tiếng như Hoàng Thi Thơ, Phạm Duy, Châu Kỳ, Nguyễn Hiền…
Bà cho biết:
“Trung tâm Thuý Nga là một trong những trung tâm thu âm rất nhiều những bài hát từ nhạc lính đến nhạc tiền chiến, nhạc vàng,
nhạc thính phòng với tiếng hát của thế hệ ca sĩ lúc đầu như Ái Vân, Hương Lan, Lệ Thu, Elvis Phương qua đến thế hệ Như
Quỳnh, Minh Tuyết và gần đây là Mai Tiến Dũng, Tóc Tiên..”
Đối với bà, bà xem đó chính là một thành tích trong 30 năm qua mà trung tâm Thuý Nga đã làm cho tất cả mọi người và được
khán thính giả yêu mến.
Cho dù mỗi một chương trình của Thuý Nga Paris By night được xây dựng trên một chủ đề khác nhau. Nhưng trong suốt 114
sản phẩm (tính đến tháng 3 năm nay), tinh thần quê hương đất nước, dân tộc luôn được thể hiện rất rõ nét. Từ đó, khán giả
Việt Nam ở hải ngoại và trong nước có được những kiến thức về phong tục tập quán của một nước Việt nghìn năm lịch sử.
Điều này được bà Tô Ngọc Thuỷ xác nhận là hướng đi chính của trung tâm Thuý Nga và thể hiện rất rõ qua kịch bản mỗi
chương trình của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Một khán giả ở Texas cho biết qua facebook rằng:
“Tôi trông chờ chương trình Thuý Nga mới và luôn cho con mình xem những lời giải thích, giới thiệu của nhà văn Nguyễn
Ngọc để hiểu rõ hơn, nhiều hơn những câu ca dao, tục ngữ, cũng như những truyền thống của người Việt Nam. Mình đã
không có cơ hội biết, nên mình muốn con mình đừng như vậy.”
Bà Tô Ngọc Thuỷ cho biết, nếu để chọn 1 bài hát đánh dấu 40 năm âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại, bà sẽ mượn lời bài “Lời
cảm ơn” của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên.
Giữ hồn tình ca nhạc línhNếu Trung tâm Thuý Nga đã mang đến cho người Việt trong và ngoài nước 114 sản phẩm nghệ thuật (và sẽ còn tiếp tục) thì
trung tâm Asia, một cái nôi của dòng nhạc lưu vong cũng đã mang đến cho đồng hương mình mấy trăm CDs, 76 DVDs , chưa
kể đến rất nhiều những băng cassette, video. Nhạc sĩ Trúc Hồ, giám đốc của trung tâm Asia cho biết:
“Trung tâm Asia có nhiều khán giả trong và ngoài nước. Qua những chương trình của Asia, khán giả trong và ngoài nước đã
biết được nhiều nhạc trước 1975, những tình khúc từ thời tiền chiến, đến tình khúc chinh chiến, và những tình khúc lãng mạn,
cho đến những năm mất nước 74, 75 là những tác phẩm của anh Ngô Thuỵ Miên. Đó là những gì mà Trung tâm Asia đã làm
được trong thời gian 40 năm qua.”
Những tình khúc mà trung tâm Asia mang đến cho khán giả được họ đón nhận và yêu mến với suy nghĩ:
“Sản phẩm của Asia rất ý nghĩa. Âm nhạc ru vào hồn người.”
Không những thế, Quang, một người từng đi lính cho quân đội Mỹ, hiện ở Florida cho biết:
“Nhạc của Asia là nhạc duy trì chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.”
Nếu trung tâm Thuý Nga tự hào về hướng duy trì nhạc vàng, nhạc tiền chiến trong mỗi chương trình, thì trung tâm Asia, bên
cạnh nhạc vàng, còn là nơi lưu giữ cho khán thính giả những bài nhạc lính oai hùng, nhưng không kém da diết. Do đó, những
người trong nước, đặc biệt là giới trẻ được biết đến dòng nhạc này nhiều hơn.
“Giới trẻ trong nước qua những CD, VCD, DVD, video của Asia….họ đã biết nhiều những tác phẩm trước 75 và nhất là biết
nhiều về VNCH và nhất là những tình khúc lính. Không hiểu sao mà trong nước từ Nam ra Bắc khán giả đều thích nhạc lính,
nhạc của anh Lam Phương, Trúc Phương, Lê Minh Bằng, Trần Thiện Thanh. Hầu như mọi người trong nước đều biết những
dòng nhạc này. Nhờ vậy mà người trong nước đã biết đến dòng nhạc trước 1975 gọi là nhạc vàng. Đó là điều quan trọng nhất
mà chúng ta đã làm được.” Nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết.
Bên cạnh việc bảo tồn nền văn hoá của người Việt Nam trước 1975, phát triển dòng nhạc lưu vong của những nhạc sĩ Anh
Bằng, Lam Phương, Nam Lộc, cố nhạc sĩ Việt Dũng … thì những năm gần đây, trung tâm Asia còn phát triển dòng nhạc đấu
tranh cho nhân quyền, dân tộc:
“Sau này chúng ta có tác phẩm của những người trong nước như Việt Khang, phong trào nhạc tranh đấu cho nhân quyền như
Triệu con tim, Đáp lới sông núi, Thiên thần trong bong tối, Trả lại cho dân…”
Sự đón nhận của khán thính giả trong và ngoài nướcKhông chỉ riêng với người Việt hải ngoại, hướng đi vì dân chủ, tự do nhân quyền của trung tâm Asia nhận được rất nhiều sự
đón nhận từ các bạn trẻ trong nước. Nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết
“Trong và ngoài nước hiện nay có nhiều sự hợp tác cho những ca khúc chung đó. Gần nhất là ca khúc Việt Nam ơi. Tác phẩm
‘Trả lại cho dân’ là sáng tác của một người tù trong nước gửi sang bên này.”
Hơi khác với trung tâm Aisa, vẫn giữ vững mục tiêu ngày từ ngày đầu thành lập, đó là tạo ra một sản phẩm thuần nghệ thuật,
Thuý Nga PBN được sự đón nhận của một số lượng không nhỏ khán giả trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến
của khán giả trong nước cho rằng:
“Cũng là một cách dàn dựng. sân khấu được cho là hoành tráng, công phu, nhưng mình thấy không có gì cả. Có thể gu thẩm
mỹ của mình khác, của người ta khác.”
“Khi mà tầng lớp thích những xem những băng video (Thuý nga) đó lớn tuổi, không hào hứng xem nữa, thì những tầng lớp trẻ
bây giờ không ai quan tâm. Không ai chờ đợi và mua về để xem.”
Họ không hào hứng đón xem hoàn toàn không phải vì họ không yêu thích dòng nhạc xưa. Mà vì:
“Cái gu của một người thì không thể dàn trải từ Linda Trang Đài đến chị Hương Lan, hay từ Khánh Ly đến ca sĩ trẻ trẻ nào đó,
hoặc từ Lệ Thu mà bay qua ca sĩ trẻ trẻ hát nhạc Huế được.”
Đó là quan điểm của một người yêu chuộng nhạc xưa. Chị cho biết trong đĩa nhạc của chị chỉ toàn những ca khúc tiền chiến
do những ca sĩ thế hệ trước 75 thể hiện.
“Đối với mình hiện giờ mình vẫn thích những người đã hát những bài hát đó. Nếu bây giờ giọng hát họ không còn hay thì mình
sẽ tìm những đĩa nhạc của họ khi còn trẻ để nghe.”
Tuy vậy, chị không thể nào ngồi xem hết trọn vẹn một chương trình của Thuý Nga bởi vì, với chị như thế là quá phí thời gian:
“Trong một chương trình có quá nhiều style, nhiều cung bậc đối chọi nhau. Nên tôi không xem.”
Cũng vị khán giả nữ ở Florida cho biết về các sản phẩm của Thúy Nga PBN:
“Theo tôi đó là những sản phẩm mang tính thương mại nhiều hơn.”
Để nói về điều này, bà Tô Ngọc Thuỷ cho biết trung tâm Thuý Nga luôn muốn hướng đến nhiều khán giả trẻ trong nước để giới
thiệu với họ nhạc Việt Nam.
“Qua những chương trình PBN thì nếu có những loại nhạc đáp ứng được nhu cầu của giới trẻ thì họ mới thích, như thế họ mới
tìm đến nhạc Việt Nam. Từ đó, họ yêu thích những bài nhạc trẻ, rồi họ tìm đến những bài nhạc vàng, nhạc quê hương.”
Và chính vì thế, bà và trung tâm Thuý Nga mong muốn:
“Thuý nga muốn chương trình Thuý Nga là một chương trình tổng hợp, có những bài hát cho người lớn tuổi, người trẻ tuổi,và
cả giới trung niên. Cho nên ngoài những ca khúc nhạc vàng, mình cần phải có những bài hát mới, do những nhạc sĩ trong
nước gửi đến cho trung tâm.”
Cho dù là cung bậc nào, gu thẩm mỹ nào, con đường đi nào thì không thể phủ nhận âm nhạc Việt Nam đã có sức ảnh hưởng
không nhỏ đối với đời sống tinh thần của người Việt hải ngoại lẫn trong nước. Mỗi một giai đoạn, dòng nhạc lúc đó đều có
những gắn kết cụ thể và có ý nghĩa riêng.
Theo RFA
Sửa bởi người viết 03/05/2015 lúc 08:20:16(UTC)
| Lý do: Chưa rõ