logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 09/05/2015 lúc 09:01:09(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage

THƯ NGỎ:Về việc trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý

Nhân dịp ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nhà nươc cộng sản Việt Nam viếng thăm nước Cộng hào Séc, ngày 7/5 mới đây nhóm Văn Lang, một tổ chức của nhiều người Việt yêu nước đang định cư tại Séc cùng các tổ chức và cá nhân khác tại Séc đã gửi thư ngỏ đên Chủ tịch Trương Tấn Sang, yêu cầu trả tự do cho Linh mục Nguyến Văn Lý, một tù nhân lương tâm đang bị giam cầm nhiều năm trong ngục tù cộng sản. Toàn văn bức thư như sau :

Praha, ngày 7/5/2015

Kính gửi: Ngài Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam

Ngày 06/01/2012, các tổ chức và cá nhân tham gia lễ kỷ niệm 35 năm Hiến chương 77 đã gửi Ngài bức thư đề nghị trả tự do ngay cho linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía Ngài và Cha Lý hiện vẫn đang bị giam giữ. Chúng tôi xin trích dẫn phần cuối của bức thư trên như sau:

“Vaclav Havel đã sớm ra đi một phần cũng vì tình trạng sức khỏe mà nguyên do của nó nằm trong những năm tháng ông bị giam cầm. Cách đây không lâu, linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý đã bị buộc phải quay lại nhà tù ngồi nốt những năm tù còn lại theo bản án từ năm 2007. Ngài hẳn biết, thưa Ngài Chủ tịch, rằng tình trạng sức khỏe của Cha Lý vô cùng nghiêm trọng, và mỗi ngày tù đều có thể có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của ông. Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó đồng bào của Ngài sẽ không phải tiếc nuối vì dân tộc Việt nam đã sớm mất đi một con người như Cha Lý.
Chúng tôi xin được yêu cầu Ngài thu xếp sớm việc thả Cha Lý“.

Chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây, hoàn toàn nhất trí với bức thư kể trên và tiếp tục kêu gọi Ngài thúc đẩy việc sớm trả tự do cho Cha Lý.

Chúng tôi tin rằng, thông qua việc thả Cha Lý, Nhà nước Việt nam mà Ngài là đại diện cao nhất, sẽ tỏ rõ được thiện chí thực sự của mình trong việc tuân thủ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt nam đã tham gia với tư cách là một thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc.

Thông qua việc thúc đẩy trả tự do cho Cha Lý, Ngài sẽ là niềm hy vọng cho hơn hai trăm tù nhân lương tâm khác, trong đó có Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Hồ Thị Bích Khương và Bùi Thị Minh Hằng, và cho hai tù nhân Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng bị khép án tử hình với nhiều dấu hiệu oan sai nghiêm trọng và không còn bất cứ cơ hội kháng án nào.

Với những việc làm đó, lịch sử Việt Nam sẽ ghi danh Ngài như một vị Chủ tịch của nghĩa cử cao thượng, người đã bước được một bước đi dài hướng tới lý tưởng "sự thật và tình yêu sẽ chiến thắng", như cố Tổng thống Cộng hòa Séc Vaclav Havel đã từng nói.

Chúc Ngài có một chuyến thăm và làm việc hiệu quả tại đất nước của Vaclav Havel.

Nhóm Văn Lang, Praha
Email: vanlang@vanlang.eu

Đã ký:

Mai Nguyenová Občanské sdružení Van Lang
Nguyễn Quốc Vũ Občanské sdružení Van Lang
Nguyễn Cường Občanské sdružení Van Lang
Phạm Toàn Thắng Občanské sdružení Van Lang
Nguyễn Hồng Quảng Občanské sdružení Van Lang
Hoàng Hùng Občanské sdružení Van Lang
Đoàn Phú Hòa Občanské sdružení Van Lang
Nguyễn Đình Văn Občanské sdružení Van Lang
Chu Đình Lân Občanské sdružení Van Lang
Václav Trojan Balbínova 3 120 00 Praha
Jáchym Topol Programový ředitel Knihovny Václava Havla
Anna Hradilková Junacká 17, Praha 6
Jiří Boreš Signatář Charty 77 - Brachvogelster. 4 10961 Berlin
Pavel Šremer Signatář Charty 77
Dipl.-Ing. František Rudl Signatář Charty 77 - Hernalser Hauptstrasse 48/1, Wien
Václav Vlk Vršní 42, Praha 8
Petruška Šustrová
JUDr. Pavel Rychetský Předseda Ústavního soudu, Praha 4, Na jahodách 15
Albert Antonín Černý Bývalý politický vězeň, účastník 3. čs. Odboje - Otrokovice
Jiří Gruntorád Knihovna Libri prohibiti - knihovník a signatář Charty 77
Člověk v tísni - Šimon Pánek Šafaříkova 635/24, 120 00 - Praha 2, Česká republika
Jan Šabata
Václav Malý Biskup
Tomáš Vrba vrbanyu@email.cz
Blanka Troníčková Sněmovní 5, Praha 1
Heřman Chromý Šamotka 1988, 269 01 Rakovník
Helena Klímová
Alexandr Vondra
Jarmila Stibicová Rokycanova 2583 Pardubice
Jiří Wolf Jílovská 423/39 Oraha 4- Lhotka
Sona Keprtová
Mgr.Michal Kutek Partyzánská 2058, 511 01 Turnov
Pavel Myslín Praha
John Bok Signatář Charty 77, předseda Spolku Šalamoun, spolku na podporu nezávislé justice v ČR
Martin Tomešek Sokolská 517, 468 22 Železný Brod
RNDR. Ludmila Infeldová Sokolská 517, 468 22 Železný Brod
Anna Ekslerova Netín 120, 59443 p. Radostín nad Oslavou
Vladimír Eksler Netín 120, 59443 p. Radostín nad Oslavou
Vladimir Bosak MA
Ivan Binar ivan@binar.cz
Mirek jirounek jirounek@essentials.cz
RNDr. Veronika Opletalová, Ph.D. E. Beneše 1553, 500 12 Hradec Králové
Klára Holíková Sdružení pro integraci a migraci, Baranova 33, 130 00 Praha
RNDr ThLic Jan Rajlich OP, Mariánské náměstí 61, 688 01 Uherský Brod
Mons. Prof. PhDr. Tomáš Halík Th.D. dr.h.c., Prezident České křesťanské akademie
Pavel Záleský Divadelní 3242/6, 760 01 Zlín
Otakar Mika bývalý starosta města Chebu a bývalý místostarosta města Kraslice
Martin Šimsa signatář Charty 77, VŠ učitel filosofie, Litoměřice
Jiří Sachr S. K. Neumanna 1641, 738 01 Frýdek-Místek, Česká republika
Pavel Hlaváč, Evangelický farář a signatář Charty 77, Hrudičkova 2100/13, Praha 4
Marie Rút Křížková marierut@seznam.cz
Jan Ruml Signatář Charty 77
Vladimír Muzička Výtvarník, Osek okr. Teplice
Martin Palouš martin.palous@gmail.com
Petr Pithart petrpithart@seznam.cz
Jiří Pavlíček jiripavlicek45@seznam.cz
Ivo MLUDEK Tulipánová 12, Opava, 746 01
Jiří Müller Stará Osada 25, 615 00 Brno
Lenka Marečková 273 28 Zákolany 12
Mgr.Renata Smutná Ul.Veselská 30, 69662 Strážnice
Viktor Parkan viktor.parkan@gmail.com
Jaroslav Veis Spisovatel, Destinové 4, Praha 5
Elena Strupková Miličín 175, 257 86
Václav Žák Signatář Charty 77
Kamila Bendova Praha
prof. Jan Sokol Jan.Sokol@fhs.cuni.cz
Michaela Valentová Praha 3, Sudoměřská 8
POST BELLUM Sněmovní 7, Praha 1, ČR, nezisková organizace
Mikuláš Kroupa novinář Na Hřebenkách 82/2909, Praha 5
Přemysl Hnilička Knihovník, Vídeňská 56 Brno 63900
Štěpánka Havlínová Dobrovského 28, 170 00 Praha 7
Martina Brzobohatá Praha 3, Kolínská 3
Mgr. Lucie Kolářová Dr.theol., Borová 45, 381 01
Adam Komers Redaktor, Lensedly 10, 251 65 Ondrejov
Alan Leier lajdalama@tiscali.cz
Dr. Ing. Ladislav Heryán Th.D., katolický kněz, Salmovská 8, Praha
Theo Dân Quyền
phai  
#2 Đã gửi : 12/05/2015 lúc 06:11:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thơ gởi chủ tịch nước trả tự do cho LM Nguyễn Văn Lý

UserPostedImage
Tấm ảnh lịch sử một linh mục Việt Nam bị bịt miệng ngay trước toà án đã được lan truyền đi rất xa. Hôm ấy là ngày 30/3/2007

và vị linh mục bị bịt miệng tên là Nguyễn Văn Lý
UserPostedImage
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Cộng hoà Séc (Photo: Truong Son/TN)


Nhân dịp chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Cộng hoà Séc, nhóm Văn Lang, một tổ chức gồm những người Việt yêu

nước ở đó gửi đi một thỉnh nguyện thư với hằng trăm chữ ký thu thập được yêu cầu trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý.

Hoàn toàn không được phúc đáp
Trong buổi họp báo của chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở Cộng hoà Séc vào 12 giờ trưa ngày 11 tháng 5, thỉnh nguyện thư

kêu gọi trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý hoàn toàn không được nhắc đến, cho dù đã được gửi đến Đại sứ quán Việt

Nam và cả văn phòng chủ tịch nước ở Hà Nội trước đó.

Bà Thanh Mai, đại diện cho nhóm Văn Lang đưa ra nhận định về phản ứng của Đại sứ quán Việt Nam ở Cộng hoà Séc khi

nhận được thư ngỏ của nhóm Văn Lang:

“Có lẽ họ chẳng hài lòng chút nào khi nhận được lá thư về một sự thật không có gì đẹp đẽ của Việt Nam trong chuyến đi thăm

chính thức của chủ tịch nước. Còn phản ứng cụ thể của họ thì chúng tôi không được biết. Nhưng họ không trả lời thư. Thậm

chí lá thư này được gửi cả vào email của văn phòng chủ tịch ở Hà Nội thì email bị gửi quay trở lại. Chúng tôi không biết có ai

đã từng gửi thư cho chủ tịch nước hay không?”


Ngoài Đại sứ quán Việt Nam ở Cộng hoà Séc và văn phòng chủ tịch nước ở Hà Nội, bà Thanh Mai cho biết thỉnh nguyện thư

còn được gửi đến các cơ quan báo chí của Việt Nam, Tiệp và những cá nhân, hội đoàn khác:

“Thư được chúng tôi gửi đến tất cả những địa chỉ mà bọn mình thu thập được. Người nhận thư là Đại sứ quán Việt Nam và

văn phòng chủ tịch nước. Bản copy thì gửi cho các tổ chức nhân quyền và Học viện công giáo của Tiệp, là những tổ chức lớn

mà người ta hỗ trợ mình rất nhiều.”
Và khi lá thư được gửi đến cuộc họp báo giữa Cộng hoà Séc và ông Trương Tấn Sang thì đã có được 239 chữ ký và vẫn còn

rất nhiều người ghi danh ký tên sau đó.

Theo bà Mai, nhóm Văn Lang đã chuẩn bị lá thư này và gửi đi lần thứ nhất vào ngày 7 tháng 5, trước khi ông Trương Tấn Sang

bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức Cộng hoà Séc. Và lần thứ hai là sau khi đã thu thập được chữ ký.

“Khi bắt đầu mở sự kiện thư ngỏ, chúng tôi đã gửi thư một lần. Sau khi có những chữ ký, chúng tôi lại gửi một lần nữa. Lúc

trước chỉ báo cho họ biết là chúng tôi có lá thư này, và sẽ thu thập chữ ký.”

‘Lẽ ra phải huy động được nhiều chữ ký hơn’

Vì đây là hoạt động đầu tiên khá lớn của nhóm Văn Lang, một tổ chức chỉ khoảng 20 thành viên, cho nên bà Thanh Mai nói

rằng không tránh khỏi những thiếu sót. Cũng như rất đáng tiếc khi đã không kịp thông báo cho các linh mục và các nhóm công

giáo ở Việt Nam. Cho nên, các chữ ký thu thập được trong thư ngỏ gửi ông Trương Tấn Sang phần nhiều là của những cá

nhân, hội đoàn bên Tiệp. Những ngày gần đây mới có người Việt Nam trong và ngoài nước tham gia ký tên.

“Ở trong một dịp như thế này thì lẽ ra phải huy động được chữ ký nhiều hơn, phải thông báo rộng rãi hơn cho người Việt biết,

không chỉ người Việt ở Việt Nam, ở Tiệp mà còn những người Việt ở khắp nơi trên thế giới.”


Cha Phan Văn Lợi, người thuộc nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Điền cùng với linh mục Nguyễn Văn Lý sau khi biết được hoạt

động này đã nói:

“Tôi được biết mới đây thôi nhưng không thấy thông báo gì. Chỉ biết là nhóm Văn Lang gửi thư cho ông TRương Tấn Sang để

yêu cầu trả tự do cho cha Lý là bạn của tôi. Điều này tôi rất ủng hộ và tán thành. Tôi rất cám ơn nhóm Văn Lang có một sáng

kiến để đòi tự do cho người bạn của chúng tôi.”


Linh mục - tù nhân lương tâm


Linh mục Nguyễn Văn Lý, người được nhiều người trên thế giới biết đến qua bức hình bị bịt miệng trong phiên tòa xủ ông ở

Thừa Thiên- Huế. Tấm ảnh được sử dụng để nói lên tình trạng tự do ngôn luận tại Việt Nam.
Ông bị kết án lần gần nhất là vào năm 2007 với tội danh “tuyên truyền chống nhá nước CHXHCNVN” theo điều 88 Bộ luật Hình

sự. Bản án ông phải chịu là 8 năm cộng 5 năm quản chế. Do bị tai biến trong tù, ông từng được cho về để chữa bệnh một thời

gian, nhưng sau đó bị buộc về lại nhà tù để thụ án.

Linh mục Nguyễn Văn Lý còn là một trong những người sáng lập Khối 8406, tức Nhóm ra Bản Tuyên ngôn Tự do dân chủ

2006 đòi hỏi các quyền tự do căn bản của người dân.

Cho dù vẫn đang bị giam ở trại giam ở Nam Hà, nhưng theo lời linh mục Phan Văn Lợi thì tinh thần của người bị cầm tù

Nguyễn Văn Lý vẫn rất bình thản.

“Cha Lý xem đó là nơi để lan truyền tư tưởng dân chủ tự do, không những cho tù nhân mà còn cho các cán bộ. Về phương

diện thể xác thì vẫn mạnh khoẻ. Không bị tra tấn, hành hạ hoặc những biện pháp gọi là khắc nghiệt nên tình trạng sức khoẻ

vẫn tốt.


Thỉnh nguyện thư kêu gọi trả tự do cho cha Nguyễn Văn Lý vẫn còn tiếp tục đón nhận chữ ký từ người dân trong và ngoài

nước. Để kết thúc bài phóng sự, xin mượn lời nhóm Văn Lang để nói lên một công cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ nhân

quyền cho người Việt Nam:


“Đây không phải là chuyện đòi tự do cho một người công giáo hay là không công giáo, mà là đòi tự do cho một con người, mà

con người này thì người ta không làm gì sai hết ngoài việc đòi quyền con người của mình.”
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.190 giây.