logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/03/2013 lúc 12:22:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một góc Borobudur


Báo Thái Lan cho hay hình ảnh bức tượng Phật ôm trong lòng một phụ nữ khỏa thân, chụp được ở Việt Nam, đã gây tức giận trên các mạng xã hội.

Báo Bangkok Post nói bức hình thoạt tiên được đăng tải trên Facebook và nhanh chóng được các công dân mạng Thai Lan chia sẻ và thảo luận.

Hình ảnh này được cho là chụp ở Việt Nam, nhưng không rõ địa điểm nào.

Bức tượng có vẻ bắt chước tượng Phổ Hiền Bồ tát, được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Đại thừa.

Trong hệ phái Tây Tạng thuộc Phật giáo Đại thừa, các Hóa thần, trong đó có Phổ Hiền, thường được tạc tượng ở tư thế Yab-Yum mô phỏng hành vi phối ngẫu.

Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa, trong đó có hàm ý "không sợ nhơ uế".

Một netizen người Thái lên tiếng trên diễn đàn mạng, nói người nặn bức tượng này là quỷ dữ và muốn thóa mạ Phật giáo.

Người khác thì kêu gọi trên Facebook rằng chính phủ Thái cần truy tìm bức tượng này và hủy nó ngay lập tức vì nó là báng bổ Đức Phật mà các tín đồ Phật giáo hằng thờ phụng và kính trọng.
Nhưng các phản ứng từ Việt Nam trên Bấm Facebook của BBC Tiếng Việt có vẻ theo chiều ngược lại.

Người có tên Tan Nguyen viết: "Có gì đâu, mình đi Nepal toàn thấy hình phật nào cũng có một cô gái ôm như vậy, nhất là trong những hình tranh cổ của Nepal trong viện bảo tàng, hình như là thông điệp muốn nói cho dù có bị cạm bẫy bởi sắc đẹp đời thường thì Đức Phật cũng vẫn không bị cám dỗ mà..."

Một người khác, có tên Thân Thế Hùng, nhận xét: "Người sống trong phật pháp thì không thấy có gì là đúng là sai cả, mà chỉ thấy nhận thức của người khác đến mức nào.

"Hình vẽ phật ở Tây Tạng chỉ là biểu trưng kết hơp giữa "trí tụê và từ bi". Chứ không phải hiểu theo nghĩa dâm dục như một người thường nghi. Ở đây là tượng đúc nên nó bị nghĩ theo cách nghĩ thô thiển.

"Một người theo phật giáo đích thực sẽ không vì điều này mà phẫn nộ, tức giận. Nếu có phẫn nộ, tức giận thì cũng chỉ nằm ở tầng lớp sủng ái mà thôi."

'Tượng làm bằng tay'

Trên bức hình, Đức Phật ôm trong lòng người phụ nữ khỏa thân để tóc dài trong tư thế tương tự như quan hệ phối ngẫu từng được mô tả trong các ấn phẩm cổ của Ấn Độ, Bhutan, Nepal hay Tây Tạng.

Hiện chưa rõ ai tung hình ảnh này lên internet.

Đầu tuần trước, một khách sạn có tên là Moulin de Broaille ở vùng Bourgogne của Pháp đã khiến nhiều người Thái tức giận khi in hình Đức Phật trên nắp đậy toilet.

Đại sứ quán Pháp tại Bangkok đã phải gửi thư kiến nghị tới quản lý của khách sạn này.

Tượng tương tự như trong bức ảnh gây tranh luận cũng đang được rao bán trên mạng với giá 360 đô la một bức, nặng hai kg.

Tượng được quảng cáo là được làm bằng tay ở Patan, Nepal và bất cứ ai trên thế giới cũng có thể đặt mua.
Source: BBC

Sửa bởi người viết 05/03/2013 lúc 01:41:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 07/03/2013 lúc 12:38:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giáo hội Phật giáo 'điều tra tượng Phật'
Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói sẽ “rà soát tất cả các cơ sở thờ tự” để phát hiện có hay không bức tượng Phật ôm trong lòng một phụ nữ khỏa thân.

Tin này được Hòa thượng Thích Gia Quang, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông, nói trên trang web chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Theo ngài, nếu phát hiện, Giáo hội sẽ “đề nghị loại bỏ khỏi nơi thờ tự”.

Tranh cãi bắt đầu từ khi báo Thái Lan Bangkok Post đưa tin nhiều Phật tử nước này tức giận vì bức hình có vẻ được chụp ở Việt Nam.

Hòa thượng Thích Gia Quang thừa nhận “chưa đủ cơ sở để khẳng định có đúng có nguồn gốc xuất phát từ Việt Nam hay không”.

“Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định trong truyền thống Phật giáo Việt Nam không có những bức tượng kiểu như thế.”

“Do đó, nếu có cá nhân nào thờ bức tượng hoặc các loại tranh tượng tương tự là mang tính cá nhân,” ngài nói.

Báo Bangkok Post nói bức hình thoạt tiên được đăng tải trên Facebook và nhanh chóng được các công dân mạng Thai Lan chia sẻ và thảo luận.

Bangkok Post nói điều báo gọi là này "được chụp ở Việt Nam nhưng không rõ địa điểm nào".

‘Không phù hợp’
Bức tượng có vẻ bắt chước tượng Phổ Hiền Bồ tát, được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Đại thừa.

Trong hệ phái Tây Tạng thuộc Phật giáo Đại thừa, các Hóa thần, trong đó có Phổ Hiền, thường được tạc tượng ở tư thế Yab-Yum mô phỏng hành vi phối ngẫu.
Hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa, trong đó có hàm ý "không sợ nhơ uế".

Khi được hỏi phải chăng bức tượng không xấu vì tồn tại trong Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng, Hòa thượng Thích Gia Quang nói điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, gồm cả truyền thống văn hóa.

“Xét trong truyền thống Phật giáo Việt Nam những bức tượng như vậy bị cộng đồng các trang mạng xã hội, các Phật tử phản đối mạnh mẽ, điều đó đã nói lên sự không phù hợp,” ngài nói.

Câu chuyện cũng đang được một số chuyên gia Phật giáo Việt Nam bàn luận, thậm chí đặt giả thiết đây có phải là tượng cổ ở Việt Nam.

Tiến sỹ Nguyễn Minh Ngọc, từ Viện Tôn giáo - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, được báo Thanh Niên dẫn lời nói sẽ phải viết lại lịch sử Phật giáo Việt Nam nếu đây đúng là tượng cổ.

Bà Ngọc giải thích hiện chưa xác định được thời điểm du nhập vào Việt Nam của pháp môn Mật Tông.

Theo bà, người ta chưa từng tìm thấy tượng Mật Tông tại Việt Nam.

Vì vậy, nếu đây là một bức tượng cổ, nó sẽ “viết thêm vào những trang sử Mật tông hiện còn đang trắng tư liệu,” theo Tiến sỹ Ngọc.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.