Dù cho thị trường tuyển dụng có như thế nào đi chăng nữa, để làm cho hồ sơ xin việc của bạn nổi bật luôn là một việc khó. Chúng ta có xu hướng dùng những từ ngữ đánh bóng bản thân khiến chúng ta có trông vẻ quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng.
Nhưng hãy cẩn thận. Những cách dùng từ như vậy có thể gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng. Chúng tôi đã tìm đến trang hỏi đáp Quora để tìm xem đâu là những từ vô nghĩa, vô dụng nhất trong hồ sơ xin việc. Và đây là những câu trả lời:
Nói thật lòng “Là một nhà tuyển dụng phải lọc hàng núi hồ sơ xin việc,” Angela Liu viết, “Tôi đã rút ra kết luận rằng nếu chúng tôi chơi trò uống bia mỗi lần chúng tôi đọc thấy từ gì đấy mà chúng tôi không thích – chẳng hạn như những từ chẳng có ý nghĩa gì nhiều, những từ cho có, những từ vô vị chán ngắt – thì tôi và các đồng nghiệp của tôi sẽ rất chóng say.”
Danh sách những từ ít có tác dụng nhất mà bà đưa ra là những từ có liên quan đến kỹ năng mềm chẳng hạn như ‘biết làm việc nhóm, làm được nhiều việc khác nhau, học hỏi nhanh, giao tiếp tốt...
“Mặc dù kỹ năng mềm không bao giờ quan trọng như hiện nay cho dù bạn làm công việc phát triển phần mềm hay một nhân viên phát triển kinh doanh, chúng tôi không cần những từ không nói cho chúng tôi biết bạn khác biệt như thế nào,” Liu viết. “Điều này không có nghĩa là tất cả những từ sáo mòn có liên quan đến kỹ năng mềm đều tẻ nhạt như nhau hoặc là không nên viết chúng trong hồ sơ xin việc.”
Theo bà Liu thì các ứng viên có thể nêu ra thế mạnh của mình mà không cần phải dùng những từ ngữ chuyên môn. Nếu bạn làm được điều này thì nó có nghĩa là bạn có thêm điểm cộng bởi vì những nhà tuyển dụng nghe được tiếng nói thật sự của ứng viên.
Bà đưa ra ví dụ:
Thích lập mật mã và phá phách mọi thứ từ khi tôi 9 tuổi. Thích tìm ra nguyên tắc hoạt động của mọi vật và rất tự hào với những gì mình tạo ra được. Hiện tại thích xây dựng các ứng dụng cho trang web, nhất là những ứng dụng có tham vọng lớn.
Hãy cụ thể ‘Đa dạng’, ông Erin Berkery-Rovner, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, nói, ‘là tính từ vô dụng nhất trong một hồ sơ xin việc. Nó không cho biết được thêm điều gì mới về danh từ mà nó bổ nghĩa.’
“Trong tất cả các ví dụ mà tôi có thể nghĩ tới thì từ này thay cho chữ ‘khác nhau’. Các ứng viên dùng từ này để mô tả những dự án mà họ đã từng làm việc hoặc những công việc mà họ đã trải qua.
Hãy bỏ nó đi, bà khuyên. “Hoặc là cho tôi biết bạn đã làm bao nhiêu dự án hay đó là những dự án gì. Nhưng nếu bạn nói với tôi bạn có nhiều dự án khác nhau thì bạn nên dùng thêm nhiều tính từ nữa để mô tả.”
Tương tự, tránh dùng tính từ ‘rất’, Jim Broiles khuyên. “Từ này nên tránh tuyệt đối trong hồ sơ xin việc hay bất cứ văn bản giao tiếp nghề nghiệp nào. Nói không đem lại thêm ý nghĩa gì cho câu văn mà chỉ cho thấy xu hướng thích khoa trương mà thôi.
Kiêu ngạo Mặc dù nêu những thế mạnh của bản thân là điều quan trọng, một số từ ngữ sẽ cho người ta cảm giác bạn quá kiêu căng. Trong số này có những từ như: có viễn kiến, chuyên gia, nhân tố thay đổi...
Chẳng hạn như từ ‘có viễn kiến’. “Từ này muốn nói lên điều gì,” Broiles nói, “Tính từ này thể hiện sự kiêu ngạo đến ngờ nghệch.”
Hãy thực tế “Những người giải quyết được công việc,” Ned Horvath viết, “lại là người mà tôi thường thấy trong hồ sơ của những người lớn tuổi với kiểu viết như là ‘các kỹ năng của tôi đã lỗi thời nhưng tôi đã nhìn thấy rất nhiều thứ và nhìn chung có thể vẫn đóng góp được’... Chưa bao giờ có nhiều trang web giúp bạn nâng cao kiến thức của mình trên mạng một cách miễn phí như bây giờ và đâu đâu cũng có những nhóm giúp đỡ lẫn nhau. Hãy bám vào hiện thực và hãy cho thấy khả năng giải quyết công việc của bạn từ những câu chuyện mà bạn nêu ra trong hồ sơ xin việc.”
Theo BBC