logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 28/05/2015 lúc 06:38:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Thính giả Trúc Bùi hỏi như sau:

“Thưa Bác sĩ,

Tôi bị chứng nóng bao tử.

Bác sĩ chẩn đoán tôi bị thừa axít, cho toa omeprazole. Tôi đã uống thuốc này 8 tháng. Hiện giờ vẫn còn nóng bao tử, và lại

thêm tay chân dường như muốn co rút.

Xin hỏi Bác sĩ tay chân co rút có phải là phản ứng phụ của omeprazol không, và xin Bác sĩ cho ý kiến cách điều trị bệnh tình

của tôi.

Xin cảm ơn Bác sĩ"


Tải để nghe hỏi đáp Y học: Chứng 'nóng bao tử' và omeprazole
http://av.voanews.com/cl...ffc47ec37f2_original.mp3


Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

"Nóng bao tử" (dạ dày), hay khó chịu, xót bao tử chỉ là một kết luận lâm sàng không chính xác lắm. Thường chúng ta chia phần

bụng thành bốn phần, trong tiếng Anh gọi là quadrant (phần tư): bên trái trên (Left Upper Quadrant, LUQ ), dưới (Left Lower

Quadrant, LLQ) và bên phải trên (RUQ), dưới (RLQ). Thường nếu chúng ta thấy đau, xót, nóng, rát, khó chịu bên phần tư trên

bên trái, chúng ta nghi nguyên nhân ở bao tử, tuy nhiên, bao tử thường gây triệu chứng ở thượng vị (epigastrium)(phần dưới

xương ức/sternum), hay có thể làm cho chúng ta thấy đau phía sau lưng (trường hợp này, gọi là "đau chuyển dịch", "referred

pain", bộ phận gây ra nằm nơi này nhưng cảm giác đau lại ở chỗ khác, do tổ chức các dây thần kinh phụ trách cảm nhận hiện

tượng đau đó). Ngược lại, "nóng" hay khó chịu vùng bao tử cũng có thể do nguyên nhân ngoài bao tử.

Một trong những triệu chứng có thể gây nhầm lẫn định bệnh quan trọng là tưởng lầm đau bao tử trong lúc bệnh nhân bị cơn

đau tim (heart attack).

Từ "thừa axít"(hyperchlorhydria: quá nhiều acid chloridric, HCl) nay ít được dùng trong y khoa Mỹ, và thường người ta dùng từ

"dyspepsia" (ICD 536.8), cũng là một từ chung chung để mô tả bệnh "khó tiêu"(dys=khó khăn, pepsia tiêu hoá). Sau khi khám

bệnh và xét nghiệm nếu cần bác sĩ sẽ đi đến kết luận chẩn đoán chính xác hơn. Hai bệnh thường gặp là viêm hay loét bao tử

(gastritis and gastric ulcer) hay đầu ruột non (duodenum) do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra và tràn dịch bao tử lên thực

quản (gastroesophageal reflux disease, GERD).

Trào ngược thực quản và nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là hai bệnh khác nhau, mặc dù cùng có thể xảy ra trong bao tử,

và tác động qua lại với nhau.

Bệnh trào ngược từ bao tử lên thực quản (gastroesophageal reflux disease, GERD) là do chất dịch tiết trong bao tử, có tánh

acid, đi ngược lên trên thực quản, gây ra triệu chứng như rát, đau, buốt trong lồng ngực (heartburn), ợ chua do thức ăn chạy

ngược đến miệng (regurgitation). Do acid rất mạnh tấn công lên trên niêm mạc lót trong thực quản, thực quản có thể bị viêm

mãn tính (reflux esophagitis), làm thẹo, làm thay đổi các tế bào thực quản (dị sản, metaplasia) và có thể về lâu dài gây ra ung

thư (esophageal adenocarcinoma). Acid đi ngược đến thanh quản, khí quản, cuống phổi, cũng có thể gây ra những triệu

chứng như ho mãn tính, khan tiếng, viêm thanh quản, đau họng mãn tính (chronic laryngitis), suyễn; những triệu chứng này có

thể làm bác sĩ định bệnh sai lạc và chữa trị không hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh trào dịch không tỷ lệ thuận với triệu chứng, có

nghĩa là có thể trào dịch nhẹ mà triệu chứng nặng, và ngược lại.

Bệnh GERD tùy theo nhiều yếu tố như tình trạng co thắt của cơ tròn giữa thực quản và bao tử (gastroesophageal sphincter),

khả năng thực quản dùng nhu động để đẩy dịch bao tử xuống, khả năng tiết nước miếng để trung hoà acid trong thực quản,

khả năng bao tử sản xuất ra acid, khả năng đẩy thức ăn qua ruột nhanh hay chậm, cho nên chữa thuốc có thể thành công nhiều

hoặc ít, tái lại hay không.

Thường bác sĩ khuyên thay đổi nếp sống như:
1. Tránh đồ ăn chua (chanh, thơm/dứa), ăn lượng thức ăn ít hơn (để bao tử đừng quá căng), những thức gây trào dịch: mỡ,

chocolate, peppermint, rượu, hút thuốc lá.
2. Không ăn uống 3 giờ trước khi đi ngủ.
3. Kê đầu giường lên cao 15 cm để thức ăn trong bao tử khó đi ngược lại.
4. Cố gắng sụt cân nếu quá mập.
5. Uống thuốc chống acit như Maalox, Calcium carbonate (Tums).

Omeprazole, thuốc mà vị thính giả uống, phần chính là có tác dụng giảm chất acit trong bao tử bằng cách ức chế các tế bào

sản xuất acid HCl (proton pump inhibitor), do đó làm giảm các triệu chứng khó chịu do axit gây ra.

Chỉ định chính của dùng omeprazole:

a) Ngắn hạn (4-8 tuần)
i. Để chữa bệnh tràn dịch bao tử-thực quản,
ii. Viêm loét thực quản,
iii. Và chữa bệnh loét bao tử hay loét đầu ruột non do H. pylori, kết hợp với 2 - 3 thuốc khác như amoxicillin, clarithromycin,

Pepto Bismol.

b) Dài hạn: trong những trường hợp đặc biệt, hiếm do một điều kiện được định bệnh rõ rệt: như hội chứng Zollinger-Ellison

trong đó bướu gastrinoma trong tuỳ tạng (pancreas) hay trong bao tử, ruột sản xuất chất gastrin kích thích các tế bào sản xuất

quá nhiều acid trong bao tử, làm loét bao tử, thực quản, ruột non.

Tràn dịch bao tử lên thực quản (GERD): Với liều thấp trong 2-4 tuần (ví dụ omeprazole [Prilosec] có bán tự do không cần toa,

20mg/ ngày 30 phút trước bữa ăn), chừng 80% bệnh nhân sẽ giảm triệu chứng nhiều hoặc hết hẳn. Tuy nhiên, 20% còn lại

cần liều cao hơn (ví dụ omeprazole 20mg x 2 lần/ ngày), một số ít cần uống thuốc giảm acid liên tục hoặc từng đợt 2-4 tuần rồi

nghỉ và uống lại khi cần. Một số trường hợp không đáp ứng với thuốc uống cần được bác sĩ đường ruột theo dõi, nội soi nếu

cần. Triệu chứng có thể do một chứng bệnh khác nhưng không phải do tràn dịch, hoặc do cơn đau trở thành một biểu hiệu

của bệnh tâm lý (nội soi không thấy dấu hiệu trào dịch, đo acid liên tục (ambulatory pH monitoring) trong thực quản >bình

thường).

Tương quan giữa H. pylori và bệnh trào dịch thực quản phức tạp, chưa được hiểu. Một mặt, H. pylori gây viêm bao tử ở

fundus làm các tế bào sản xuất acid teo lại, làm giảm triệu chứng trào dịch thực quản. Trong một số khảo cứu, người ta thấy

sau khi trị dứt H. pylori, triệu chứng trào dịch nặng thêm. Tuy nhiên H. pylori gây ra viêm bao tử (gastritis) và có thể dẫn đến

ung thư bao tử. 60-90% ung thư bao tử do H. pylori gây ra. Đa số bs đồng ý là phải chữa diệt trừ H. pylori nếu bệnh nhân phải

uống thuốc proton inhibitor lâu dài.

Về chứng co rút tay chân, tuỳ theo "co rút" như thế nào mới có thể bàn đến nguyên nhân. Trên lý thuyết, dùng omeprazole lâu

có thể làm mức magnesium, calcium, kali, đường trong máu giảm xuống, làm đau nhức bắp thịt, bắp thịt co rút ("cramps"),

yếu, tê tay chân.

Chúc bệnh nhân may mắn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.084 giây.